Tìm hướng đi cho chợ OTC
Dù ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng sức sống mãnh liệt của những chợ cổ phiếu OTC tự phát là không thể phủ nhận được
Dù ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng sức sống mãnh liệt của những chợ cổ phiếu OTC tự phát là không thể phủ nhận được.
Trong khi đó, một sàn giao dịch chính thức cho OTC tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - dự kiến tháng 6/2009 sẽ đi vào hoạt động - lại không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp cũng như giới đầu tư.
Làm thế nào để quản lý những giao dịch OTC, đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho thị trường? Đó là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý thị trường.
Tại các sàn giao dịch OTC hiện nay, bên cạnh tính ưu việt như: phương thức giao dịch linh hoạt, thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn, như việc người tham gia không kiểm chứng được thông tin, và cuộc chơi chỉ dựa trên niềm tin là chính.
Giao dịch OTC tại công ty chứng khoán
Trước nhu cầu gia tăng đột biến, gần đây, một số công ty chứng khoán đã tỏ ra khá mạnh dạn trong việc phát triển dịch vụ OTC.
So với các phòng môi giới OTC ở phần nhiều các công ty chứng khoán (chủ yếu chuyên làm dịch vụ quản lý sổ cổ đông cho các công ty đại chúng), một số công ty chứng khoán khác đã tổ chức thành sàn giao dịch OTC ngay tại trụ sở với đầy đủ trang thiết bị cần có như bảng điện tử, lệnh mua lệnh bán....
Gần đây nhất, Công ty Chứng khoán Phố Wall đã công bố khai trương sàn giao dịch OTC nhằm giúp cho người mua và người bán có thể tìm đến nhau một cách nhanh chóng hơn, qua đó, khắc phục việc rủi ro trong thanh toán khi các đầu tư thực hiện mua bán không qua tổ chức trung gian chuyên nghiệp.
Đối với việc tổ chức giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết như thế này, trước đó, Ủy ban Chứng khoán đã có công văn yêu cầu một công ty chứng khoán phải tạm dừng.
Lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Chứng khoán cũng khẳng định, trong Luật Chứng khoán có quy định, chỉ có Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán được mở thị trường giao dịch. Do đó, việc mở sàn giao dịch OTC của các công ty chứng khoán là không đúng pháp lý.
“Chúng tôi sẽ có yêu cầu báo cáo và có kiểm tra, chắc chắn phải chấn chỉnh theo đúng khuôn khổ pháp lý. Vì bất kỳ một giao dịch nào mà không có báo cáo, không có giám sát, không có tiêu chí luật pháp điều chỉnh, không có cơ quan quản lý thì sẽ dẫn tới rủi ro”, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Ông Bằng cũng cho rằng, mặc dù việc giao dịch cổ phiếu OTC qua công ty chứng khoán có thể khiến nhà đầu tư thích hơn nhưng nếu không có quy định cụ thể sẽ dẫn đến hậu quả, chẳng hạn như chuyện làm giá... Rủi ro này không chỉ đến với nhà đầu tư mà còn đối với cả công ty chứng khoán.
Nhu cầu giao dịch OTC là có thực và các chuyên gia chứng khoán cho rằng, khi xây dựng văn bản quy định cấm các công ty chứng khoán tổ chức thị trường OTC, các nhà làm luật cũng chưa lường hết được diễn biến thực tế hiện nay. Từ chuyện quản lý đến chuyện tổ chức giao dịch không cách nhau xa và dần dần nó hình thành thị trường.
Giải pháp UpCOM
Nguồn hàng được xem là tiềm năng nhất cho thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) hiện nay là các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tự do mà công ty chứng khóan đang quản lý sổ cổ đông.
Bên cạnh đó phải kể đến một nguồn hàng cũng không kém phần dồi dào, đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.
Hiện nay, để hỗ trợ cho việc tạo hàng cho UpCOM, sắp tới Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo danh sách các công ty cổ phần đang ủy quyền quản lý sổ cổ đông.
Tuy nhiên, với những quy định khá chặt chẽ và những điều kiện giao dịch không khác mấy so với thị trường niêm yết, hàng hóa cho thị trường UpCOM tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ khó dồi dào ngay từ đầu và như vậy UpCOM cũng sẽ khó đạt được kỳ vọng ban đầu là thu hẹp thị trường OTC, bởi không những nhiều doanh nghiệp sẽ ngại tham gia mà sẽ còn có một số không ít doanh nghiệp khác không đủ điều kiện để tham gia được.
Vậy nếu doanh nghiệp đủ điều kiện có bắt buộc phải vào UpCOM?
