“Xem xét giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay”
Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô
Ngày 29/11/2012, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2012.
Tại buổi họp báo Chính phủ vào chiều tối 29/11, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, Chính phủ đã bàn thảo và nhận định, năm nay nếu mọi việc đều theo chủ quan điều hành thì lạm phát dự kiến ở mức 7,5%, sang năm 2013 sẽ thấp hơn nhưng tăng trưởng GDP sẽ cao hơn.
Trên cơ sở đó sẽ đưa ra một quy định về mức lãi suất và giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án về lãi suất cụ thể theo hướng: nếu lạm phát giảm xuống thì lãi suất sẽ giảm theo.
Ông cũng lưu ý, do nền kinh tế vẫn đang dần hoàn thiện để chuyển sang cơ chế thị trường, nên vẫn cần những biện pháp hành chính chứ không thể để hoàn toàn cho thị trường quyết định.
Đối với vấn đề nợ xấu, Bộ trưởng Đam cho rằng, để giải quyết cần có lộ trình thích hợp và đồng bộ, bởi nợ xấu liên quan đến nhiều vấn đề khác như hàng tồn kho, bất động sản... Trước hết, các ngân hàng phải dùng nguồn lực của mình để giải quyết, vì suy cho cùng ngân hàng cũng là doanh nghiệp.
Đáng chú ý, theo thông cáo báo chí về phiên họp này, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô. Đồng thời xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu về ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếu kém, khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống. Đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm góp phần ổn định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân, tăng tổng cầu nền kinh tế.
Thông cáo cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 20/11/2012 ước tăng 15,33% so với tháng 12/2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 15,98%. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) ước tăng 4,15% so với cuối năm 2011.
Theo đánh giá của Chính phủ, bên cạnh những kết quả khả quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chậm được xử lý, việc triển khai cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém còn chậm.
Chính phủ cho rằng, lãi suất cho vay hiện đang phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10 -13%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường cơ bản ổn định.
Tại buổi họp báo Chính phủ vào chiều tối 29/11, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, Chính phủ đã bàn thảo và nhận định, năm nay nếu mọi việc đều theo chủ quan điều hành thì lạm phát dự kiến ở mức 7,5%, sang năm 2013 sẽ thấp hơn nhưng tăng trưởng GDP sẽ cao hơn.
Trên cơ sở đó sẽ đưa ra một quy định về mức lãi suất và giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án về lãi suất cụ thể theo hướng: nếu lạm phát giảm xuống thì lãi suất sẽ giảm theo.
Ông cũng lưu ý, do nền kinh tế vẫn đang dần hoàn thiện để chuyển sang cơ chế thị trường, nên vẫn cần những biện pháp hành chính chứ không thể để hoàn toàn cho thị trường quyết định.
Đối với vấn đề nợ xấu, Bộ trưởng Đam cho rằng, để giải quyết cần có lộ trình thích hợp và đồng bộ, bởi nợ xấu liên quan đến nhiều vấn đề khác như hàng tồn kho, bất động sản... Trước hết, các ngân hàng phải dùng nguồn lực của mình để giải quyết, vì suy cho cùng ngân hàng cũng là doanh nghiệp.
Đáng chú ý, theo thông cáo báo chí về phiên họp này, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô. Đồng thời xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu về ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếu kém, khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống. Đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm góp phần ổn định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân, tăng tổng cầu nền kinh tế.
Thông cáo cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 20/11/2012 ước tăng 15,33% so với tháng 12/2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 15,98%. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) ước tăng 4,15% so với cuối năm 2011.
Theo đánh giá của Chính phủ, bên cạnh những kết quả khả quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chậm được xử lý, việc triển khai cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém còn chậm.
Chính phủ cho rằng, lãi suất cho vay hiện đang phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10 -13%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường cơ bản ổn định.