Doanh nghiệp đóng cửa: Hai năm bằng nửa 20 năm
Dự báo cả năm nay sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, trong năm ngoái cũng chừng đó giải thể, đóng cửa
Lớn không minh bạch khiến nhỏ rời “cuộc chơi”, trong khi sự thay đổi chính sách vẫn là một trong các nguyên nhân khiến doanh nghiệp rời bỏ thị trường nhanh hơn và nhiều hơn…
Vừa trở về từ chuyến khảo sát doanh nghiệp phía Nam, cộng hưởng thông tin đa chiều từ các phiên thảo luận kinh tế, xã hội và ngân sách của Quốc hội tuần qua, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khá tâm tư khi trao đổi với báo giới về cả hiện tại và tương lai gần của doanh nghiệp.
Dự báo cả năm nay sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, trong năm ngoái cũng chừng đó giải thể, đóng cửa. Như vậy, chỉ trong hai năm có 100.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, bằng một nửa số doanh nghiệp bỏ “cuộc chơi” trong suốt 20 năm qua, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp đến nay. Đây là con số đáng báo động, ông Lộc phân tích.
Thời điểm hiện nay, ngoài 30% đã rời khỏi thị trường, 70% doanh nghiệp đang cố gắng trụ lại cũng rất khó khăn, người đứng đầu VCCI chia sẻ những ghi nhận qua chuyến đi thực tế.
Bên cạnh những tác động đã được mổ xẻ nhiều chiều tại diễn đàn Quốc hội, như khó tiếp cận vốn, chính sách thiếu ổn định và nhất quán… ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố minh bạch trong mối liên quan đến sức khỏe của các doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tình trạng tù mù thông tin hiện nay là phổ biến, các doanh nghiệp lớn không minh bạch thông tin trong khi họ có nhiều vấn đề. Bởi thế doanh nghiệp nhỏ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ không đòi được nợ sẽ “chết” theo là tất yếu, đây là điểm rất cần phải được nhấn mạnh, ông Lộc nói.
Cho rằng minh bạch thông tin là giải pháp có tính đột phá, Chủ tịch VCCI dẫn kết quả cuộc cuộc điều tra 8.177 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào giữa tháng 10 vừa qua. Theo đó, chỉ hơn 10% doanh nghiệp cho biết họ thường xuyên dự đoán trước được những sự thay đổi đối với các chính sách vĩ mô.
Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, vị Chủ tịch VCCI nói rằng, điều khiến ông buồn hơn là sự thiếu chủ động của bản thân các doanh nghiệp.
Điều này thể hiện rõ qua kết quả khảo sát tại chỗ một câu lạc bộ doanh nghiệp hàng đầu tại Tp.HCM, với câu hỏi về sự chuẩn bị cho lộ trình hội nhập ASEAN – Trung Quốc vào 2015, khi thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng chỉ còn từ 0 - 5%.
Kết quả cho thấy, có tới 42% doanh nghiệp trong câu lạc bộ cho biết không nắm được thông tin gì về việc này, 42% có nắm được nhưng không biết phải làm gì, còn lại khoảng 16% là chủ động nghiên cứu và có kế hoạch chuẩn bị ứng phó. Theo ông Lộc, đây là nhóm doanh nghiệp khá năng động, ít nhiều có tên tuổi được tập hợp ở một câu lạc bộ có nhiều hoạt động tích cực mà như thế, vậy còn các doanh nghiệp khác thì thế nào?
Đồng tình với giải pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nhiều đại biểu đề cập và kiến nghị về lộ trình tăng lương tối thiểu mỗi năm 15% từ 2013 của 5 hiệp hội doanh nghiệp, song ông Lộc cũng cho rằng, quan điểm về hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được nhìn nhận rộng hơn.
Theo ông, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế không thể chỉ nhắm vào các đối tượng đang khó khăn mà ngay cả doanh nghiệp tốt, có năng lực cạnh tranh cũng cần phải được tiếp sức. Trên thực tế có những doanh nghiệp chỉ sống được nhờ sự hỗ trợ, buông ra là chết, nếu đổ tiền của vào đây thì cũng như gió vào nhà trống, nhà nước sẽ mất đi nguồn lực.