Đại diện Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Phát triển thị trường, cho rằng có thể bắt buộc các doanh nghiệp vào UpCOM được bởi Luật Chứng khoán đã quy định các công ty cổ phần phải đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán.
Và Bộ Tài chính cũng quy định là, trong vòng 6 tháng phải đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký và khi đã đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký thì cổ phiếu đó không thể giao dịch tại sàn OTC được vì mọi chuyển nhượng quyền sở hữu đều phải thực hiện qua Trung tâm Lưu ký.
Khi đã lưu ký như vậy không thể có chuyện mua phải cổ phiếu giả, hoặc cổ phiếu khống được, và càng không thể mua bán cổ phiếu mà chưa phát hành được. Mọi giao dịch đều phải thông qua tài khoản.
Ngay cả khi thị trường UpCOM được vận hành thì các chuyên gia chứng khoán khẳng định rằng cũng không thể xóa hết được những chợ giao dịch cổ phiếu hiện nay.
Bởi lẽ, hiện nay khá đông các công ty cổ phần đại chúng dù chưa tham gia niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch vào UpCOM (có thể do chưa muốn hoặc chưa đủ điều kiện) nhưng đều có nhu cầu về ủy thác, quản lý sổ cổ đông tại công ty chứng khoán và khi có nhu cầu mua bán thì đều nhờ công ty chứng khoán chuyển quyền sở hữu.
Khi UpCOM chưa thể gom hết được 1.000 công ty đại chúng vào ngay được, cho dù năng lực hệ thống hoàn toàn đáp ứng và nhu cầu thực tế công ty là hoàn toàn có thực, thì hiện nay, Ủy ban Chứng khoán lại tiếp tục nghiên cứu một đề án về tổ chức thị trường dưới chuẩn UpCOM.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán giải thích rằng, thực tế vẫn có một bộ phận không nhỏ các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, nhưng họ không phải không có nhu cầu giao dịch.
Chẳng hạn, vốn của một công ty A là 200 tỷ đồng, nhưng họ chỉ có 90 cổ đông, họ có nhu cầu giao dịch thì cũng phải có chỗ để chuyển nhượng, ngoại trừ những ràng buộc khác như cổ đông sáng lập.
Chưa biết cơ quan quản lý sẽ định hướng UpCOM dưới chuẩn sắp tới như thế nào, nhưng có một điều không thể khác được là nếu tổ chức thị trường không linh hoạt, cơ chế giao dịch không hấp dẫn thì không chỉ doanh nghiệp mà cả giới đầu tư dù có muốn tham gia cũng sẽ rất ngại ngần.
Trong khi đó, một sàn giao dịch chính thức cho OTC tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - dự kiến tháng 6/2009 sẽ đi vào hoạt động - lại không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp cũng như giới đầu tư.
Làm thế nào để quản lý những giao dịch OTC, đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho thị trường? Đó là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý thị trường.
Tại các sàn giao dịch OTC hiện nay, bên cạnh tính ưu việt như: phương thức giao dịch linh hoạt, thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn, như việc người tham gia không kiểm chứng được thông tin, và cuộc chơi chỉ dựa trên niềm tin là chính.
Giao dịch OTC tại công ty chứng khoán
Trước nhu cầu gia tăng đột biến, gần đây, một số công ty chứng khoán đã tỏ ra khá mạnh dạn trong việc phát triển dịch vụ OTC.
So với các phòng môi giới OTC ở phần nhiều các công ty chứng khoán (chủ yếu chuyên làm dịch vụ quản lý sổ cổ đông cho các công ty đại chúng), một số công ty chứng khoán khác đã tổ chức thành sàn giao dịch OTC ngay tại trụ sở với đầy đủ trang thiết bị cần có như bảng điện tử, lệnh mua lệnh bán....
Gần đây nhất, Công ty Chứng khoán Phố Wall đã công bố khai trương sàn giao dịch OTC nhằm giúp cho người mua và người bán có thể tìm đến nhau một cách nhanh chóng hơn, qua đó, khắc phục việc rủi ro trong thanh toán khi các đầu tư thực hiện mua bán không qua tổ chức trung gian chuyên nghiệp.
Đối với việc tổ chức giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết như thế này, trước đó, Ủy ban Chứng khoán đã có công văn yêu cầu một công ty chứng khoán phải tạm dừng.
Lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Chứng khoán cũng khẳng định, trong Luật Chứng khoán có quy định, chỉ có Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán được mở thị trường giao dịch. Do đó, việc mở sàn giao dịch OTC của các công ty chứng khoán là không đúng pháp lý.
