"Tội nghiệp" rau an toàn!
Trên thị trường, rau an toàn chịu chung mức giá như rau không an toàn hoặc mức chênh lệch không xứng với chi phí
Có thể nói, đa số các loại rau hiện nay người tiêu dùng sử dụng là chưa an toàn.
Mặc dù việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức khuyến khích và ủng hộ, và thực tế nông dân ta hoàn toàn đủ khả năng sản xuất rau an toàn, nhưng tại sao đến nay tốc độ sản xuất rau an toàn còn chậm?
Giải thích thực trạng trên, ông Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, một trong những lý do là Nhà nước ta chưa có quy hoạch dài hạn về vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. ở phía Nam, ngay như cả Tp.HCM, cũng chưa thực hiện được quy họach, chỉ có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương đầu tiên quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.
Rau an toàn và rau “không an toàn”, thế cả!
Trên thị trường, rau an toàn chịu chung mức giá như rau không an toàn hoặc mức chênh lệch không xứng với chi phí, công sức bỏ ra khiến người bán bị thiệt thòi.
Người tiêu dùng cũng có lý do của mình. Những người biết tình hình ô nhiễm trên rau tìm đến nơi bán rau an toàn. Nhưng do quản lý chưa tốt, nhiều người kinh doanh cố tình “treo đầu dê, bán thịt chó”, gây mất lòng tin khách hàng. Đây là một nguyên nhân khiến lượng người tìm cách mua rau an toàn không đông. Tại Tp.HCM, có một công ty khá nổi tiếng về sản xuất rau an toàn, nhưng mới đây, đơn vị này đã phải tạm thời đóng cửa các quầy bán rau.
Theo TS. Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Nghiên cứu kỹ thuật canh tác (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), một trong những nguyên nhân là số đông người chưa mặn mà với rau an toàn. Tuy họ không thích rau “không an toàn”, nhưng khi dùng hàng ngày vẫn thấy bình thường nên nhu cầu về rau an toàn trở nên không cần thiết. Họ dửng dưng vì chưa thật sự thấy lo lắng cho sức khỏe vì chất độc tiềm tàng chưa bộc phát.
Tháng 1/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 04/2007/ QĐ-BNN quy định về sản xuất và chứng nhận rau an toàn. Tuy vậy, theo ông Vinh, quyết định này còn vài điều “vướng mắc”. Chẳng hạn: quy định sản phẩm trước khi lưu thông phải có đơn vị giám sát, kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Nhưng với sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thì nguồn nhân lực vật lực đâu đủ để kiểm tra, giám sát?
Trong khi đó, chỉ tiêu về rau an toàn quá nhiều, ít nhất 3 ngày mới có kết quả, vì vậy không thể giữ hàng để giám định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã giao cho mỗi địa phương chỉ định cơ quan giám sát, kiểm tra rau an toàn. Đến nay các tỉnh phía Nam chưa có Trung tâm kiểm tra và có khả năng chứng nhận chất lượng rau an toàn.
Ông Huân cũng chỉ rõ sự khác nhau giữa Thái Lan và Vịệt Nam về chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở Thái Lan, chương trình “Từ trang trại đến bàn ăn” mang tính quốc gia với đầu mối là Bộ Y tế. Còn ở Việt Nam, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm lại do quá nhiều Bộ quản lý: chẳng hạn khâu trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; còn khâu bàn ăn do Bộ Y tế quản lý...
Theo ông Huân, sự phân công này làm cho ranh giới các khâu không rõ ràng, dễ dẫn đến việc "cha chung không ai khóc".
Cải tiến từ sản xuất đến tiêu thụ, quản lý
Cả 3 khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý rau an toàn đều có những hạn chế, vì vậy phải cải tiến đồng bộ 3 khâu này. Ông Huân cho rằng, cần có quy hoạch dài hạn và ổn định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Thống nhất phương pháp thử nhanh kiểm tra chất lượng rau an toàn để mọi thành phần áp dụng và tự kiểm tra, giám sát.
Ông Huân cho biết, chỉ riêng Tp.HCM có vài hợp tác xã công bố chất lượng rau an toàn, còn lại việc lập thủ tục công bố chất lượng rau an toàn khá mới mẻ với người nông dân. Vì vậy, cần đơn giản hóa thủ tục, lộ trình đăng ký sản xuất, công bố tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận.
Vấn đề tổ chức và quản lý cũng hết sức cần thiết, vì hiện nay, người nông dân hầu hết tự sản xuất, tự tiêu thụ không bị ràng buộc bởi tổ chức nào nên sản xuất, phun thuốc một cách tùy tiện.
Mặt khác, do rau an toàn phải quản lý ngay trên đồng ruộng, nên muốn quản lý phải dựa vào tổ chức, nông dân sản xuất rau phải được tổ chức thành tổ, câu lạc bộ hay hợp tác xã. Với các tổ chức này, nông dân có thể tự quản lý lẫn nhau vì hàng hoá, thương hiệu là của tập thể, một cá nhân không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến tập thể. Và mô hình hợp tác giúp giải quyết tiêu thụ.
