Tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng
Những loại thuốc kích thích sinh trưởng ngoài danh mục rất rẻ, có độc lực cao, và làm cho rau quả... xanh hơn
Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan trong trồng rau, quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân và tác hại của các loại thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người dân thu hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái theo quy định thì rau quả đã bị mất “mã” không còn bắt mắt.
Những tác hại khôn lường đối với con người
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người là điều chắc chắn, đối với thuốc ngoài danh mục thì sẽ độc hơn rất nhiều. Sử dụng lượng thuốc quá lớn sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư. Nhiều trường hợp thuốc bảo vệ thực vật dùng xong không thu gom vứt ra ao hồ làm cá chết vì ngộ độc, vừa ảnh hưởng đến môi trường và thậm chí nhiều người không biết nguyên nhân còn vớt cá về ăn.
Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố trong năm 2007 đã có 4.670 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật với 5.207 trường hợp, có 101 trường hợp tử vong. Những trường hợp ăn uống nhầm có 540 ca chiếm 10,4% với 3 trường hợp tử vong. Số trường hợp nhiễm độc do lao động là 273 ca chiếm 5,2% có 2 trường hợp bị tử vong. Trong khi đó, việc kiểm soát, ngăn chăn sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật vẫn rất hạn chế bởi thiếu nơi lưu giữ, tiêu hủy.
Về nguyên tắc, chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh có quyền đi kiểm tra, thu giữ, xử phạt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển đóng gói, sang chai các loại thuốc ngoài danh mục cho phép theo. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là các địa phương đều rất thiếu kho lưu trữ lượng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục.
Thực tế, cả nước chưa có kho chứa chuyên dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, nhiều nơi cũng không bố trí ngân sách cho tiêu huỷ. Chính vì vậy khi các chi cục bảo vệ thực vật bắt được nhiều thuốc ngoài luồng để trong kho cứ đầy dần lên đến lúc không còn chỗ chứa, do đó, thuốc bảo vệ thực vật ngoài luồng vẫn tha hồ tung hoành.
Xây dựng kho tiêu huỷ ở ba miền
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Bỉnh Thìn cho biết, đa phần thuốc trôi nổi là thuốc buôn lậu qua đường biên với các loại thuốc cấm như nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ, nhóm chì, nhóm asen... Còn do có từ trong chiến tranh để lại thuộc nhóm clo hữu cơ dùng diệt muỗi trong y tế, côn trùng, sâu bọ và dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, đã bị cấm từ năm 1972 và nằm trong các kho lưu trữ nhưng do khâu quản lý bảo quản không cẩn thận, những loại thuốc này vẫn đang được sử dụng, nhất là ở miền Trung.
Để xử lý tình trạng thuốc bảo vệ thực vật cấm được dùng làm thuốc kích thích tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất xây dựng ngay 3 kho tiêu hủy ở 3 miền để khi bắt được các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm thì sẽ lưu trữ và tiến hành tiêu huỷ. Dự kiến, kho tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật ở phía Bắc sẽ được đặt ở Lạng Sơn, miền Trung có thể đặt ở Đà Nẵng, miền Nam sẽ đặt ở Tây Ninh.
Công nghệ được sử dụng để tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật có thể là đốt trong lò xi măng 2 giai đoạn với nhiệt độ cao đã được công nhận là không còn chất độc. Tổng lượng thuốc không có nhu cầu sử dụng và đang lưu trữ tại kho cần tiêu huỷ khoảng 150 tấn cả thuốc nước và có khoảng 70 tấn đóng bao bì. Hiện đã có 6 tỉnh xây dựng đề án tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục như Tp.HCM, Hà Tây, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc...
Ngoài ra, hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ được áp dụng theo hướng thuốc trong danh sách có những loại sử dụng sau 7 ngày là có thể thu hoạch được mà không gây tác hại đến sức khỏe con người, có loại 5 ngày, mỗi loại có hướng dẫn riêng. Ông Nguyễn Bỉnh Thìn cho biết thêm: “Xu hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bây giờ là dùng loại thuốc không dài quá 7 ngày vì lâu quá nông dân không thể chờ, người tiêu dùng sẽ “đói” rau”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người dân thu hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái theo quy định thì rau quả đã bị mất “mã” không còn bắt mắt.