Cho nên các doanh nghiệp có tiềm lực cạnh tranh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời phải trở thành địa chỉ quan trọng nhất cho các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn hiện nay để có thể trụ vững và phát triển.
Ông Lộc cũng cho rằng, bên cạnh những hỗ trợ về nguồn lực tài chính như giảm thuế, hạ lãi suất thì các biện pháp trợ giúp kỹ thuật giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị, đổi mới công nghệ cũng cần phải được thúc đẩy qua các chương trình lớn ở tầm quốc gia.
Với các phân tích về kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn bất ổn, người đứng đầu VCCI cũng đưa ra dự báo trong vòng 1- 2 năm tới doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tư công vẫn chặt chẽ, tiếp cận vốn tín dụng chưa nhiều thuận lợi, thị trường chứng khoán và bất động sản tiếp tục ảm đạm, trong khi đầu tư nước ngoài đang chững lại…, ông Lộc phân tích.
Rào cản trên con đường phía trước của cộng đồng doanh nghiệp cũng là điều được không ít đại biểu đề cập ở các phiên thảo luận tại nghị trường.
Theo doanh nhân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Sơn, những diễn biến kinh tế đã đặt các doanh nghiệp vào trong giai đoạn khó khăn hơn bao giờ hết, trong khi các giải pháp tháo gỡ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Lãi suất giảm nhưng thủ tục để tiếp cận với các khoản vay còn khó khăn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng khó được hưởng…
Dẫn con số vốn ngân sách nợ các doanh nghiệp khoảng 97.000 tỷ đồng và chiếm khoảng 50% tổng nợ xấu, ông Sơn đề nghị cần xác định đầy đủ giá trị mà vốn ngân sách nhà nước đang nợ doanh nghiệp trong xây dựng cơ bản và mua sắm công để có giải pháp giải cứu giúp doanh nghiệp.
Để thúc đẩy thị trường, vị doanh nhân này đề nghị hỗ trợ cho người tiêu dùng bằng cách giảm thuế VAT sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng tồn kho.
Vừa trở về từ chuyến khảo sát doanh nghiệp phía Nam, cộng hưởng thông tin đa chiều từ các phiên thảo luận kinh tế, xã hội và ngân sách của Quốc hội tuần qua, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khá tâm tư khi trao đổi với báo giới về cả hiện tại và tương lai gần của doanh nghiệp.
Dự báo cả năm nay sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, trong năm ngoái cũng chừng đó giải thể, đóng cửa. Như vậy, chỉ trong hai năm có 100.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, bằng một nửa số doanh nghiệp bỏ “cuộc chơi” trong suốt 20 năm qua, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp đến nay. Đây là con số đáng báo động, ông Lộc phân tích.
Thời điểm hiện nay, ngoài 30% đã rời khỏi thị trường, 70% doanh nghiệp đang cố gắng trụ lại cũng rất khó khăn, người đứng đầu VCCI chia sẻ những ghi nhận qua chuyến đi thực tế.
Bên cạnh những tác động đã được mổ xẻ nhiều chiều tại diễn đàn Quốc hội, như khó tiếp cận vốn, chính sách thiếu ổn định và nhất quán… ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố minh bạch trong mối liên quan đến sức khỏe của các doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tình trạng tù mù thông tin hiện nay là phổ biến, các doanh nghiệp lớn không minh bạch thông tin trong khi họ có nhiều vấn đề. Bởi thế doanh nghiệp nhỏ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ không đòi được nợ sẽ “chết” theo là tất yếu, đây là điểm rất cần phải được nhấn mạnh, ông Lộc nói.
Cho rằng minh bạch thông tin là giải pháp có tính đột phá, Chủ tịch VCCI dẫn kết quả cuộc cuộc điều tra 8.177 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào giữa tháng 10 vừa qua. Theo đó, chỉ hơn 10% doanh nghiệp cho biết họ thường xuyên dự đoán trước được những sự thay đổi đối với các chính sách vĩ mô.
Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, vị Chủ tịch VCCI nói rằng, điều khiến ông buồn hơn là sự thiếu chủ động của bản thân các doanh nghiệp.
Điều này thể hiện rõ qua kết quả khảo sát tại chỗ một câu lạc bộ doanh nghiệp hàng đầu tại Tp.HCM, với câu hỏi về sự chuẩn bị cho lộ trình hội nhập ASEAN – Trung Quốc vào 2015, khi thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng chỉ còn từ 0 - 5%.
Kết quả cho thấy, có tới 42% doanh nghiệp trong câu lạc bộ cho biết không nắm được thông tin gì về việc này, 42% có nắm được nhưng không biết phải làm gì, còn lại khoảng 16% là chủ động nghiên cứu và có kế hoạch chuẩn bị ứng phó. Theo ông Lộc, đây là nhóm doanh nghiệp khá năng động, ít nhiều có tên tuổi được tập hợp ở một câu lạc bộ có nhiều hoạt động tích cực mà như thế, vậy còn các doanh nghiệp khác thì thế nào?
Đồng tình với giải pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nhiều đại biểu đề cập và kiến nghị về lộ trình tăng lương tối thiểu mỗi năm 15% từ 2013 của 5 hiệp hội doanh nghiệp, song ông Lộc cũng cho rằng, quan điểm về hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được nhìn nhận rộng hơn.
Theo ông, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế không thể chỉ nhắm vào các đối tượng đang khó khăn mà ngay cả doanh nghiệp tốt, có năng lực cạnh tranh cũng cần phải được tiếp sức. Trên thực tế có những doanh nghiệp chỉ sống được nhờ sự hỗ trợ, buông ra là chết, nếu đổ tiền của vào đây thì cũng như gió vào nhà trống, nhà nước sẽ mất đi nguồn lực.
Cho nên các doanh nghiệp có tiềm lực cạnh tranh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời phải trở thành địa chỉ quan trọng nhất cho các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn hiện nay để có thể trụ vững và phát triển.
Ông Lộc cũng cho rằng, bên cạnh những hỗ trợ về nguồn lực tài chính như giảm thuế, hạ lãi suất thì các biện pháp trợ giúp kỹ thuật giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị, đổi mới công nghệ cũng cần phải được thúc đẩy qua các chương trình lớn ở tầm quốc gia.
Với các phân tích về kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn bất ổn, người đứng đầu VCCI cũng đưa ra dự báo trong vòng 1- 2 năm tới doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tư công vẫn chặt chẽ, tiếp cận vốn tín dụng chưa nhiều thuận lợi, thị trường chứng khoán và bất động sản tiếp tục ảm đạm, trong khi đầu tư nước ngoài đang chững lại…, ông Lộc phân tích.
Rào cản trên con đường phía trước của cộng đồng doanh nghiệp cũng là điều được không ít đại biểu đề cập ở các phiên thảo luận tại nghị trường.
Theo doanh nhân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Sơn, những diễn biến kinh tế đã đặt các doanh nghiệp vào trong giai đoạn khó khăn hơn bao giờ hết, trong khi các giải pháp tháo gỡ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Lãi suất giảm nhưng thủ tục để tiếp cận với các khoản vay còn khó khăn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng khó được hưởng…
Dẫn con số vốn ngân sách nợ các doanh nghiệp khoảng 97.000 tỷ đồng và chiếm khoảng 50% tổng nợ xấu, ông Sơn đề nghị cần xác định đầy đủ giá trị mà vốn ngân sách nhà nước đang nợ doanh nghiệp trong xây dựng cơ bản và mua sắm công để có giải pháp giải cứu giúp doanh nghiệp.
Để thúc đẩy thị trường, vị doanh nhân này đề nghị hỗ trợ cho người tiêu dùng bằng cách giảm thuế VAT sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng tồn kho.