Tồn kho xăng dầu Dung Quất: 750 nghìn, 200 nghìn hay 70 nghìn?
Việc tìm hướng giải quyết để tiêu thụ sản phẩm tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều
Xăng dầu tồn kho thực tế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện nay là bao nhiêu, các kho chứa liệu đã đầy và giải pháp tiêu thụ như thế nào đang là một “mớ bòng bong” đối với các bên liên quan trong mấy ngày qua.
Điều này một lần nữa cho thấy cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp trực tiếp làm xăng dầu vẫn còn đang lúng túng trong việc điều hành, xử lý một vấn đề mà theo nhiều người thì nó còn dễ hơn so với việc xây một nhà máy lọc dầu.
Tìm khách “giải phóng” hàng tồn kho
Trong cuộc giao ban mới đây của Bộ Công Thương, đại diện bộ này cho biết, hiện lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 750 nghìn tấn.
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), ông Phùng Đình Thực, trong cuộc họp báo thường kỳ của tập đoàn này đã khẳng định, lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến hết tháng 9/2010 là... 70 nghìn tấn.
Khi đó, theo ông Thực cho hay, con số 750 nghìn tấn là con số Petro Vietnam dự kiến sẽ tồn kho của cả năm, bởi đến thời điểm này, các doanh nghiệp tiêu thụ mới chỉ đăng ký 1,4 triệu tấn trên tổng số hơn 2,1 triệu tấn sẽ sản xuất trong năm nay.
Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, trong báo cáo mới nhất gửi Petro Vietnam về tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị được Petro Vietnam giao trực tiếp quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cho biết số lượng các sản phẩm xăng dầu tồn kho của nhà máy tính đến hết tháng 9/2009 là hơn 201 nghìn m3.
Đáng chú ý, báo cáo của doanh nghiệp này cho thấy, trong quý 4, dự kiến nhà máy sẽ sản xuất thêm khoảng 1,9 triệu tấn xăng dầu các loại, công với lượng tồn kho hiện có thì toàn nhà máy sẽ có trên 2,1 triệu tấn xăng dầu các loại.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, lượng khách hàng đăng ký tiêu thụ mới chỉ là hơn 986 nghìn tấn, có nghĩa là trong quý 4, nhà máy cần phải tìm khách để “giải phóng” hơn 1,1 triệu tấn xăng dầu các loại của nhà máy.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, cho biết để giải quyết tình trạng tồn kho trên, hiện doanh nghiệp này đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và công thức để ban hành cơ chế đấu giá sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Dự kiến đến cuối tháng 10 này, sau khi được Petro Vietnam phê duyệt, công ty sẽ áp dụng cơ chế đấu giá áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.
Theo ông Giang, điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) không còn là đầu mối duy nhất phân phối xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như đã thực hiện trong thời gian qua.
Cũng theo ông Giang, với mức tồn kho hơn 200 nghìn tấn, các bồn chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đang sắp đầy, có nguy cơ không còn chỗ chứa nếu không được giải tỏa nhanh.
Cần minh bạch trong tiêu thụ
Ngay sau khi con số tồn kho sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã tổ chức một cuộc họp bất thường để tìm hướng giải quyết lượng xăng dầu tồn kho trên.
Trong văn bản kết luận cuộc họp được phát đi hôm nay (11/10), Thứ trưởng Thoa chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có hiệu quả, trong điều kiện nhà máy này đã hoạt động ổn định, vận hành tối đa công suất, giảm nhập khẩu, góp phần kiềm chế nhập siêu.
Thứ trưởng Thoa yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) về kế hoạch sản xuất, phương án tiêu thụ; tận dụng tối đa các kho xăng dầu đầu mối để chứa sản phẩm của nhà máy và báo cáo kết quả về Bộ, chậm nhất là ngày 15/10.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết đối với sản phẩm nhiên liệu bay để đưa sản này tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Petro Vietnam cần sớm có phương án điều chỉnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất một cách hợp lý, minh bạch, hiệu quả và đảm bảo công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.
Thế nhưng, theo thông báo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, vừa qua công ty đã xuất bán khoảng 11.000 m3 xăng máy bay Jet A1 cho một số công ty nước ngoài thuộc tập đoàn dầu khí BP. Dự kiến, ngày 21/10 tới, nhà máy sẽ tiếp tục xuất bán mẻ xăng máy bay thứ ba cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa đi tiêu thụ nước ngoài (chứ không phải cho Vinapco - đơn vị phân phối độc quyền nhiên liệu cho hãng hàng không Vietnam Airlines).
