“Tìm mọi cách đưa nước vượt đê sông Hồng”
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói về những giải pháp “cứu” thành phố khỏi úng ngập
Trước tình hình Hà Nội ngập trong biển nước những ngày vừa qua, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - đã có cuộc trao đổi với phóng viên về những giải pháp “cứu” thành phố khỏi úng ngập.
Nhiều ý kiến cho rằng thành phố đã bị động trong công tác phòng chống mưa lớn, thưa ông?
Điều này là hoàn toàn không đúng. Trước ngày 30/10, dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia là vùng Hà Nội có mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to, rất to ở một vài nơi. Ngay khi đó, thành phố đã có phương án tới các ngành, các cấp, các đơn vị chủ động tham gia vào tiêu úng.
Tuy nhiên, trận mưa quá lớn, quá bất ngờ, vượt qua mọi dự báo và tưởng tượng.
Năng lực bơm tiêu hiện nay của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu được mức trung bình chứ chưa nói đến mức quá lớn như thế này. Cho nên ngập úng đã xảy ra rất nặng nề.
Cũng có những ý kiến về việc tại sao chúng ta đã bỏ ra lượng tiền rất lớn dành cho các dự án thoát nước nhưng mưa ngập vẫn xảy ra?
Năng lực tiêu úng của chúng ta còn thấp. Dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố dù rất tốn kém nhưng công suất tiêu úng vẫn chỉ đạt 172 mm/hai ngày.
Ngay đến như giai đoạn 2 mà chúng ta vừa bắt đầu bắt tay vào đấu thầu và khởi công với một chi phí rất lớn thì cũng chỉ đạt 360 mm/2 ngày. Như vậy, đầu tư của chúng ta rất nhiều nhưng chưa đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của đô thị phát triển.
Thành phố đã làm hết sức. Không chỉ các ngành các cấp được giao nhiệm vụ từ trước đó mà còn lực lượng bổ sung để ứng trực, giải quyết hậu quả mưa lớn.
Chúng ta cứ thử hình dung, một lượng mưa nửa mét nước trút xuống mặt bằng thành phố mà không chỉ trong nội thành mà cả ngoại thành, khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi tất cả úng ngập như vậy thì vấn đề đặt ra là tiêu đi đâu…
Vậy, thành phố sẽ có những biến pháp cấp bách nào để giải quyết nhanh chóng tình trạng úng ngập hiện nay?
Trước tiên khi mưa lớn xảy ra, theo như thông thường hệ thống tiêu của thành phố theo hai hệ thống: tiêu tự nhiên từ sông Tô Lịch ra sông Nhuệ, và tiêu theo sông Kim Ngưu đưa xuống phía Nam đến hồ Yên Sở và trạm bơm Yên Sở bơm ra ngoài.
Khi trận mưa lớn xảy ra, đồng thời với nước tràn khắp mọi nơi như thế thì hệ thống tiêu tự chảy chỉ hoạt động được trong vòng 3 - 4 tiếng, mức nước sông Nhuệ đã cao hơn mức nước thành phố nên phải đóng lại ngay. Và lúc đó, tất cả dồn vào Yên Sở.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để Yên Sở vận hành được liên tục trong thời gian vừa qua, một khó khăn lớn đã xảy ra khi nước úng ngập dồn về như vậy nên đã đe dọa ngập cả sàn máy bơm và ngập cả trạm điện.
Và lực lượng chức năng của thành phố đã phải huy động đắp bờ bao, khoanh vùng lại và dùng kể cả máy, sức người đưa nước ra để luôn luôn giữ mức nước thấp hơn mức sàn.
Như ngày hôm qua, dù đã dùng mọi biện pháp nhưng mức nước trên cốt sàn thao tác vẫn lên tới 40 cm. Đến chiều tối 2/11, mức nước đã giảm so với sàn được 10 cm và giữ an toàn tuyệt đối cho trạm bơm Yên Sở.
