Top 10 điểm đến FDI năm 2010
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 về tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong một nghiên cứu mới công bố
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 về tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong một nghiên cứu mới công bố. Top 10 của danh sách này ghi nhận sự thống trị của các nền kinh tế mới nổi, đi đầu là Trung Quốc.
Dẫn một nghiên cứu định kỳ của hãng tư vấn quốc tế A.T. Kearney, tờ BusinessWeek cho biết, lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đang có quan điểm thận trọng trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Theo số liệu của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), sau khi đạt mức kỷ lục 1.980 tỷ USD vào năm 2007, vốn FDI đã giảm 14% trong năm 2008 và ước tính giảm 39% trong năm ngoái. Kết quả điều tra của A.T. Kearney cho biết, trong năm 2010 này, nhiều công ty sẽ trì hoãn một số khoản đầu tư do thị trường ở nhiều nơi và nguồn vốn còn thắt chặt.
Tuy nhiên, nếu đầu tư, thì Trung Quốc tiếp tục được các doanh nghiệp coi là địa điểm đáng cân nhắc hàng đầu. Từ năm 2002 tới nay, Trung Quốc luôn dẫn đầu điều tra của A.T. Kearney về Chỉ số niềm tin FDI (FDI Confidence Index).
Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24).
Quốc gia dẫn đầu về tiêu chí mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh trong báo cáo này là Singapore (vị trí 24). Đảo quốc sư tử đứng thứ hai, sau Hồng Kông, về tỷ lệ vốn FDI tính trên GDP.
Dưới đây là Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010 theo báo cáo của A.T. Kearney:
1. Trung Quốc
Xếp hạng: 1 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Không thay đổi)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 89
Thu hút vốn FDI năm 2008: 108,3 tỷ USD
GDP 2009: 4.900 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 3.680 USD
Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài từ mọi ngành công nghiệp lớn khắp nơi trên thế giới bị hấp dẫn bởi thị trường khổng lồ của nước này. Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc tăng và sự dịch chuyển hướng tới một lực lượng lao động chất lượng cao hơn là những yếu tố mà các doanh nghiệp FDI đánh giá cao hơn thị trường này. Tuy nhiên, lạm phát tiền lương lại đang là một mối lo ngại gia tăng tại các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc.
2. Mỹ
Xếp hạng: 2 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 1 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 4
Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD
GDP 2009: 14.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 46.460 USD
Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm nay của A.T. Kearney. Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực khác có sức hút cao ở Mỹ là dược phẩm và năng lượng xanh.
3. Ấn Độ
Xếp hạng: 3 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 1 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 133
Thu hút vốn FDI năm 2008: 41,6 tỷ USD
GDP 2009: 1.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 1.100 USD
Mặc dù lần này Ấn Độ tụt một bậc so với báo cáo trước, nước này vẫn là một điểm đến được giới đầu tư đánh giá cao. Thế mạnh của quốc gia châu Á này trong mắt giới đầu tư nước ngoài là các ngành dịch vụ phi tài chính, tài chính, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, điểm yếu của Ấn Độ là môi trường kinh doanh có độ cởi mở còn thấp so với nhiều nước khác.
4. Brazil
Xếp hạng: 4 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 2 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 129
Thu hút vốn FDI năm 2008: 45,1 tỷ USD
GDP 2009: 1.500 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 7.940 USD
Sự phục hồi mạnh của kinh tế Brazil trong năm 2009 và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển là những yếu tố hút vốn FDI hàng đầu ở Brazil hiện nay. Ngoài ra, Brazil đã nổi lên là một lựa chọn hàng đầu cho các công ty châu Âu và Mỹ muốn đầu tư ở các thị trường gần “sân nhà”.
5. Germany
Xếp hạng: 5 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 25
Thu hút vốn FDI năm 2008: 24,9 tỷ USD
GDP 2009: 3.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 39.800 USD
Là điểm đến FDI hàng đầu tại châu Âu năm nay, Đức được giới đầu tư xem trọng trong các lĩnh vực dịch vụ phi tài chính và tài chính. Những dự án vốn FDI lớn vào Đức thường đến từ các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ, Anh và Nhật Bản.
6. Ba Lan
Xếp hạng: 6 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 16 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 72
Thu hút vốn FDI năm 2008: 16,5 tỷ USD
GDP 2009: 441,9 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 11.580 USD
Sự vươn lên mạnh mẽ của Ba Lan trong Chỉ số niềm tin FDI chủ yếu là do thành công của nước này trong việc vượt khủng hoảng kinh tế, đặc biệt nếu so sánh với các nước láng giềng ở Đông Âu. Các nhà đầu tư nước ngoài bị hút tới Ba Lan bởi mức lương thấp, cơ hội đầu tư ở nhiều lĩnh vực và chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ của Chính phủ nước này.