Những tác hại khôn lường đối với con người
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người là điều chắc chắn, đối với thuốc ngoài danh mục thì sẽ độc hơn rất nhiều. Sử dụng lượng thuốc quá lớn sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư. Nhiều trường hợp thuốc bảo vệ thực vật dùng xong không thu gom vứt ra ao hồ làm cá chết vì ngộ độc, vừa ảnh hưởng đến môi trường và thậm chí nhiều người không biết nguyên nhân còn vớt cá về ăn.
Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố trong năm 2007 đã có 4.670 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật với 5.207 trường hợp, có 101 trường hợp tử vong. Những trường hợp ăn uống nhầm có 540 ca chiếm 10,4% với 3 trường hợp tử vong. Số trường hợp nhiễm độc do lao động là 273 ca chiếm 5,2% có 2 trường hợp bị tử vong. Trong khi đó, việc kiểm soát, ngăn chăn sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật vẫn rất hạn chế bởi thiếu nơi lưu giữ, tiêu hủy.
Về nguyên tắc, chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh có quyền đi kiểm tra, thu giữ, xử phạt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển đóng gói, sang chai các loại thuốc ngoài danh mục cho phép theo. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là các địa phương đều rất thiếu kho lưu trữ lượng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục.
Thực tế, cả nước chưa có kho chứa chuyên dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, nhiều nơi cũng không bố trí ngân sách cho tiêu huỷ. Chính vì vậy khi các chi cục bảo vệ thực vật bắt được nhiều thuốc ngoài luồng để trong kho cứ đầy dần lên đến lúc không còn chỗ chứa, do đó, thuốc bảo vệ thực vật ngoài luồng vẫn tha hồ tung hoành.
Xây dựng kho tiêu huỷ ở ba miền
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Bỉnh Thìn cho biết, đa phần thuốc trôi nổi là thuốc buôn lậu qua đường biên với các loại thuốc cấm như nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ, nhóm chì, nhóm asen... Còn do có từ trong chiến tranh để lại thuộc nhóm clo hữu cơ dùng diệt muỗi trong y tế, côn trùng, sâu bọ và dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, đã bị cấm từ năm 1972 và nằm trong các kho lưu trữ nhưng do khâu quản lý bảo quản không cẩn thận, những loại thuốc này vẫn đang được sử dụng, nhất là ở miền Trung.
Để xử lý tình trạng thuốc bảo vệ thực vật cấm được dùng làm thuốc kích thích tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất xây dựng ngay 3 kho tiêu hủy ở 3 miền để khi bắt được các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm thì sẽ lưu trữ và tiến hành tiêu huỷ. Dự kiến, kho tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật ở phía Bắc sẽ được đặt ở Lạng Sơn, miền Trung có thể đặt ở Đà Nẵng, miền Nam sẽ đặt ở Tây Ninh.
Công nghệ được sử dụng để tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật có thể là đốt trong lò xi măng 2 giai đoạn với nhiệt độ cao đã được công nhận là không còn chất độc. Tổng lượng thuốc không có nhu cầu sử dụng và đang lưu trữ tại kho cần tiêu huỷ khoảng 150 tấn cả thuốc nước và có khoảng 70 tấn đóng bao bì. Hiện đã có 6 tỉnh xây dựng đề án tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục như Tp.HCM, Hà Tây, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc...
Ngoài ra, hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ được áp dụng theo hướng thuốc trong danh sách có những loại sử dụng sau 7 ngày là có thể thu hoạch được mà không gây tác hại đến sức khỏe con người, có loại 5 ngày, mỗi loại có hướng dẫn riêng. Ông Nguyễn Bỉnh Thìn cho biết thêm: “Xu hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bây giờ là dùng loại thuốc không dài quá 7 ngày vì lâu quá nông dân không thể chờ, người tiêu dùng sẽ “đói” rau”.