15:23 03/12/2012

Phó thủ tướng: Việt Nam sẽ giải quyết được nợ xấu

Nguyên Hà

Đã có nhiều ý kiến và kiến nghị thẳng thắn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012

Cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước 
và nước ngoài tại VBF - được Phó thủ tướng cũng như nhiều quan chức Việt
 Nam lắng nghe chăm chú - thì không có nhiều thông điệp lạc quan.
Cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại VBF - được Phó thủ tướng cũng như nhiều quan chức Việt Nam lắng nghe chăm chú - thì không có nhiều thông điệp lạc quan.
"Việc cơ cấu các khoản nợ và giải quyết nợ xấu đang được thực hiện rất quyết liệt, và chúng tôi khẳng định sẽ làm được", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, diễn ra sáng 3/12 tại Hà Nội.

Là quan chức cao nhất của Chính phủ Việt Nam tham dự diễn đàn với các tham luận chủ yếu đến từ các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, ngay trong lời phát biểu ngắn gọn mở đầu đã khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn kề vai sát cánh và lắng nghe đề xuất của doanh nghiệp.

Ông cũng đề nghị đại diện các bộ, ngành tiếp thu các khuyến nghị chính đáng của các doanh nghiệp với tinh thần thẳng thắn.

Cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại VBF - được Phó thủ tướng cũng như nhiều quan chức Việt Nam lắng nghe chăm chú - thì không có nhiều thông điệp lạc quan.

"Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài cho thấy mức độ lạc quan của doanh nghiệp đã xuống mức thấp nhất kể từ 2005", Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết.

Phó thủ tướng: Việt Nam sẽ giải quyết được nợ xấu 1Chúng tôi coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính mình, thành công của doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng là của chính mình. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh

Đi vào từng vấn đề cụ thể, các quan ngại về môi trường đầu tư trong thời gian tới đến từ chính sách vĩ mô, nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cho đến quản lý giá và chi phí lao động…

Báo cáo của nhóm công tác ngân hàng nhấn mạnh thực trạng t lệ nợ xấu tăng. Một số ý kiến gần đây từ nhiều nguồn chính thức cho thấy những vấn đề nảy sinh từ thực trạng trên, trong đó phải kể đến những hệ quả như: tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, tầm ảnh hưởng bất hợp lý của những cổ đông lớn, ngân hàng cho bên liên quan vay, và sự lệ thuộc thái quá vào bất động sản làm tài sản thế chấp khi cho vay…

Nhiều ý kiến chuyên gia nước ngoài nhấn mạnh rằng, đã đến lúc phải có hành động thật sự quyết liệt để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Hơn hai tiếng trôi qua, cận giờ giải lao, Phó thủ tướng nói, "mặc dù không nằm trong chương trình nghị sự của diễn đàn, quý vị cũng đã nóng lòng được nghỉ giải lao, song vì những vấn đề rất quan trọng đã được trình bày, tôi muốn dành vài phút gửi thông điệp của Chính phủ Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư".

Sau khi cảm ơn các ý kiến và kiến nghị thẳng thắn tại diễn đàn, Phó thủ tướng khẳng định, trong dài hạn và trung hạn Việt Nam sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động mọi nguồn lực để đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Tuy nhiên trong ngắn hạn sẽ ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội…

“Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, coi đây là nhân tố của phát triển nền kinh tế. Chúng tôi coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính mình, thành công của doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng là của chính mình”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan đến tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ông cho biết sẽ lãi suất tới đây sẽ điều hành theo xu hướng của lạm phát giảm, hiện đang xem xét giảm lãi suất theo lạm phát.

Về nỗi lo nợ xấu đã được các lãnh đạo ngân hàng nước ngoài trình bày chi tiết, Phó thủ tướng nói, "việc cơ cấu các khoản nợ và giải quyết nợ xấu đang thực hiện rất quyết liệt, và chúng tôi khẳng định sẽ làm được". Khoảng trên 70% nợ xấu của các ngân hàng có tài sản đảm bảo, các ngân hàng cũng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn, ông cho biết thêm.

Thông điệp tiếp theo được đưa ra là sẽ hạn chế tăng chi phí cho doanh nghiệp, cả thuế và phí. Chính phủ Việt Nam, trong lộ trình cải cách thuế  đến 2015 sẽ thực hiện giảm thuế. Trước mắt năm 2013 trình Quốc hội sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ xem xét giảm thuế. Đồng thời rà soát phí và lệ phí đảm bảo không tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Với băn khoăn của doanh nghiệp về điều chỉnh lương tối thiểu, Phó thủ tướng giải thích, hiện nay lương tối thiểu ở khu vực doanh nghiệp rất thấp, đã dẫn đến việc một số doanh nghiệp lạm dụng điều này, làm cho đời sống của người lao động rất khó khăn.

Trong khi, nếu tăng lương tối thiểu theo lộ trình thì cũng phải đến 2015 - 2016 mới đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động trong điều kiện giản đơn nhất. Và, nếu theo lộ trình đó thì năm 2013 lương tối thiểu sẽ tăng 22 - 25%. Tuy nhiên, Phó thủ tướng nói rằng, ông đã nhận được đơn của các hiệp hội ngành hàng kiến nghị chỉ tăng 17 - 18% lương tối thiểu trong năm 2013. “Ngày hôm qua, Thủ tướng đã chấp nhận mức này”, ông Ninh cho hay.

Đồng thời, Phó thủ tướng cũng nói thêm rằng, với mức tăng này, theo tính toán một cách nghiêm túc thì chỉ có 6,6% số doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lương tối thiểu và chi phí tăng thêm do điều chỉnh lương dưới 1% rất xa, nên không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Phó thủ tướng: Việt Nam sẽ giải quyết được nợ xấu 2Phó thủ tướng nói rằng, ông đã nhận được đơn của các hiệp hội ngành hàng kiến nghị chỉ tăng 17 - 18% lương tối thiểu trong năm 2013. “Ngày hôm qua, Thủ tướng đã chấp nhận mức này”, ông Ninh cho hay.

"Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo các ưu đãi doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo quy định của pháp luật", Phó thủ tướng kết thúc thông điệp.

Hơn 13h, VBF 2012 mới kết thúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thêm một lần đánh giá rất cao vai trò của diễn đàn trong sự phản hồi các vấn đề chính sách cần sửa đổi bổ sung để cải thiện môi trường đầu tư.

"Sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại hai diễn đàn gần đây đã nói lên sự quan tâm của Chính phủ với hoạt động này", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng đề nghị sau VBF, sẽ có sự phối hợp trao đổi tranh luận sâu thêm về các vấn đề mà các nhóm công tác của diễn đàn và các bộ, ngành của Việt Nam cùng quan tâm.