Trái phiếu Chính phủ: Căng thẳng “chuyện vào, ra”
“Chuyện vào, ra” các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khá căng thẳng tại buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Không chỉ do nhu cầu lớn nhưng nguồn vốn có hạn mới là nguyên nhân khiến “chuyện vào, ra” các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trở nên khá căng thẳng tại buổi họp chiều 7/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình bày báo cáo thẩm tra phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, hơn một lần Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển tạm rời văn bản để nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém trong sử dụng nguồn vốn này. Trong đó có việc một số địa phương “tranh thủ” chuyển toàn bộ sang nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đối với những công trình phải sử dụng cả ngân sách địa phương.
Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ quan điểm của Ủy ban đề nghị trong năm 2011 không bổ sung thêm 40 dự án vào danh mục những dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu theo tờ trình của Chính phủ bởi vì nguồn vốn dự kiến 45 nghìn tỷ mà Quốc hội cho phép huy động chỉ mới đảm bảo được 60% nhu cầu về vốn, mà nếu bổ sung thêm dự án mới thì sẽ khó có điều kiện hoàn thành dứt điểm các dự án chuyển tiếp, đang thi công dở dang, làm giảm hiệu quả sử dụng ngồn vốn.
Mặc dù, tại báo cáo, Chính phủ đã nhấn mạnh chỉ bổ sung một số dự án cấp bách mới, trong đó có “một số dự án quan trọng, cấp bách đã có ý kiến của lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo đưa vào danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015”.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần điều chỉnh giảm ở một số địa phương có mức bố trí vốn trên 1.000 tỷ đồng, để điều chỉnh tăng cho một số địa phương nghèo ở các vùng khó khăn mới chỉ được bố trí khoảng 100 tỷ đồng nhằm giảm mức chênh lệch quá lớn giữa các địa phương.
Một số ý kiến “phê” những quan điểm nói trên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách quá “cứng”, dù không phủ nhận những hạn chế, yếu kém trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã được cơ quan thẩm tra chỉ rất rõ trong nhiều báo cáo gần đây, nhất là trong báo cáo giám sát về việc sử dụng nguồn vốn này giai đoạn 2006 - 2010 tại kỳ họp thứ 8 vừa qua của Quốc hội.
Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho rằng có thể có một vài địa phương có tình trạng “nhập nhèm” trong sử dụng vốn. Nhưng “địa phương khó khăn quá mới phải xin chứ tỉnh giàu thì không mặn mà lắm với nguồn vốn này. Và, cắt hay không cắt bớt vốn phải căn cứ vào việc phân bổ hợp lý hay chưa hợp lý. Chứ “ngồi đây mà bảo cắt đi hay thêm vào thì chưa thật hợp lý”.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì cũng cần đầu tư một số dự án mới. Căn bản là Chính phủ điều hành linh hoạt, nhất là phải kiểm soát để tránh sử dụng sai mục đích, “có rút ra, có đưa vào”, ông Hiền nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần quan tâm đến những yếu tố hợp lý khi tăng tổng mức đầu tư dự án như tăng giá. “Ủy ban nên mềm dẻo linh hoạt hơn trong sự phối hợp với Chính phủ, đề nghị bàn lại và cân nhắc kỹ lưỡng, không nên cứng nhắc loại hoàn toàn dự án Chính phủ đề nghị như thế mà nên chia sẻ với Chính phủ”, bà Mai đề nghị.
Kiên trì quan điểm, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích những “yếu tố hợp lý” như bà Mai phân tích trên thực tế vẫn được chấp nhận. Nhưng cùng lắm thì tổng mức đầu tư cũng chỉ tăng gấp đôi chứ không thể tăng gấp bốn, năm lần, thậm chí cả chục lần như nhiều dự án mà Ủy ban đã chỉ ra cụ thể tại phụ lục của báo cáo thẩm tra.
Không ít địa phương “tát nước theo mưa”, đường đang còn sử dụng được vẫn cho làm lại, có bệnh viện ban đầu chỉ có quy mô 300 giường bệnh thì nâng lên 700 giường trong khi nhu cầu chưa thực sự đến như vậy, ông Hiển nêu cụ thể hơn.