Đây lại là một nghịch lý nữa trong tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, bởi đến thời điểm này các hãng hàng không trong nước hiện vẫn phải nhập khẩu 100% nguồn nguyên liệu xăng máy bay về sử dụng.
Điều này một lần nữa cho thấy cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp trực tiếp làm xăng dầu vẫn còn đang lúng túng trong việc điều hành, xử lý một vấn đề mà theo nhiều người thì nó còn dễ hơn so với việc xây một nhà máy lọc dầu.
Tìm khách “giải phóng” hàng tồn kho
Trong cuộc giao ban mới đây của Bộ Công Thương, đại diện bộ này cho biết, hiện lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 750 nghìn tấn.
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), ông Phùng Đình Thực, trong cuộc họp báo thường kỳ của tập đoàn này đã khẳng định, lượng xăng dầu tồn kho của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đến hết tháng 9/2010 là... 70 nghìn tấn.
Khi đó, theo ông Thực cho hay, con số 750 nghìn tấn là con số Petro Vietnam dự kiến sẽ tồn kho của cả năm, bởi đến thời điểm này, các doanh nghiệp tiêu thụ mới chỉ đăng ký 1,4 triệu tấn trên tổng số hơn 2,1 triệu tấn sẽ sản xuất trong năm nay.
Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, trong báo cáo mới nhất gửi Petro Vietnam về tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị được Petro Vietnam giao trực tiếp quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cho biết số lượng các sản phẩm xăng dầu tồn kho của nhà máy tính đến hết tháng 9/2009 là hơn 201 nghìn m3.
Đáng chú ý, báo cáo của doanh nghiệp này cho thấy, trong quý 4, dự kiến nhà máy sẽ sản xuất thêm khoảng 1,9 triệu tấn xăng dầu các loại, công với lượng tồn kho hiện có thì toàn nhà máy sẽ có trên 2,1 triệu tấn xăng dầu các loại.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, lượng khách hàng đăng ký tiêu thụ mới chỉ là hơn 986 nghìn tấn, có nghĩa là trong quý 4, nhà máy cần phải tìm khách để “giải phóng” hơn 1,1 triệu tấn xăng dầu các loại của nhà máy.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, cho biết để giải quyết tình trạng tồn kho trên, hiện doanh nghiệp này đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và công thức để ban hành cơ chế đấu giá sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Dự kiến đến cuối tháng 10 này, sau khi được Petro Vietnam phê duyệt, công ty sẽ áp dụng cơ chế đấu giá áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.
Theo ông Giang, điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) không còn là đầu mối duy nhất phân phối xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất như đã thực hiện trong thời gian qua.
Cũng theo ông Giang, với mức tồn kho hơn 200 nghìn tấn, các bồn chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đang sắp đầy, có nguy cơ không còn chỗ chứa nếu không được giải tỏa nhanh.
Cần minh bạch trong tiêu thụ
Ngay sau khi con số tồn kho sản phẩm của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã tổ chức một cuộc họp bất thường để tìm hướng giải quyết lượng xăng dầu tồn kho trên.
Trong văn bản kết luận cuộc họp được phát đi hôm nay (11/10), Thứ trưởng Thoa chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có hiệu quả, trong điều kiện nhà máy này đã hoạt động ổn định, vận hành tối đa công suất, giảm nhập khẩu, góp phần kiềm chế nhập siêu.
Thứ trưởng Thoa yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) về kế hoạch sản xuất, phương án tiêu thụ; tận dụng tối đa các kho xăng dầu đầu mối để chứa sản phẩm của nhà máy và báo cáo kết quả về Bộ, chậm nhất là ngày 15/10.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết đối với sản phẩm nhiên liệu bay để đưa sản này tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Petro Vietnam cần sớm có phương án điều chỉnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất một cách hợp lý, minh bạch, hiệu quả và đảm bảo công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.
Thế nhưng, theo thông báo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, vừa qua công ty đã xuất bán khoảng 11.000 m3 xăng máy bay Jet A1 cho một số công ty nước ngoài thuộc tập đoàn dầu khí BP. Dự kiến, ngày 21/10 tới, nhà máy sẽ tiếp tục xuất bán mẻ xăng máy bay thứ ba cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đưa đi tiêu thụ nước ngoài (chứ không phải cho Vinapco - đơn vị phân phối độc quyền nhiên liệu cho hãng hàng không Vietnam Airlines).
Đây lại là một nghịch lý nữa trong tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, bởi đến thời điểm này các hãng hàng không trong nước hiện vẫn phải nhập khẩu 100% nguồn nguyên liệu xăng máy bay về sử dụng.