“Chúng tôi sẽ có yêu cầu báo cáo và có kiểm tra, chắc chắn phải chấn chỉnh theo đúng khuôn khổ pháp lý. Vì bất kỳ một giao dịch nào mà không có báo cáo, không có giám sát, không có tiêu chí luật pháp điều chỉnh, không có cơ quan quản lý thì sẽ dẫn tới rủi ro”, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Ông Bằng cũng cho rằng, mặc dù việc giao dịch cổ phiếu OTC qua công ty chứng khoán có thể khiến nhà đầu tư thích hơn nhưng nếu không có quy định cụ thể sẽ dẫn đến hậu quả, chẳng hạn như chuyện làm giá... Rủi ro này không chỉ đến với nhà đầu tư mà còn đối với cả công ty chứng khoán.
Nhu cầu giao dịch OTC là có thực và các chuyên gia chứng khoán cho rằng, khi xây dựng văn bản quy định cấm các công ty chứng khoán tổ chức thị trường OTC, các nhà làm luật cũng chưa lường hết được diễn biến thực tế hiện nay. Từ chuyện quản lý đến chuyện tổ chức giao dịch không cách nhau xa và dần dần nó hình thành thị trường.
Giải pháp UpCOM
Nguồn hàng được xem là tiềm năng nhất cho thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) hiện nay là các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tự do mà công ty chứng khóan đang quản lý sổ cổ đông.
Bên cạnh đó phải kể đến một nguồn hàng cũng không kém phần dồi dào, đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.
Hiện nay, để hỗ trợ cho việc tạo hàng cho UpCOM, sắp tới Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo danh sách các công ty cổ phần đang ủy quyền quản lý sổ cổ đông.
Tuy nhiên, với những quy định khá chặt chẽ và những điều kiện giao dịch không khác mấy so với thị trường niêm yết, hàng hóa cho thị trường UpCOM tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ khó dồi dào ngay từ đầu và như vậy UpCOM cũng sẽ khó đạt được kỳ vọng ban đầu là thu hẹp thị trường OTC, bởi không những nhiều doanh nghiệp sẽ ngại tham gia mà sẽ còn có một số không ít doanh nghiệp khác không đủ điều kiện để tham gia được.
Vậy nếu doanh nghiệp đủ điều kiện có bắt buộc phải vào UpCOM?
Đại diện Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Phát triển thị trường, cho rằng có thể bắt buộc các doanh nghiệp vào UpCOM được bởi Luật Chứng khoán đã quy định các công ty cổ phần phải đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán.
Và Bộ Tài chính cũng quy định là, trong vòng 6 tháng phải đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký và khi đã đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký thì cổ phiếu đó không thể giao dịch tại sàn OTC được vì mọi chuyển nhượng quyền sở hữu đều phải thực hiện qua Trung tâm Lưu ký.
Khi đã lưu ký như vậy không thể có chuyện mua phải cổ phiếu giả, hoặc cổ phiếu khống được, và càng không thể mua bán cổ phiếu mà chưa phát hành được. Mọi giao dịch đều phải thông qua tài khoản.
Ngay cả khi thị trường UpCOM được vận hành thì các chuyên gia chứng khoán khẳng định rằng cũng không thể xóa hết được những chợ giao dịch cổ phiếu hiện nay.
Bởi lẽ, hiện nay khá đông các công ty cổ phần đại chúng dù chưa tham gia niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch vào UpCOM (có thể do chưa muốn hoặc chưa đủ điều kiện) nhưng đều có nhu cầu về ủy thác, quản lý sổ cổ đông tại công ty chứng khoán và khi có nhu cầu mua bán thì đều nhờ công ty chứng khoán chuyển quyền sở hữu.
Khi UpCOM chưa thể gom hết được 1.000 công ty đại chúng vào ngay được, cho dù năng lực hệ thống hoàn toàn đáp ứng và nhu cầu thực tế công ty là hoàn toàn có thực, thì hiện nay, Ủy ban Chứng khoán lại tiếp tục nghiên cứu một đề án về tổ chức thị trường dưới chuẩn UpCOM.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán giải thích rằng, thực tế vẫn có một bộ phận không nhỏ các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, nhưng họ không phải không có nhu cầu giao dịch.
Chẳng hạn, vốn của một công ty A là 200 tỷ đồng, nhưng họ chỉ có 90 cổ đông, họ có nhu cầu giao dịch thì cũng phải có chỗ để chuyển nhượng, ngoại trừ những ràng buộc khác như cổ đông sáng lập.
Chưa biết cơ quan quản lý sẽ định hướng UpCOM dưới chuẩn sắp tới như thế nào, nhưng có một điều không thể khác được là nếu tổ chức thị trường không linh hoạt, cơ chế giao dịch không hấp dẫn thì không chỉ doanh nghiệp mà cả giới đầu tư dù có muốn tham gia cũng sẽ rất ngại ngần.