Tìm chiến lược mới cho giải ngân vốn công
Nguyên nhân dễ nhận ra nhất khiến giải ngân vốn ngân sách chậm là do công tác giải phóng mặt bằng quá chậm
Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 11 ước tính bằng 83,2% dự toán cả năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 74,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản là 73,3%). Như vậy năm 2007 sẽ khó giải ngân được nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo đúng kế hoạch.
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án đầu tư, từ vốn tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ..., chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Như vậy, nếu chậm giải ngân các nguồn vốn này sẽ dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản và tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành, khu vực khác trong nền kinh tế trong năm 2007 và những năm sau đó.
Nhiều tiền nhưng "tiêu không hết"
Khối lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 11 ước tính đạt 9,85 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn do Trung ương quản lý 2,16 nghìn tỷ đồng, bằng 6,1%; địa phương quản lý 7,69 nghìn tỷ đồng, bằng 12,8%. Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước tính thực hiện 86,76 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch năm, trong đó trung ương quản lý 29,58 nghìn tỷ đồng; địa phương quản lý 57,18 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành Trung ương đạt thấp. Điều này ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn ngành kinh tế. Ngành nông nghiệp và giao thông vận tải được bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất nhưng lại giải ngân chậm nhất trong năm 2007.
Tính đến hết tháng 11/2007 Bộ Giao thông Vận tải mới thực hiện được 3,52 nghìn tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch năm. Như vậy còn 1 tháng nữa là hết năm, có cố gắng ngành cũng chỉ đạt hơn 50% kế hoạch của cả năm.
Ngành nông nghiệp được giao kế hoạch giải ngân trong năm 2007 là 5.400 tỷ đồng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, trong đó xây dựng cơ bản thuỷ lợi là 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm này khối lượng xây dựng mới đạt 81,5% kế hoạch (tính cả Bộ Thủy sản cũ). Riêng các dự án ODA do 5 nhóm ngân hàng phát triển hỗ trợ cho Việt Nam 13 dự án có tổng trị giá trên 800 triệu USD, nhưng đến nay cũng chỉ mới giải ngân được hơn 113 triệu USD. Trong đó giá trị khối lượng các công trình thủy lợi sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đến nay mới chỉ thực hiện được 1.065 tỷ đ, đạt 23%.
Bộ Xây dựng thực hiện được 128,9 tỷ đ, bằng 85,3% kế hoạch, Bộ Y tế 920,1 tỷ đ, bằng 86,4% kế hoạch...
Riêng vốn ngân sách do địa phương quản lý đã có một số địa phương thực hiện vượt kế hoạch năm như: Ninh Thuận đạt 120,8%, Trà Vinh 119,7%, Thừa Thiên-Huế 110,1%, Bình Dương 109,7%, Đà Nẵng 109,1%, Lai Châu 107,7%, An Giang 104%; Thái Bình 102,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 100,1%.
Tính đến cuối tháng 9/2007 vốn trái phiếu Chính phủ của cả nước mới giải ngân được 26,8% so với kế hoạch năm, trong đó: Bộ giao thông vận tải đạt 27,6%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 28%, các địa phương đạt 27,3%. Tính đến hết tháng 10/2007, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện 4.037 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ (bằng 64,2% kế hoạch) và giải ngân được 3.197,4 tỷ đồng (đạt 50,8% kế hoạch). Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết tháng 10/2007 đã thực hiện 1461,2 tỷ đồng và giải ngân được 963,9 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ.
Nhiều địa phương có khối lượng thực hiện và giải ngân vốn thấp như Lào Cai thực hiện 5,3% (giải ngân 7,8%), Tây Ninh thực hiện 5% (giải ngân 4,2%)...
Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân dễ nhận ra nhất là do công tác giải phóng mặt bằng quá chậm khiến cho công trình không thể tiến hành kịp tiến độ như kế hoạch. Về chính sách, nhiều quy định về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn nằm chờ hướng dẫn nên gây vướng mắc khi triển khai từng dự án, thủ tục xây dựng cơ bản rườm rà.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng chính sách đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay thiếu đồng bộ, muốn xây dựng một công trình nhà đầu tư cần phải thực hiện quá nhiều thủ tục, đôi khi không cần thiết. Theo thống kê, chỉ trong vòng 1 năm (từ tháng 9/2006 đến 9/2007) có 4 Nghị định, 14 Thông tư về quản lý đầu tư công được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung... Sự thay đổi liên tục các chính sách quy định này đã khiến cho các nhà đầu tư phải chạy theo, tốn nhiều thời gian.
