Tổng bí thư: Ngoại giao cần “mở đường cho những giải pháp”
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á đang diễn ra những thay đổi rất phức tạp
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á đang diễn ra những thay đổi rất phức tạp, liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, tạo nên tình trạng bất ổn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong bài phát biểu tại hội nghị ngoại giao lần thứ 29, ngày 22/8.
Không để bất ngờ, bị động
Trong bài phát biểu, Tổng bí thư nêu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn, quan trọng của ngành ngoại giao, trong bối cảnh cần tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Theo Tổng bí thư, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức. Về ngắn hạn, vừa phải khắc phục những hệ luỵ của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, cũng như những yếu kém vốn có của nền kinh tế và những thiếu sót trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời lại phải hứng chịu nhiều hệ luỵ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và nhiều thách thức mới nảy sinh từ nền kinh tế thế giới.
Về dài hạn, thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện, từ cơ cấu sản xuất, tiêu dùng đến cơ cấu thị trường, tiền tệ… Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đang mở ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa loài người lên tầm cao phát triển mới.
"Như vậy, nền kinh tế Việt Nam vừa phải giải quyết những vấn đề trước mắt, đồng thời phải đối mặt với những biến chuyển hết sức sâu rộng trong nền kinh tế thế giới. Nếu nước ta không vượt qua được những thách thức mới mẻ và phức tạp này thì nguy cơ tụt hậu sẽ càng lớn hơn", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Nhấn mạnh ngành ngoại giao không thể đứng ngoài nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đó, Tổng bí thư đề nghị hội nghị nên đi sâu thảo luận xem ngành mình có thể làm được những việc gì.
Vẫn theo Tổng bí thư, song song với nhiệm vụ phát triển đất nước, ngoại giao còn phải gánh vác một nhiệm vụ to lớn hết sức phức tạp là góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển.
Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải hết sức nhạy bén trong việc dự báo tình hình, để không bất ngờ, bị động. Muốn thế, cần chú trọng công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, làm rõ nguồn gốc sâu xa của những diễn biến hiện nay đang diễn ra trên thế giới, nhất là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước lớn tại các khu vực trọng yếu, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, kịp thời đề xuất phương án ứng xử cho trước mắt và lâu dài.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, ngành ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. Giữ vững môi trường thuận lợi để phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động trực tiếp lẫn nhau, nên phải thường xuyên xác định là ưu tiên cao, là điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây cũng chính là tư tưởng của ông cha ta "giữ nước từ xa", "giữ nước từ khi nước chưa nguy", Tổng bí thư nhấn mạnh.
"Trong khuôn khổ triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng 12, chúng ta cần hết sức chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, nâng cao vai trò trung tâm của cộng đồng ASEAN. Kiên trì chủ trương tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi", Tổng bí thư nêu.
Yêu cầu tái cơ cấu bộ máy
Để hoàn thành được những nhiệm vụ đầy khó khăn nêu trên, theo Tổng bí thư, công việc có ý nghĩa then chốt là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cũng như xây dựng ngành, củng cố tổ chức và đội ngũ về mọi mặt.
"Các đồng chí cần trao đổi trên tinh thần xây dựng và nghiêm túc xem trong nội bộ có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị không, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" không; có hiện tượng nói không đi đôi với làm, thậm chí trong giao tiếp đối ngoại cũng không đủ dũng khí bảo vệ quan điểm của Đảng, của đất nước không?", ông phát biểu.
Nêu rõ do đặc thù của ngành, các cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao thường tiếp xúc và sinh hoạt trong môi trường bên ngoài, rất dễ bị "cám dỗ", Tổng bí thư yêu cầu cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, xem trong ngành có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống; có những biểu hiện chạy việc, chạy chức, chạy địa bàn... không. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp thiết thực, cụ thể để xây dựng, chỉnh đốn.
Yêu cầu tiếp theo được Tổng bí thư đặt ra, là cần nghiên cứu xem xét cơ cấu, bố trí lại bộ máy ở trong nước và mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, trên cơ sở lấy hiệu quả làm tiêu chí cao nhất, nhằm vừa nâng cao chất lượng hoạt động của ngành, vừa góp phần tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng ngân sách.