Công suất hiện nay của trạm bơm Yên Sở chỉ có 4 triệu m3 một ngày đêm trong khi mức sơ tính hiện nay lượng nước ngập úng là 20 triệu m3. Nếu không mưa nữa thì trạm bơm Yên Sở phải bơm 5 ngày nữa mới giải quyết được lượng nước này.
Chính vì thế tôi đã quyết định giao cho các ngành chuyên môn là tính toán trên cơ sở hệ thống thu nước, kể cả hệ thống cục bộ và hệ thống kênh tiêu cần thiết phải mở thêm một loạt trạm bơm lưu động, đặt máy bơm di động để chúng ta bơm nước vượt qua đê sông Hồng.
Việc này sẽ được tiến hành ngay lập tức. Kể cả việc bơm nước từ sông Tô Lịch quay trở lại cửa cống Liên Mạc để bơm ra sông Hồng.
Bên cạnh đó, một điều cũng rất quyết liệt là phải ngăn nước từ bên ngoài dồn vào nội thành, đặc biệt là giữ làm sao cho sông Nhuệ không bị vỡ. Cùng với đó là tiến hành khoanh vùng cục bộ, dùng các hồ tự nhiên khác để chứa nước, rút nước từ nội thành trút nước ra ngoài.
* Thiệt hại vì mưa lớn tại Hà Nội, tính đến 7h ngày 3/11: 18 người chết ( nội thành 5 người, ngoại thành 13 người). Hơn 56 nghìn ha cây vụ đông ở ngoại thành đã bị chôn chìm, 10 ha thủy sản, cây trồng khác. Hiện bên bờ sông Hồng do mưa tác động một số nhà bị sạt, đứng trước nguy cơ sập. Thiệt hại sơ tính đã lên tới vài nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của các quận, huyện, mưa to đã gây ngập hơn 18 nghìn hộ dân, riêng phường Tân Mai, quận Hoàng Mai hiện có 4.000 hộ dân sống trong tình ngập lụt. Các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Long Biên, Ứng Hoà đã phải tổ chức sơ tán 1.855 hộ dân.
Nhiều ý kiến cho rằng thành phố đã bị động trong công tác phòng chống mưa lớn, thưa ông?
Điều này là hoàn toàn không đúng. Trước ngày 30/10, dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia là vùng Hà Nội có mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to, rất to ở một vài nơi. Ngay khi đó, thành phố đã có phương án tới các ngành, các cấp, các đơn vị chủ động tham gia vào tiêu úng.
Tuy nhiên, trận mưa quá lớn, quá bất ngờ, vượt qua mọi dự báo và tưởng tượng.
Năng lực bơm tiêu hiện nay của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu được mức trung bình chứ chưa nói đến mức quá lớn như thế này. Cho nên ngập úng đã xảy ra rất nặng nề.
Cũng có những ý kiến về việc tại sao chúng ta đã bỏ ra lượng tiền rất lớn dành cho các dự án thoát nước nhưng mưa ngập vẫn xảy ra?
Năng lực tiêu úng của chúng ta còn thấp. Dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố dù rất tốn kém nhưng công suất tiêu úng vẫn chỉ đạt 172 mm/hai ngày.
Ngay đến như giai đoạn 2 mà chúng ta vừa bắt đầu bắt tay vào đấu thầu và khởi công với một chi phí rất lớn thì cũng chỉ đạt 360 mm/2 ngày. Như vậy, đầu tư của chúng ta rất nhiều nhưng chưa đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của đô thị phát triển.
Thành phố đã làm hết sức. Không chỉ các ngành các cấp được giao nhiệm vụ từ trước đó mà còn lực lượng bổ sung để ứng trực, giải quyết hậu quả mưa lớn.
