TienPhongBank xong bước cuối tái cơ cấu
Vốn điều lệ của TienPhong Bank bất ngờ tăng mạnh từ 3.000 tỷ đòng lên tới 5.550 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) vừa thông báo tăng mạnh vốn điều lệ và là bước cuối của quá trình tự tái cơ cấu.
Theo phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, TienPhongBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 17/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 8331/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận cho TienPhongBank tăng vốn điều lệ theo phương án đã đệ trình.
Mức tăng mạnh nói trên là bất ngờ, khi trước đó ngân hàng này dự tính sẽ tăng lên mức 4.000 tỷ đồng vào cuối năm nay, sau khi tập đoàn DOJI và người liên quan đầu tư năm 20% cổ phần và tham gia tái cơ cấu.
Trong thông cáo phát đi sáng nay, TienPhongBank cho biết các cổ đông hiện đã nộp đủ tiền và sẽ hoàn tất đợt tăng vốn này trước 31/12/2012.
“Nhà đầu tư và danh sách nhà đầu tư tăng vốn được đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa chọn, đảm bảo là các cổ đông có tiềm lực tài chính mạnh, mong muốn gắn bó với ngân hàng”, thông cáo cho biết thêm.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TienPhongBank cho biết: “Mặc dù tái cơ cấu và hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngân hàng đã kinh doanh ổn định và có lãi. Cổ đông ngân hàng đã tin tưởng và đồng thuận tăng vốn giúp TienPhong Bank có nguồn lực vững chắc để phát triển”.
Đợt tăng vốn này là bước cuối cùng để khẳng định đề án tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của TienPhongBank, khởi động từ sau đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 4/2012, mà theo thông cáo là “đã thành công toàn diện”.
Cụ thể, ngân hàng này cho biết đã hoàn tất việc cải tổ cơ cấu tổ chức, thu hút được nhiều nhân tài nắm giữ các vị trí chủ chốt, đã áp dụng cơ chế quản trị điều hành hiện đại, với hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế.
Các chỉ số hoạt động 6 tháng cuối năm 2012 của TienPhongBank đều được cải thiện, huy động vốn tăng 28% so với đầu năm, nợ xấu đã giảm xuống ở mức dưới 5%; đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có thể đạt trên 15% - khá cao so với mức tăng trưởng khoảng 5% của cả ngành ngân hàng.
Theo phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, TienPhongBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 17/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 8331/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận cho TienPhongBank tăng vốn điều lệ theo phương án đã đệ trình.
Mức tăng mạnh nói trên là bất ngờ, khi trước đó ngân hàng này dự tính sẽ tăng lên mức 4.000 tỷ đồng vào cuối năm nay, sau khi tập đoàn DOJI và người liên quan đầu tư năm 20% cổ phần và tham gia tái cơ cấu.
Trong thông cáo phát đi sáng nay, TienPhongBank cho biết các cổ đông hiện đã nộp đủ tiền và sẽ hoàn tất đợt tăng vốn này trước 31/12/2012.
“Nhà đầu tư và danh sách nhà đầu tư tăng vốn được đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa chọn, đảm bảo là các cổ đông có tiềm lực tài chính mạnh, mong muốn gắn bó với ngân hàng”, thông cáo cho biết thêm.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TienPhongBank cho biết: “Mặc dù tái cơ cấu và hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngân hàng đã kinh doanh ổn định và có lãi. Cổ đông ngân hàng đã tin tưởng và đồng thuận tăng vốn giúp TienPhong Bank có nguồn lực vững chắc để phát triển”.
Đợt tăng vốn này là bước cuối cùng để khẳng định đề án tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của TienPhongBank, khởi động từ sau đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 4/2012, mà theo thông cáo là “đã thành công toàn diện”.
Cụ thể, ngân hàng này cho biết đã hoàn tất việc cải tổ cơ cấu tổ chức, thu hút được nhiều nhân tài nắm giữ các vị trí chủ chốt, đã áp dụng cơ chế quản trị điều hành hiện đại, với hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế.
Các chỉ số hoạt động 6 tháng cuối năm 2012 của TienPhongBank đều được cải thiện, huy động vốn tăng 28% so với đầu năm, nợ xấu đã giảm xuống ở mức dưới 5%; đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có thể đạt trên 15% - khá cao so với mức tăng trưởng khoảng 5% của cả ngành ngân hàng.