Ba lần khẳng định là “chúng tôi rất lo lắng” về khả năng đảm bảo vốn hoàn thành các công trình, dự án theo kế hoạch, Chủ nhiệm Hiển nhấn đi nhấn lại rằng, “nếu không cương quyết thì khó khăn lắm, không thể đảm bảo đủ nguồn vốn được đâu. Nếu không cẩn thận thì cả nước là đại công trường toàn những công trình dở dang”.
Giải thích sự cấp bách của một số công trình cụ thể tại danh mục 41 dự án mới với tổng mức đầu tư 30 nghìn tỷ đồng được đề nghị bổ sung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc quả quyết “cái nào không hợp lý thì các đồng chí cứ chất vấn, còn Chính phủ đã xem xét rất kỹ, cái nào cũng hợp lý cả, cái nào thật cấp bách mới bổ sung”.
Được mời phát biểu ngay sau đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc khẳng định, bản chất của phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ là cấp phát, mang tính chất bao cấp. Các địa phương không phải chịu trách nhiệm về lãi suất nguồn vốn này. Trong tình hình lãi suất cao như hiện nay thì việc huy động cũng rất khó khăn.
Tại một hội thảo về đầu tư công mới đây, ý kiến của chính một vị đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hiện nay đang có tình trạng “địa phương lập dự án và giao nhiệm vụ cho Trung ương bố trí vốn”.
Nhiều chuyên gia tại hội thảo này cũng hết sức lo lắng khi hiện không có tổ chức nào đứng ra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh nên “tùy cơm mà gắp mắm” và phải rất linh hoạt. Song, vì trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn đi vay nên cần tập trung vào những dự án tương đối lớn và tránh dồn tất cả gánh nặng bố trí vốn cho Trung ương vì “không gánh được”.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần chủ trì làm việc với các cơ quan liên quan của Chính phủ để rà soát lại việc phân bổ cho hợp tình hợp lý, Phó chủ tịch yêu cầu.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển tiếp tục lo lắng khi hỏi cụ thể “có đồng ý cho vào, rút ra” các dự án hay không? “Có vào, có ra”, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên “chốt” về nguyên tắc.
Trình bày báo cáo thẩm tra phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, hơn một lần Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển tạm rời văn bản để nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém trong sử dụng nguồn vốn này. Trong đó có việc một số địa phương “tranh thủ” chuyển toàn bộ sang nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đối với những công trình phải sử dụng cả ngân sách địa phương.
Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ quan điểm của Ủy ban đề nghị trong năm 2011 không bổ sung thêm 40 dự án vào danh mục những dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu theo tờ trình của Chính phủ bởi vì nguồn vốn dự kiến 45 nghìn tỷ mà Quốc hội cho phép huy động chỉ mới đảm bảo được 60% nhu cầu về vốn, mà nếu bổ sung thêm dự án mới thì sẽ khó có điều kiện hoàn thành dứt điểm các dự án chuyển tiếp, đang thi công dở dang, làm giảm hiệu quả sử dụng ngồn vốn.
Mặc dù, tại báo cáo, Chính phủ đã nhấn mạnh chỉ bổ sung một số dự án cấp bách mới, trong đó có “một số dự án quan trọng, cấp bách đã có ý kiến của lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo đưa vào danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015”.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần điều chỉnh giảm ở một số địa phương có mức bố trí vốn trên 1.000 tỷ đồng, để điều chỉnh tăng cho một số địa phương nghèo ở các vùng khó khăn mới chỉ được bố trí khoảng 100 tỷ đồng nhằm giảm mức chênh lệch quá lớn giữa các địa phương.
Một số ý kiến “phê” những quan điểm nói trên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách quá “cứng”, dù không phủ nhận những hạn chế, yếu kém trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã được cơ quan thẩm tra chỉ rất rõ trong nhiều báo cáo gần đây, nhất là trong báo cáo giám sát về việc sử dụng nguồn vốn này giai đoạn 2006 - 2010 tại kỳ họp thứ 8 vừa qua của Quốc hội.
Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho rằng có thể có một vài địa phương có tình trạng “nhập nhèm” trong sử dụng vốn. Nhưng “địa phương khó khăn quá mới phải xin chứ tỉnh giàu thì không mặn mà lắm với nguồn vốn này. Và, cắt hay không cắt bớt vốn phải căn cứ vào việc phân bổ hợp lý hay chưa hợp lý. Chứ “ngồi đây mà bảo cắt đi hay thêm vào thì chưa thật hợp lý”.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì cũng cần đầu tư một số dự án mới. Căn bản là Chính phủ điều hành linh hoạt, nhất là phải kiểm soát để tránh sử dụng sai mục đích, “có rút ra, có đưa vào”, ông Hiền nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng cần quan tâm đến những yếu tố hợp lý khi tăng tổng mức đầu tư dự án như tăng giá. “Ủy ban nên mềm dẻo linh hoạt hơn trong sự phối hợp với Chính phủ, đề nghị bàn lại và cân nhắc kỹ lưỡng, không nên cứng nhắc loại hoàn toàn dự án Chính phủ đề nghị như thế mà nên chia sẻ với Chính phủ”, bà Mai đề nghị.
Kiên trì quan điểm, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích những “yếu tố hợp lý” như bà Mai phân tích trên thực tế vẫn được chấp nhận. Nhưng cùng lắm thì tổng mức đầu tư cũng chỉ tăng gấp đôi chứ không thể tăng gấp bốn, năm lần, thậm chí cả chục lần như nhiều dự án mà Ủy ban đã chỉ ra cụ thể tại phụ lục của báo cáo thẩm tra.
Không ít địa phương “tát nước theo mưa”, đường đang còn sử dụng được vẫn cho làm lại, có bệnh viện ban đầu chỉ có quy mô 300 giường bệnh thì nâng lên 700 giường trong khi nhu cầu chưa thực sự đến như vậy, ông Hiển nêu cụ thể hơn.
Ba lần khẳng định là “chúng tôi rất lo lắng” về khả năng đảm bảo vốn hoàn thành các công trình, dự án theo kế hoạch, Chủ nhiệm Hiển nhấn đi nhấn lại rằng, “nếu không cương quyết thì khó khăn lắm, không thể đảm bảo đủ nguồn vốn được đâu. Nếu không cẩn thận thì cả nước là đại công trường toàn những công trình dở dang”.
Giải thích sự cấp bách của một số công trình cụ thể tại danh mục 41 dự án mới với tổng mức đầu tư 30 nghìn tỷ đồng được đề nghị bổ sung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc quả quyết “cái nào không hợp lý thì các đồng chí cứ chất vấn, còn Chính phủ đã xem xét rất kỹ, cái nào cũng hợp lý cả, cái nào thật cấp bách mới bổ sung”.
Được mời phát biểu ngay sau đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc khẳng định, bản chất của phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ là cấp phát, mang tính chất bao cấp. Các địa phương không phải chịu trách nhiệm về lãi suất nguồn vốn này. Trong tình hình lãi suất cao như hiện nay thì việc huy động cũng rất khó khăn.
Tại một hội thảo về đầu tư công mới đây, ý kiến của chính một vị đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hiện nay đang có tình trạng “địa phương lập dự án và giao nhiệm vụ cho Trung ương bố trí vốn”.
Nhiều chuyên gia tại hội thảo này cũng hết sức lo lắng khi hiện không có tổ chức nào đứng ra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh nên “tùy cơm mà gắp mắm” và phải rất linh hoạt. Song, vì trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn đi vay nên cần tập trung vào những dự án tương đối lớn và tránh dồn tất cả gánh nặng bố trí vốn cho Trung ương vì “không gánh được”.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần chủ trì làm việc với các cơ quan liên quan của Chính phủ để rà soát lại việc phân bổ cho hợp tình hợp lý, Phó chủ tịch yêu cầu.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển tiếp tục lo lắng khi hỏi cụ thể “có đồng ý cho vào, rút ra” các dự án hay không? “Có vào, có ra”, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên “chốt” về nguyên tắc.