Có thể mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước có thể mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay VND, sau khi đã thực hiện đối với 4 lĩnh vực từ ngày 8/5
Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay VND, sau khi đã thực hiện đối với 4 lĩnh vực từ ngày 8/5 vừa qua.
Theo nguồn tin của VnEconomy, khả năng trên được đặt ra trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm 2012.
Cụ thể, nhà điều hành sẽ nghiên cứu khả năng quy định chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đối với lĩnh vực sản xuất và cả với các lĩnh vực không khuyến khích. Theo đó, trần lãi suất cho vay có cơ hội mở rộng cho nhiều đối tượng vay vốn hơn, thay vì giới hạn cho 4 lĩnh vực được áp từ ngày 8/5 vừa qua.
Theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, lãi suất cho vay tối đa được xác định bằng lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm. Với trần lãi suất huy động hiện tại, mức cho vay tối đa theo quy định đó là 15%/năm.
Ở khả năng trên, nếu việc áp trần được mở rộng ra lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực không khuyến khích, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ áp một biên độ rộng hơn so với mức 3%/năm nói trên để các tổ chức tín dụng linh hoạt với các lĩnh vực khuyến khích hoặc không khuyến khích.
Và nếu cơ chế trần lãi suất cho vay được mở rộng như vậy sẽ tiếp tục tạo điều kiện để giảm bớt áp lực chi phí đối với các đối tượng vay vốn nói chung.
Ở định hướng điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định lộ trình dự kiến giảm 1%/năm lãi suất mỗi quỹ. Theo đó, lãi suất huy động VND đến cuối năm 2012 dự kiến sẽ giảm về khoảng 9% - 10%. Đây cũng là mốc lãi suất được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính khi trả lời báo giới cuối tuần qua.
Theo nguồn tin của VnEconomy, khả năng trên được đặt ra trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm 2012.
Cụ thể, nhà điều hành sẽ nghiên cứu khả năng quy định chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đối với lĩnh vực sản xuất và cả với các lĩnh vực không khuyến khích. Theo đó, trần lãi suất cho vay có cơ hội mở rộng cho nhiều đối tượng vay vốn hơn, thay vì giới hạn cho 4 lĩnh vực được áp từ ngày 8/5 vừa qua.
Theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, lãi suất cho vay tối đa được xác định bằng lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm. Với trần lãi suất huy động hiện tại, mức cho vay tối đa theo quy định đó là 15%/năm.
Ở khả năng trên, nếu việc áp trần được mở rộng ra lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực không khuyến khích, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ áp một biên độ rộng hơn so với mức 3%/năm nói trên để các tổ chức tín dụng linh hoạt với các lĩnh vực khuyến khích hoặc không khuyến khích.
Và nếu cơ chế trần lãi suất cho vay được mở rộng như vậy sẽ tiếp tục tạo điều kiện để giảm bớt áp lực chi phí đối với các đối tượng vay vốn nói chung.
Ở định hướng điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định lộ trình dự kiến giảm 1%/năm lãi suất mỗi quỹ. Theo đó, lãi suất huy động VND đến cuối năm 2012 dự kiến sẽ giảm về khoảng 9% - 10%. Đây cũng là mốc lãi suất được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính khi trả lời báo giới cuối tuần qua.