Một nguyên nhân nữa là phần lớn các chủ đầu tư năng lực hạn chế, nhất là năng lực về vốn. Bên cạnh đó giá cả tăng mạnh trong thời gian qua nên các đơn vị thi công gặp khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan đến là bộ ngành, địa phương khi bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2007 cả nước có 142 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư nhưng vẫn được cấp vốn với tổng số vốn hơn 1.863 tỷ đồng. Chính việc này đã khiến cho việc giải ngân chậm lại vì thiếu thủ tục pháp lý đầu tư ngay từ khi triển khai dự án. Điều này dẫn đến tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ thủ tục tạo nên vòng luẩn quẩn.
Trên thực tế đang xảy ra mâu thuẫn, trong khi vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ theo kế hoạch còn lớn so với tiến độ thực hiện nhưng vẫn thiếu vốn cho các chủ đầu tư thực hiện dự án. Hiện các nhà thầu đều hoạt động bằng vốn vay, trong khi đó số dư nợ lớn nên các ngân hàng tập trung thu nợ và cho vay nhỏ giọt nên các chủ nhà thầu vẫn thiếu vốn hoạt động.
Có thể khẳng định năm 2007 sẽ không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản do khối lượng giải ngân vốn vẫn còn rất lớn, nhất là nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ. Việc giải ngân chậm gây lãng phí về vốn, thời gian và cơ hội đầu tư. Ngoài ra còn làm tăng số chi chuyển nguồn sang năm sau trong khi lãi từ các khoản đi vay ngày một gia tăng và ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.
Để tránh lặp lại tình trạng giải ngân chậm, trong năm 2008 tới Chính phủ cần xem xét lại việc phân bổ vốn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải như hiện nay. Vốn đầu tư phát triển nên huy động từ nhiều nguồn để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Điều quan trọng nhất là phải thay đổi, giảm bớt thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng cơ chế đấu thầu để thu hút các nhà thầu nước ngoài...
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án đầu tư, từ vốn tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ..., chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Như vậy, nếu chậm giải ngân các nguồn vốn này sẽ dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản và tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành, khu vực khác trong nền kinh tế trong năm 2007 và những năm sau đó.
Nhiều tiền nhưng "tiêu không hết"
Khối lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 11 ước tính đạt 9,85 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn do Trung ương quản lý 2,16 nghìn tỷ đồng, bằng 6,1%; địa phương quản lý 7,69 nghìn tỷ đồng, bằng 12,8%. Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước tính thực hiện 86,76 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch năm, trong đó trung ương quản lý 29,58 nghìn tỷ đồng; địa phương quản lý 57,18 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành Trung ương đạt thấp. Điều này ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn ngành kinh tế. Ngành nông nghiệp và giao thông vận tải được bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất nhưng lại giải ngân chậm nhất trong năm 2007.
Tính đến hết tháng 11/2007 Bộ Giao thông Vận tải mới thực hiện được 3,52 nghìn tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch năm. Như vậy còn 1 tháng nữa là hết năm, có cố gắng ngành cũng chỉ đạt hơn 50% kế hoạch của cả năm.
Ngành nông nghiệp được giao kế hoạch giải ngân trong năm 2007 là 5.400 tỷ đồng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, trong đó xây dựng cơ bản thuỷ lợi là 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm này khối lượng xây dựng mới đạt 81,5% kế hoạch (tính cả Bộ Thủy sản cũ). Riêng các dự án ODA do 5 nhóm ngân hàng phát triển hỗ trợ cho Việt Nam 13 dự án có tổng trị giá trên 800 triệu USD, nhưng đến nay cũng chỉ mới giải ngân được hơn 113 triệu USD. Trong đó giá trị khối lượng các công trình thủy lợi sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đến nay mới chỉ thực hiện được 1.065 tỷ đ, đạt 23%.