Chúng ta cứ thử hình dung, một lượng mưa nửa mét nước trút xuống mặt bằng thành phố mà không chỉ trong nội thành mà cả ngoại thành, khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi tất cả úng ngập như vậy thì vấn đề đặt ra là tiêu đi đâu…
Vậy, thành phố sẽ có những biến pháp cấp bách nào để giải quyết nhanh chóng tình trạng úng ngập hiện nay?
Trước tiên khi mưa lớn xảy ra, theo như thông thường hệ thống tiêu của thành phố theo hai hệ thống: tiêu tự nhiên từ sông Tô Lịch ra sông Nhuệ, và tiêu theo sông Kim Ngưu đưa xuống phía Nam đến hồ Yên Sở và trạm bơm Yên Sở bơm ra ngoài.
Khi trận mưa lớn xảy ra, đồng thời với nước tràn khắp mọi nơi như thế thì hệ thống tiêu tự chảy chỉ hoạt động được trong vòng 3 - 4 tiếng, mức nước sông Nhuệ đã cao hơn mức nước thành phố nên phải đóng lại ngay. Và lúc đó, tất cả dồn vào Yên Sở.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để Yên Sở vận hành được liên tục trong thời gian vừa qua, một khó khăn lớn đã xảy ra khi nước úng ngập dồn về như vậy nên đã đe dọa ngập cả sàn máy bơm và ngập cả trạm điện.
Và lực lượng chức năng của thành phố đã phải huy động đắp bờ bao, khoanh vùng lại và dùng kể cả máy, sức người đưa nước ra để luôn luôn giữ mức nước thấp hơn mức sàn.
Như ngày hôm qua, dù đã dùng mọi biện pháp nhưng mức nước trên cốt sàn thao tác vẫn lên tới 40 cm. Đến chiều tối 2/11, mức nước đã giảm so với sàn được 10 cm và giữ an toàn tuyệt đối cho trạm bơm Yên Sở.
Công suất hiện nay của trạm bơm Yên Sở chỉ có 4 triệu m3 một ngày đêm trong khi mức sơ tính hiện nay lượng nước ngập úng là 20 triệu m3. Nếu không mưa nữa thì trạm bơm Yên Sở phải bơm 5 ngày nữa mới giải quyết được lượng nước này.
Chính vì thế tôi đã quyết định giao cho các ngành chuyên môn là tính toán trên cơ sở hệ thống thu nước, kể cả hệ thống cục bộ và hệ thống kênh tiêu cần thiết phải mở thêm một loạt trạm bơm lưu động, đặt máy bơm di động để chúng ta bơm nước vượt qua đê sông Hồng.
Việc này sẽ được tiến hành ngay lập tức. Kể cả việc bơm nước từ sông Tô Lịch quay trở lại cửa cống Liên Mạc để bơm ra sông Hồng.
Bên cạnh đó, một điều cũng rất quyết liệt là phải ngăn nước từ bên ngoài dồn vào nội thành, đặc biệt là giữ làm sao cho sông Nhuệ không bị vỡ. Cùng với đó là tiến hành khoanh vùng cục bộ, dùng các hồ tự nhiên khác để chứa nước, rút nước từ nội thành trút nước ra ngoài.
* Thiệt hại vì mưa lớn tại Hà Nội, tính đến 7h ngày 3/11: 18 người chết ( nội thành 5 người, ngoại thành 13 người). Hơn 56 nghìn ha cây vụ đông ở ngoại thành đã bị chôn chìm, 10 ha thủy sản, cây trồng khác. Hiện bên bờ sông Hồng do mưa tác động một số nhà bị sạt, đứng trước nguy cơ sập. Thiệt hại sơ tính đã lên tới vài nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của các quận, huyện, mưa to đã gây ngập hơn 18 nghìn hộ dân, riêng phường Tân Mai, quận Hoàng Mai hiện có 4.000 hộ dân sống trong tình ngập lụt. Các huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Long Biên, Ứng Hoà đã phải tổ chức sơ tán 1.855 hộ dân.