"Trong một thế giới đầy biến động, đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, hoạt động đối ngoại cần phải là một phương thuốc hoà bình hữu hiệu, để thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác, mở đường cho những giải pháp", Tổng bí thư nói.
Không để bất ngờ, bị động
Trong bài phát biểu, Tổng bí thư nêu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn, quan trọng của ngành ngoại giao, trong bối cảnh cần tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Theo Tổng bí thư, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức. Về ngắn hạn, vừa phải khắc phục những hệ luỵ của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, cũng như những yếu kém vốn có của nền kinh tế và những thiếu sót trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời lại phải hứng chịu nhiều hệ luỵ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và nhiều thách thức mới nảy sinh từ nền kinh tế thế giới.
Về dài hạn, thế giới đang trải qua quá trình tái cấu trúc toàn diện, từ cơ cấu sản xuất, tiêu dùng đến cơ cấu thị trường, tiền tệ… Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đang mở ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa loài người lên tầm cao phát triển mới.
"Như vậy, nền kinh tế Việt Nam vừa phải giải quyết những vấn đề trước mắt, đồng thời phải đối mặt với những biến chuyển hết sức sâu rộng trong nền kinh tế thế giới. Nếu nước ta không vượt qua được những thách thức mới mẻ và phức tạp này thì nguy cơ tụt hậu sẽ càng lớn hơn", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Nhấn mạnh ngành ngoại giao không thể đứng ngoài nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đó, Tổng bí thư đề nghị hội nghị nên đi sâu thảo luận xem ngành mình có thể làm được những việc gì.
Vẫn theo Tổng bí thư, song song với nhiệm vụ phát triển đất nước, ngoại giao còn phải gánh vác một nhiệm vụ to lớn hết sức phức tạp là góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển.
Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải hết sức nhạy bén trong việc dự báo tình hình, để không bất ngờ, bị động. Muốn thế, cần chú trọng công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, làm rõ nguồn gốc sâu xa của những diễn biến hiện nay đang diễn ra trên thế giới, nhất là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước lớn tại các khu vực trọng yếu, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, kịp thời đề xuất phương án ứng xử cho trước mắt và lâu dài.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, ngành ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. Giữ vững môi trường thuận lợi để phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động trực tiếp lẫn nhau, nên phải thường xuyên xác định là ưu tiên cao, là điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây cũng chính là tư tưởng của ông cha ta "giữ nước từ xa", "giữ nước từ khi nước chưa nguy", Tổng bí thư nhấn mạnh.
"Trong khuôn khổ triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng 12, chúng ta cần hết sức chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, nâng cao vai trò trung tâm của cộng đồng ASEAN. Kiên trì chủ trương tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi", Tổng bí thư nêu.
Yêu cầu tái cơ cấu bộ máy
Để hoàn thành được những nhiệm vụ đầy khó khăn nêu trên, theo Tổng bí thư, công việc có ý nghĩa then chốt là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cũng như xây dựng ngành, củng cố tổ chức và đội ngũ về mọi mặt.
"Các đồng chí cần trao đổi trên tinh thần xây dựng và nghiêm túc xem trong nội bộ có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị không, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" không; có hiện tượng nói không đi đôi với làm, thậm chí trong giao tiếp đối ngoại cũng không đủ dũng khí bảo vệ quan điểm của Đảng, của đất nước không?", ông phát biểu.
Nêu rõ do đặc thù của ngành, các cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao thường tiếp xúc và sinh hoạt trong môi trường bên ngoài, rất dễ bị "cám dỗ", Tổng bí thư yêu cầu cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, xem trong ngành có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống; có những biểu hiện chạy việc, chạy chức, chạy địa bàn... không. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp thiết thực, cụ thể để xây dựng, chỉnh đốn.
Yêu cầu tiếp theo được Tổng bí thư đặt ra, là cần nghiên cứu xem xét cơ cấu, bố trí lại bộ máy ở trong nước và mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, trên cơ sở lấy hiệu quả làm tiêu chí cao nhất, nhằm vừa nâng cao chất lượng hoạt động của ngành, vừa góp phần tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng ngân sách.
"Trong một thế giới đầy biến động, đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, hoạt động đối ngoại cần phải là một phương thuốc hoà bình hữu hiệu, để thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác, mở đường cho những giải pháp", Tổng bí thư nói.