Mặc dù việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức khuyến khích và ủng hộ, và thực tế nông dân ta hoàn toàn đủ khả năng sản xuất rau an toàn, nhưng tại sao đến nay tốc độ sản xuất rau an toàn còn chậm?
Giải thích thực trạng trên, ông Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, một trong những lý do là Nhà nước ta chưa có quy hoạch dài hạn về vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. ở phía Nam, ngay như cả Tp.HCM, cũng chưa thực hiện được quy họach, chỉ có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương đầu tiên quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.
Rau an toàn và rau “không an toàn”, thế cả!
Trên thị trường, rau an toàn chịu chung mức giá như rau không an toàn hoặc mức chênh lệch không xứng với chi phí, công sức bỏ ra khiến người bán bị thiệt thòi.
Người tiêu dùng cũng có lý do của mình. Những người biết tình hình ô nhiễm trên rau tìm đến nơi bán rau an toàn. Nhưng do quản lý chưa tốt, nhiều người kinh doanh cố tình “treo đầu dê, bán thịt chó”, gây mất lòng tin khách hàng. Đây là một nguyên nhân khiến lượng người tìm cách mua rau an toàn không đông. Tại Tp.HCM, có một công ty khá nổi tiếng về sản xuất rau an toàn, nhưng mới đây, đơn vị này đã phải tạm thời đóng cửa các quầy bán rau.
Theo TS. Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Nghiên cứu kỹ thuật canh tác (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), một trong những nguyên nhân là số đông người chưa mặn mà với rau an toàn. Tuy họ không thích rau “không an toàn”, nhưng khi dùng hàng ngày vẫn thấy bình thường nên nhu cầu về rau an toàn trở nên không cần thiết. Họ dửng dưng vì chưa thật sự thấy lo lắng cho sức khỏe vì chất độc tiềm tàng chưa bộc phát.
Tháng 1/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 04/2007/ QĐ-BNN quy định về sản xuất và chứng nhận rau an toàn. Tuy vậy, theo ông Vinh, quyết định này còn vài điều “vướng mắc”. Chẳng hạn: quy định sản phẩm trước khi lưu thông phải có đơn vị giám sát, kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Nhưng với sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thì nguồn nhân lực vật lực đâu đủ để kiểm tra, giám sát?
Trong khi đó, chỉ tiêu về rau an toàn quá nhiều, ít nhất 3 ngày mới có kết quả, vì vậy không thể giữ hàng để giám định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã giao cho mỗi địa phương chỉ định cơ quan giám sát, kiểm tra rau an toàn. Đến nay các tỉnh phía Nam chưa có Trung tâm kiểm tra và có khả năng chứng nhận chất lượng rau an toàn.
Ông Huân cũng chỉ rõ sự khác nhau giữa Thái Lan và Vịệt Nam về chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở Thái Lan, chương trình “Từ trang trại đến bàn ăn” mang tính quốc gia với đầu mối là Bộ Y tế. Còn ở Việt Nam, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm lại do quá nhiều Bộ quản lý: chẳng hạn khâu trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; còn khâu bàn ăn do Bộ Y tế quản lý...
Theo ông Huân, sự phân công này làm cho ranh giới các khâu không rõ ràng, dễ dẫn đến việc "cha chung không ai khóc".
Cải tiến từ sản xuất đến tiêu thụ, quản lý
Cả 3 khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý rau an toàn đều có những hạn chế, vì vậy phải cải tiến đồng bộ 3 khâu này. Ông Huân cho rằng, cần có quy hoạch dài hạn và ổn định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Thống nhất phương pháp thử nhanh kiểm tra chất lượng rau an toàn để mọi thành phần áp dụng và tự kiểm tra, giám sát.
Ông Huân cho biết, chỉ riêng Tp.HCM có vài hợp tác xã công bố chất lượng rau an toàn, còn lại việc lập thủ tục công bố chất lượng rau an toàn khá mới mẻ với người nông dân. Vì vậy, cần đơn giản hóa thủ tục, lộ trình đăng ký sản xuất, công bố tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận.
Vấn đề tổ chức và quản lý cũng hết sức cần thiết, vì hiện nay, người nông dân hầu hết tự sản xuất, tự tiêu thụ không bị ràng buộc bởi tổ chức nào nên sản xuất, phun thuốc một cách tùy tiện.
Mặt khác, do rau an toàn phải quản lý ngay trên đồng ruộng, nên muốn quản lý phải dựa vào tổ chức, nông dân sản xuất rau phải được tổ chức thành tổ, câu lạc bộ hay hợp tác xã. Với các tổ chức này, nông dân có thể tự quản lý lẫn nhau vì hàng hoá, thương hiệu là của tập thể, một cá nhân không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến tập thể. Và mô hình hợp tác giúp giải quyết tiêu thụ.