7. Australia
Xếp hạng: 7 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 4 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 9
Thu hút vốn FDI năm 2008: 46,8 tỷ USD
GDP 2009: 996,1 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 46.860 USD
Sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên và môi trường kinh doanh hấp dẫn là những lý do đưa Australia vào vị trí thứ 7 trong xếp hạng. Các nhà đầu tư nước ngoài xem Australia là điểm đến hấp dẫn thứ ba đối với các khoản đầu tư vào tài nguyên. Điều này càng nhấn mạnh thêm sức hút của Australia ở sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên và vị trí cửa ngõ vào các thị trường lớn khác trong khu vực châu Á của nước này.
8. Mexico
Xếp hạng: 8 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 11 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 51
Thu hút vốn FDI năm 2008: 22,9 tỷ USD
GDP 2009: 868,3 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 7.810 USD
Mexico là một điểm đến được giới đầu tư công nghiệp nhẹ đánh giá cao. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế, Mexico vẫn được lợi từ chiến lược đầu tư gần của các công ty Mỹ và Canada.
9. Canada
Xếp hạng: 9 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 8
Thu hút vốn FDI năm 2008: 44,7 tỷ USD
GDP 2009: 1.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 39.890 USD
Các nhà đầu tư FDI tiếp tục dành cho Canada sự tin tưởng lớn. Việc Canada sở hữu trữ lượng dầu khí thứ hai thế giới sau Saudi Arabia lý giải vì sao quốc gia này được giới đầu tư khai thác tài nguyên đánh giá cao. Các ưu điểm khác của Canada bao gồm mức độ ổn định cao và một nền kinh tế khá vững vàng sau khủng hoảng.
10. Anh
Xếp hạng: 10 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 6 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 5
Thu hút vốn FDI năm 2008: 96,9 tỷ USD
GDP 2009: 2.200 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 35.630 USD
Nguyên nhân tụt hạng của Anh chủ yếu là do nước này chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, sự đi xuống của giá địa ốc ở xứ sở sương mù đang thu hút sự trở lại của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ lợi ích quốc gia. Mặc dù ngành tài chính của Anh vừa trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ, sự đa dạng của nền kinh tế này vẫn đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoại vô số cơ hội, đặc biệt là với chi phí khá phải chăng hiện nay.
Dẫn một nghiên cứu định kỳ của hãng tư vấn quốc tế A.T. Kearney, tờ BusinessWeek cho biết, lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đang có quan điểm thận trọng trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Theo số liệu của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), sau khi đạt mức kỷ lục 1.980 tỷ USD vào năm 2007, vốn FDI đã giảm 14% trong năm 2008 và ước tính giảm 39% trong năm ngoái. Kết quả điều tra của A.T. Kearney cho biết, trong năm 2010 này, nhiều công ty sẽ trì hoãn một số khoản đầu tư do thị trường ở nhiều nơi và nguồn vốn còn thắt chặt.
Tuy nhiên, nếu đầu tư, thì Trung Quốc tiếp tục được các doanh nghiệp coi là địa điểm đáng cân nhắc hàng đầu. Từ năm 2002 tới nay, Trung Quốc luôn dẫn đầu điều tra của A.T. Kearney về Chỉ số niềm tin FDI (FDI Confidence Index).
Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24).
Quốc gia dẫn đầu về tiêu chí mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh trong báo cáo này là Singapore (vị trí 24). Đảo quốc sư tử đứng thứ hai, sau Hồng Kông, về tỷ lệ vốn FDI tính trên GDP.
Dưới đây là Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010 theo báo cáo của A.T. Kearney:
1. Trung Quốc
Xếp hạng: 1 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Không thay đổi)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 89
Thu hút vốn FDI năm 2008: 108,3 tỷ USD
GDP 2009: 4.900 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 3.680 USD
Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài từ mọi ngành công nghiệp lớn khắp nơi trên thế giới bị hấp dẫn bởi thị trường khổng lồ của nước này. Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc tăng và sự dịch chuyển hướng tới một lực lượng lao động chất lượng cao hơn là những yếu tố mà các doanh nghiệp FDI đánh giá cao hơn thị trường này. Tuy nhiên, lạm phát tiền lương lại đang là một mối lo ngại gia tăng tại các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc.
2. Mỹ
Xếp hạng: 2 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 1 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 4
Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD
GDP 2009: 14.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 46.460 USD
Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm nay của A.T. Kearney. Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực khác có sức hút cao ở Mỹ là dược phẩm và năng lượng xanh.