Bộ Xây dựng thực hiện được 128,9 tỷ đ, bằng 85,3% kế hoạch, Bộ Y tế 920,1 tỷ đ, bằng 86,4% kế hoạch...
Riêng vốn ngân sách do địa phương quản lý đã có một số địa phương thực hiện vượt kế hoạch năm như: Ninh Thuận đạt 120,8%, Trà Vinh 119,7%, Thừa Thiên-Huế 110,1%, Bình Dương 109,7%, Đà Nẵng 109,1%, Lai Châu 107,7%, An Giang 104%; Thái Bình 102,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 100,1%.
Tính đến cuối tháng 9/2007 vốn trái phiếu Chính phủ của cả nước mới giải ngân được 26,8% so với kế hoạch năm, trong đó: Bộ giao thông vận tải đạt 27,6%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 28%, các địa phương đạt 27,3%. Tính đến hết tháng 10/2007, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện 4.037 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ (bằng 64,2% kế hoạch) và giải ngân được 3.197,4 tỷ đồng (đạt 50,8% kế hoạch). Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết tháng 10/2007 đã thực hiện 1461,2 tỷ đồng và giải ngân được 963,9 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ.
Nhiều địa phương có khối lượng thực hiện và giải ngân vốn thấp như Lào Cai thực hiện 5,3% (giải ngân 7,8%), Tây Ninh thực hiện 5% (giải ngân 4,2%)...
Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân dễ nhận ra nhất là do công tác giải phóng mặt bằng quá chậm khiến cho công trình không thể tiến hành kịp tiến độ như kế hoạch. Về chính sách, nhiều quy định về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn nằm chờ hướng dẫn nên gây vướng mắc khi triển khai từng dự án, thủ tục xây dựng cơ bản rườm rà.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng chính sách đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay thiếu đồng bộ, muốn xây dựng một công trình nhà đầu tư cần phải thực hiện quá nhiều thủ tục, đôi khi không cần thiết. Theo thống kê, chỉ trong vòng 1 năm (từ tháng 9/2006 đến 9/2007) có 4 Nghị định, 14 Thông tư về quản lý đầu tư công được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung... Sự thay đổi liên tục các chính sách quy định này đã khiến cho các nhà đầu tư phải chạy theo, tốn nhiều thời gian.
Một nguyên nhân nữa là phần lớn các chủ đầu tư năng lực hạn chế, nhất là năng lực về vốn. Bên cạnh đó giá cả tăng mạnh trong thời gian qua nên các đơn vị thi công gặp khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan đến là bộ ngành, địa phương khi bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2007 cả nước có 142 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư nhưng vẫn được cấp vốn với tổng số vốn hơn 1.863 tỷ đồng. Chính việc này đã khiến cho việc giải ngân chậm lại vì thiếu thủ tục pháp lý đầu tư ngay từ khi triển khai dự án. Điều này dẫn đến tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ thủ tục tạo nên vòng luẩn quẩn.
Trên thực tế đang xảy ra mâu thuẫn, trong khi vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ theo kế hoạch còn lớn so với tiến độ thực hiện nhưng vẫn thiếu vốn cho các chủ đầu tư thực hiện dự án. Hiện các nhà thầu đều hoạt động bằng vốn vay, trong khi đó số dư nợ lớn nên các ngân hàng tập trung thu nợ và cho vay nhỏ giọt nên các chủ nhà thầu vẫn thiếu vốn hoạt động.
Có thể khẳng định năm 2007 sẽ không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản do khối lượng giải ngân vốn vẫn còn rất lớn, nhất là nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ. Việc giải ngân chậm gây lãng phí về vốn, thời gian và cơ hội đầu tư. Ngoài ra còn làm tăng số chi chuyển nguồn sang năm sau trong khi lãi từ các khoản đi vay ngày một gia tăng và ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.
Để tránh lặp lại tình trạng giải ngân chậm, trong năm 2008 tới Chính phủ cần xem xét lại việc phân bổ vốn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải như hiện nay. Vốn đầu tư phát triển nên huy động từ nhiều nguồn để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Điều quan trọng nhất là phải thay đổi, giảm bớt thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng cơ chế đấu thầu để thu hút các nhà thầu nước ngoài...