18:04 03/12/2012

“Tồn kho công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất”

Nguyên Hà

Doanh nghiệp làm ăn chân chính rơi vào tình trạng hụt hơi vì khó có thể đòi được nợ

Số nợ xấu mà doanh nghiệp đang nợ ngân hàng thì còn thống kê được, nhưng
 số nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn 
nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê.
Số nợ xấu mà doanh nghiệp đang nợ ngân hàng thì còn thống kê được, nhưng số nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê.
“Tồn kho” công nợ mới chính là vấn đề nan giải nhất của cộng đồng doanh nghiệp, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, doanh nhân Trần Anh Vương phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, sáng 3/12.

Sau phát biểu chung của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, ông Vương là đại diện hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được dành thời gian ở diễn đàn này.

Niềm tin “giảm sút nghiêm trọng”


Cho hay hội viên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Vương nhấn mạnh các ý kiến phát biểu dựa trên góc nhìn của các doanh nghiệp này.

Niềm tin của doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên được vị doanh nhân này đề cập, với “cảm nhận rất lớn là đã giảm sút nghiêm trọng”.

“Doanh nghiệp đang cần một niềm tin và niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất quán của chính sách. Khi đã minh bạch và nhất quán thì doanh nghiệp sẽ có định hướng rõ ràng và bền vững.

Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cần sự bền vững hơn bao giờ hết bởi sức chịu đựng của các doanh nghiệp này là rất nhỏ, nếu có sự thay đổi chính sách nhiều và độ trễ của chính sách cũng lớn thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể tồn tại”, ông Vương quan ngại.

“Tồn kho công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất” 1Kết quả khảo sát mới nhất từ gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy các năm trước đây, số doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%. Năm 2011 tình hình dù khó khăn cũng nhưng vẫn còn 47%, đến năm nay, tỷ lệ này chỉ trên 33%.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng không mấy lạc quan khi nhắc lại con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong năm 2011 và 2012 đến nay, số doanh nghiệp ngưng hoạt động, đóng cửa, giải thể đã lên tới gần 100.000, bằng 50% tổng số doanh nghiệp rời thị trường trong vòng 20 năm qua.

Đặc biệt, kết quả khảo sát mới nhất từ gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy các năm trước đây, số doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%. Năm 2011 tình hình dù khó khăn cũng nhưng vẫn còn 47%, đến năm nay, tỷ lệ này chỉ trên 33%.

“Kèm theo đó, là rủi ro tăng cao mà doanh nghiệp cảm nhận được, đặc biệt là rủi ro về mức độ ổn định của tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh”, ông Lộc nói.

Nợ đồng lần


“Rất nhiều bộ ngành nói tồn kho là vấn đề rất khó khăn của doanh nghiệp, theo quan điểm của tôi, đây chưa là vấn đề khó khăn nhất, mà phải là “tồn kho” công nợ”, doanh nhân Trần Anh Vương nhấn mạnh.

Sự lòng vòng gây nên khó khăn này, theo phân tích của ông Vương, là doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn hơn, nhà thầu lớn hơn nợ. Các nhà thầu lớn ấy lại bị chủ đầu tư, bị các nhà thầu lớn hơn nợ, đặc biệt có khoản nợ đến từ địa phương và đến từ các nguồn của Chính phủ.

Tham luận của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội cũng cho rằng, số nợ xấu mà doanh nghiệp đang nợ ngân hàng thì còn thống kê được, nhưng số nợ xấu mà doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các công trình nhà nước còn nợ doanh nghiệp thì rất khó thống kê.

“Tồn kho công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất” 2Chúng tôi mong muốn các địa phương và Chính phủ giải quyết vấn đề này, các nhà thầu lớn được trả nợ thì sẽ cứu được các doanh nghiệp nhỏ. Tôi xin nhắc lại, tồn kho không phải vấn đề lớn nhất, mà “tồn kho” công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất. Ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội

Trong khi đó, vướng mắc về pháp lý và thủ tục khiến cho các khoản nợ này ngày một phình to ra và không có cách giải quyết dứt điểm, doanh nghiệp làm ăn chân chính rơi vào tình trạng hụt hơi mà không được bảo vệ một cách thực thụ, vì khó có thể đòi được nợ thông qua việc kiện ra tòa án.

“Chúng tôi mong muốn các địa phương và Chính phủ giải quyết vấn đề này, các nhà thầu lớn được trả nợ thì sẽ cứu được các doanh nghiệp nhỏ. Tôi xin nhắc lại, tồn kho không phải vấn đề lớn nhất, mà “tồn kho” công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất”, ông Vương phát biểu.

Cũng thực sự đáng quan ngại, theo đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, là vấn đề nợ xấu ngân hàng. Bởi, bong bóng bất động sản có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng, trong khi bong bóng tài sản do chính các ngân hàng thổi phồng từ việc chạy đua tăng vốn đang làm hệ thống này xơ cứng. Nhiều ngân hàng có quan hệ đan chéo về sở hữu với các doanh nghiệp sân sau trong nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng khác nhau nên vấn đề quản lý rủi ro thường bị xem nhẹ.

Trong khi đó, phần lớn nền sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ vốn vay, nên các chủ doanh nghiệp, khách hàng và người lao động của họ thực sự đang bị những ngân hàng yếu kém lôi kéo vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn, ông Vương nói.

Hướng về Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và các quan chức có mặt tại diễn đàn, vị Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đề nghị họ dành thời gian đi thăm để thấy hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự cần hỗ trợ điều gì.