Tranh chấp biên giới phủ bóng thượng đỉnh Trung - Ấn
Những cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào biên giới Ấn Độ đã diễn ra liên tục, tới 334 lần trong 8 tháng đầu năm 2014
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ hôm 18/9 đã đối đầu nhau ở biên giới hai nước tại khu vực Himalayas, giữa lúc lãnh đạo hai bên đang hứa hẹn thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư, hãng tin AP cho hay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Ấn Độ từ 17 đến 19/9 với mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và giải quyết những vấn đề trở ngại trong quan hệ song phương. Chuyến thăm này ngay từ khi chưa bắt đầu đã gây sự chú ý với dư luận, bởi nó diễn ra trong bối cảnh khu vực đang diễn biến phức tạp và bản thân hai nước này đang có tranh chấp lãnh thổ.
Một ngày trước chuyến thăm, hôm 16/9, Ấn Độ tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ” đường biên giới kéo dài 3.500 km, sau khi 200 binh sĩ Trung Quốc hồi tuần trước tràn vào vùng Ladkah mà New Delhi khẳng định là lãnh thổ của mình. Những cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào khu vực biên giới của phía Ấn Độ đã diễn ra liên tục, tới 334 lần trong vòng 8 tháng đầu năm 2014.
Theo giới phân tích quốc tế, cuộc tranh chấp biên giới dai dẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc là trở ngại rõ ràng nhất trong mối quan hệ phức tạp giữa hai cường quốc châu Á, trong bối cảnh họ đang cố gắng tăng cường thương mại và đầu tư. Những ngờ vực giữa hai nước Trung - Ấn, vốn bắt nguồn từ cuộc chiến tranh biên giới hồi năm 1962 khiến khoảng 2.000 binh lính thiệt mạng.
Không nằm ngoài dự đoán, những tranh chấp biên giới đã trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu châu Á. Ngay trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bang Gujarat vào tối ngày 17/9, ngày đầu tiên trong chuyến thăm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã nêu ra những vụ xâm nhập biên giới của binh lính Trung Quốc.
Tiếp đó, trong cuộc hội đàm ở New Delhi, nhà lãnh đạo Ấn Độ lại nêu ra vấn đề trên. Và tại cuộc họp báo sau đó, ông Modi đã bày tỏ sự lo ngại của Ấn Độ về những vụ việc tái diễn ở đường biên giới. Cũng ở cuộc họp báo này, hai nhà lãnh đạo Ấn, Trung cùng cho rằng, nền hòa bình và ổn định dọc đường biên giới là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khu vực.
"Hòa bình và bình yên ở khu vực biên giới tạo nên một nền tảng cốt yếu cho sự tin tưởng lẫn nhau để thấy được tất cả tiềm năng của mối quan hệ song phương", Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố. Trong khi, Chủ tịch Trung Quốc cam kết nước ông sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình. "Một quốc gia hiếu chiến, thì dù nước đó có lớn thế nào, cuối cùng cũng sẽ diệt vọng", ông Tập tuyên bố.
Trong khi đó, từ Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, "Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới vấn đề biên giới. Sau các cuộc đối thoại hiệu quả, kịp thời, tình hình đã được kiểm soát. Vấn đề biên giới là vấn đề còn tồn tại từ lịch sử. Trong nhiều năm, hai nước đã duy trì hòa bình ở khu vực biên giới chung thông qua cơ chế tham vấn phù hợp".
Trước khi chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập Cận Bình diễn ra, hầu hết giới phân tích đều quan tâm tới khả năng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Việc ông Tập Cận Bình thăm bang Gujarat, quê hương của ông Modi, được xem là nhằm tranh thủ tình cảm của nhà lãnh đạo Ấn Độ, đồng thời thể hiện ý định sẽ tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư với bang phát triển đầu tàu của Ấn Độ.
Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế và thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 66 tỷ USD trong năm ngoái, trong đó giá trị xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tới 51 tỷ USD. Ấn Độ hy vọng đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Ấn Độ sẽ góp phần bù đắp mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vốn đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, Chủ tịch Trung Quốc mang tới khoản đầu tư hàng tỷ USD, gấp nhiều lần lượng đầu tư của Bắc Kinh cho New Delhi trong 14 năm qua.
"Có thể thấy được mục đích chuyến thăm Ấn Độ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua đoàn tháp tùng hùng hậu, bao gồm nhiều bộ trưởng cấp cao, chủ tịch của các ngân hàng và những tập đoàn thương mại hàng đầu", hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Singhal, một chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại Gateway House, có trụ sở tại New Delhi, nhận định.