3. Ấn Độ
Xếp hạng: 3 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 1 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 133
Thu hút vốn FDI năm 2008: 41,6 tỷ USD
GDP 2009: 1.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 1.100 USD
Mặc dù lần này Ấn Độ tụt một bậc so với báo cáo trước, nước này vẫn là một điểm đến được giới đầu tư đánh giá cao. Thế mạnh của quốc gia châu Á này trong mắt giới đầu tư nước ngoài là các ngành dịch vụ phi tài chính, tài chính, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, điểm yếu của Ấn Độ là môi trường kinh doanh có độ cởi mở còn thấp so với nhiều nước khác.
4. Brazil
Xếp hạng: 4 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 2 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 129
Thu hút vốn FDI năm 2008: 45,1 tỷ USD
GDP 2009: 1.500 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 7.940 USD
Sự phục hồi mạnh của kinh tế Brazil trong năm 2009 và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển là những yếu tố hút vốn FDI hàng đầu ở Brazil hiện nay. Ngoài ra, Brazil đã nổi lên là một lựa chọn hàng đầu cho các công ty châu Âu và Mỹ muốn đầu tư ở các thị trường gần “sân nhà”.
5. Germany
Xếp hạng: 5 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 25
Thu hút vốn FDI năm 2008: 24,9 tỷ USD
GDP 2009: 3.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 39.800 USD
Là điểm đến FDI hàng đầu tại châu Âu năm nay, Đức được giới đầu tư xem trọng trong các lĩnh vực dịch vụ phi tài chính và tài chính. Những dự án vốn FDI lớn vào Đức thường đến từ các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ, Anh và Nhật Bản.
6. Ba Lan
Xếp hạng: 6 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 16 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 72
Thu hút vốn FDI năm 2008: 16,5 tỷ USD
GDP 2009: 441,9 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 11.580 USD
Sự vươn lên mạnh mẽ của Ba Lan trong Chỉ số niềm tin FDI chủ yếu là do thành công của nước này trong việc vượt khủng hoảng kinh tế, đặc biệt nếu so sánh với các nước láng giềng ở Đông Âu. Các nhà đầu tư nước ngoài bị hút tới Ba Lan bởi mức lương thấp, cơ hội đầu tư ở nhiều lĩnh vực và chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ của Chính phủ nước này.
7. Australia
Xếp hạng: 7 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 4 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 9
Thu hút vốn FDI năm 2008: 46,8 tỷ USD
GDP 2009: 996,1 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 46.860 USD
Sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên và môi trường kinh doanh hấp dẫn là những lý do đưa Australia vào vị trí thứ 7 trong xếp hạng. Các nhà đầu tư nước ngoài xem Australia là điểm đến hấp dẫn thứ ba đối với các khoản đầu tư vào tài nguyên. Điều này càng nhấn mạnh thêm sức hút của Australia ở sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên và vị trí cửa ngõ vào các thị trường lớn khác trong khu vực châu Á của nước này.
8. Mexico
Xếp hạng: 8 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 11 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 51
Thu hút vốn FDI năm 2008: 22,9 tỷ USD
GDP 2009: 868,3 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 7.810 USD
Mexico là một điểm đến được giới đầu tư công nghiệp nhẹ đánh giá cao. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế, Mexico vẫn được lợi từ chiến lược đầu tư gần của các công ty Mỹ và Canada.
9. Canada
Xếp hạng: 9 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Tăng 5 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 8
Thu hút vốn FDI năm 2008: 44,7 tỷ USD
GDP 2009: 1.300 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 39.890 USD
Các nhà đầu tư FDI tiếp tục dành cho Canada sự tin tưởng lớn. Việc Canada sở hữu trữ lượng dầu khí thứ hai thế giới sau Saudi Arabia lý giải vì sao quốc gia này được giới đầu tư khai thác tài nguyên đánh giá cao. Các ưu điểm khác của Canada bao gồm mức độ ổn định cao và một nền kinh tế khá vững vàng sau khủng hoảng.
10. Anh
Xếp hạng: 10 (Thay đổi so với xếp hạng 2007: Giảm 6 bậc)
Xếp hạng về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh: 5
Thu hút vốn FDI năm 2008: 96,9 tỷ USD
GDP 2009: 2.200 tỷ USD
GDP/đầu người 2009: 35.630 USD
Nguyên nhân tụt hạng của Anh chủ yếu là do nước này chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, sự đi xuống của giá địa ốc ở xứ sở sương mù đang thu hút sự trở lại của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ lợi ích quốc gia. Mặc dù ngành tài chính của Anh vừa trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ, sự đa dạng của nền kinh tế này vẫn đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoại vô số cơ hội, đặc biệt là với chi phí khá phải chăng hiện nay.