Trên thực tế, ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Ấn Độ, tại Gujarat, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký ba thỏa thuận hợp tác, gồm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Quảng Châu (Trung Quốc) và Ahmedabad (thành phố thuộc Gujarat), thỏa thuận phát triển mối quan hệ văn hóa, xã hội giữa Quảng Đông và bang Gujarat; thỏa thuận thành lập các khu công nghiệp tại Gujarat.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Ấn Độ từ 17 đến 19/9 với mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và giải quyết những vấn đề trở ngại trong quan hệ song phương. Chuyến thăm này ngay từ khi chưa bắt đầu đã gây sự chú ý với dư luận, bởi nó diễn ra trong bối cảnh khu vực đang diễn biến phức tạp và bản thân hai nước này đang có tranh chấp lãnh thổ.
Một ngày trước chuyến thăm, hôm 16/9, Ấn Độ tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ” đường biên giới kéo dài 3.500 km, sau khi 200 binh sĩ Trung Quốc hồi tuần trước tràn vào vùng Ladkah mà New Delhi khẳng định là lãnh thổ của mình. Những cuộc xâm nhập của quân đội Trung Quốc vào khu vực biên giới của phía Ấn Độ đã diễn ra liên tục, tới 334 lần trong vòng 8 tháng đầu năm 2014.
Theo giới phân tích quốc tế, cuộc tranh chấp biên giới dai dẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc là trở ngại rõ ràng nhất trong mối quan hệ phức tạp giữa hai cường quốc châu Á, trong bối cảnh họ đang cố gắng tăng cường thương mại và đầu tư. Những ngờ vực giữa hai nước Trung - Ấn, vốn bắt nguồn từ cuộc chiến tranh biên giới hồi năm 1962 khiến khoảng 2.000 binh lính thiệt mạng.
Không nằm ngoài dự đoán, những tranh chấp biên giới đã trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu châu Á. Ngay trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bang Gujarat vào tối ngày 17/9, ngày đầu tiên trong chuyến thăm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã nêu ra những vụ xâm nhập biên giới của binh lính Trung Quốc.
Tiếp đó, trong cuộc hội đàm ở New Delhi, nhà lãnh đạo Ấn Độ lại nêu ra vấn đề trên. Và tại cuộc họp báo sau đó, ông Modi đã bày tỏ sự lo ngại của Ấn Độ về những vụ việc tái diễn ở đường biên giới. Cũng ở cuộc họp báo này, hai nhà lãnh đạo Ấn, Trung cùng cho rằng, nền hòa bình và ổn định dọc đường biên giới là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khu vực.
"Hòa bình và bình yên ở khu vực biên giới tạo nên một nền tảng cốt yếu cho sự tin tưởng lẫn nhau để thấy được tất cả tiềm năng của mối quan hệ song phương", Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố. Trong khi, Chủ tịch Trung Quốc cam kết nước ông sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình. "Một quốc gia hiếu chiến, thì dù nước đó có lớn thế nào, cuối cùng cũng sẽ diệt vọng", ông Tập tuyên bố.
Trong khi đó, từ Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, "Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt quan tâm tới vấn đề biên giới. Sau các cuộc đối thoại hiệu quả, kịp thời, tình hình đã được kiểm soát. Vấn đề biên giới là vấn đề còn tồn tại từ lịch sử. Trong nhiều năm, hai nước đã duy trì hòa bình ở khu vực biên giới chung thông qua cơ chế tham vấn phù hợp".
Trước khi chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập Cận Bình diễn ra, hầu hết giới phân tích đều quan tâm tới khả năng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Việc ông Tập Cận Bình thăm bang Gujarat, quê hương của ông Modi, được xem là nhằm tranh thủ tình cảm của nhà lãnh đạo Ấn Độ, đồng thời thể hiện ý định sẽ tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư với bang phát triển đầu tàu của Ấn Độ.
Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế và thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 66 tỷ USD trong năm ngoái, trong đó giá trị xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tới 51 tỷ USD. Ấn Độ hy vọng đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Ấn Độ sẽ góp phần bù đắp mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vốn đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, Chủ tịch Trung Quốc mang tới khoản đầu tư hàng tỷ USD, gấp nhiều lần lượng đầu tư của Bắc Kinh cho New Delhi trong 14 năm qua.
"Có thể thấy được mục đích chuyến thăm Ấn Độ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình qua đoàn tháp tùng hùng hậu, bao gồm nhiều bộ trưởng cấp cao, chủ tịch của các ngân hàng và những tập đoàn thương mại hàng đầu", hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Singhal, một chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại Gateway House, có trụ sở tại New Delhi, nhận định.
Trên thực tế, ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Ấn Độ, tại Gujarat, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký ba thỏa thuận hợp tác, gồm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Quảng Châu (Trung Quốc) và Ahmedabad (thành phố thuộc Gujarat), thỏa thuận phát triển mối quan hệ văn hóa, xã hội giữa Quảng Đông và bang Gujarat; thỏa thuận thành lập các khu công nghiệp tại Gujarat.