Ấn Độ ráo riết phòng thủ trước Trung Quốc
Ấn Độ đang lên kế hoạch chi 10 tỷ USD xây dựng một loạt quân đoàn tấn công miền núi, nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc
Liên tục những ngày qua, truyền thông Ấn Độ rầm rộ đưa tin, quốc gia Nam Á này đang tăng cường phòng thủ tại khu vực biên giới giáp với Trung Quốc.
Tờ Times of India số ra ngày 22/8 cho biết, sau khi bố trí loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình Sukhoi-30MKI ở các khu vực chiến lược Tezpur và Chabua, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai 6 khẩu đội tên lửa đất đối không Akash ở vùng đông bắc nhằm ngăn chặn máy bay phản lực, trực thăng và máy bay không người lái của Trung Quốc có những hành động bất ngờ trong khu vực.
Báo trên dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đã bắt đầu di chuyển 6 khẩu đội tên lửa đất đối không Akash đến khu vực đông bắc nước này. Tổ hợp tên lửa đất đối không Akash do Ấn Độ tự sản xuất có thể đồng thời vô hiệu hóa được nhiều mục tiêu trong phạm vi đánh chặn 25 km dưới mọi điều kiện thời tiết.
Một nguồn tin nói với tờ Times of India rằng, "IAF đã triển khai hai khẩu đội tên lửa Akash đầu tiên tại các căn cứ Mirage-2000 ở Gwalior và căn cứ Sukhoi ở Pune. Sáu khẩu đội khác, đã được ủy ban nội các về an ninh thông qua, sẽ được triển khai để ngăn ngừa mọi mối đe dọa từ các vùng biên giới phía bắc".
Công trình phát triển tên lửa Akash được Ấn Độ triển khai từ thập niên 1990. Sau nhiều lần thử nghiệm, hệ thống vũ khí này đã được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ từ năm 2008. Theo báo trên, việc triển khai loại tên lửa mới tại đông bắc, nằm trong kế hoạch toàn diện nhằm đạt mục tiêu răn đe tin cậy dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 4.057 km với Trung Quốc.
Trước đó, mạng tin Want China Times dẫn một bản tin trên tờ Hindustan Times của Ấn Độ cho hay, nước này đang lên kế hoạch chi khoảng 620 tỷ rupee (tương đương 10 tỷ USD), để xây dựng một loạt những quân đoàn tấn công miền núi, nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc tại khu vực dọc theo biên giới phía đông bắc giữa hai quốc gia.
Theo tờ Hindustan Times, Tướng Dalbir Singh Suhag, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, sẽ tới thăm Bộ Tư lệnh phía đông đóng tại Kolkata trước thời điểm cuối tháng này, để kiểm tra tiến độ xây dựng 17 quân đoàn mới. Những quân đoàn này được thiết kế nhằm ngăn chặn các hoạt động do thám và tình báo của phía Trung Quốc dọc theo đường kiểm soát thực tế giữa hai nước.
Các quân đoàn mới thành lập này có khả năng được đưa vào hoạt động vào năm 2022 và dự kiến sẽ giúp giảm bớt lợi thế sức chiến đấu của Trung Quốc trước Ấn Độ từ tỷ lệ hiện nay là 3/1 xuống còn 2,1/1. Tướng Singh mới đây đã hoàn thành chuyến thăm dọc theo đường kiểm soát thực tế trong khu vực nhạy cảm giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Bên cạnh việc thành lập hàng loạt quân đoàn tấn công miền núi, Ấn Độ cũng được cho là đang tìm kiếm các cơ hội lớn hơn về hợp tác quốc phòng với Mỹ trong việc phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, hiện các kế hoạch mua 145 khẩu bích kích pháo siêu nhẹ M777 của Mỹ nhằm trang bị cho 17 quân đoàn mới đang bị đình trệ do mức chi phí quá cao.
Theo Tribune, một tờ báo khác cũng của Ấn Độ, New Delhi đang tăng cường phòng thủ quân sự tại Jammu và Kashmir, sau khi Bắc Kinh "bao vây khu vực này" bằng 6 sân bay, chiến đấu cơ và lực lượng đặc nhiệm. Ấn Độ được cho là sẽ điều động 150 xe tăng T-72 tới Ladakh và triển khai các đơn vị phóng tên lửa đa nòng Smerch có thể đánh trúng các mục tiêu cách xa 70 - 80 km, tới các điểm then chốt.
Hôm 17/8, binh sỹ Trung Quốc đã băng qua LAC, tiến sâu vào đất Ấn Độ từ 20 - 30 km tại Burtse ở phía bắc Ladakh. Ấn Độ được cho là đã triển khai một đội phản ứng nhanh tới đây, song binh sỹ Trung Quốc đã từ chối rút lui. Theo Want China Times, một phát ngôn viên quân đội Ấn Độ đã hạ bớt căng thẳng bằng cách tuyên bố, đó là khu vực dọc biên giới nơi hai nước có quan điểm khác nhau về LAC.
Trao đổi với tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Triệu Cán Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, cho rằng việc Ấn Độ tăng cường phòng thủ dọc biên giới của nước này không phải là điều bất ngờ. Do những bất đồng về cách xác định đường kiểm soát thực tế, nên binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều lần đối đầu ở khu vực này.
Theo ông Triệu, những hành động gần đây của Ấn Độ rõ ràng là "không có lợi" cho quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc gần đây đã tăng cường hoạt động khắp Tây Tạng và Tân Cương, đều tiếp giáp với vùng Ladakh. Trong thời gian qua, Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại trên khu vực cao nguyên Thanh - Tạng giáp với Ấn Độ. Những việc này đã khiến giới chức Ấn Độ cảm thấy lo ngại.
Tháng 4 năm ngoái, quân lính Trung Quốc cũng đã vượt qua biên giới với Ấn Độ tiến vào khu vực Ladakh và dựng trại, gây căng thẳng với binh lính Ấn Độ trong suốt thời gian ba tuần. Giới chức cấp cao hai nước đã phải dàn xếp với nhau bằng một thỏa thuận để hai bên cùng rút quân.
Tờ Times of India số ra ngày 22/8 cho biết, sau khi bố trí loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình Sukhoi-30MKI ở các khu vực chiến lược Tezpur và Chabua, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai 6 khẩu đội tên lửa đất đối không Akash ở vùng đông bắc nhằm ngăn chặn máy bay phản lực, trực thăng và máy bay không người lái của Trung Quốc có những hành động bất ngờ trong khu vực.
Báo trên dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đã bắt đầu di chuyển 6 khẩu đội tên lửa đất đối không Akash đến khu vực đông bắc nước này. Tổ hợp tên lửa đất đối không Akash do Ấn Độ tự sản xuất có thể đồng thời vô hiệu hóa được nhiều mục tiêu trong phạm vi đánh chặn 25 km dưới mọi điều kiện thời tiết.
Một nguồn tin nói với tờ Times of India rằng, "IAF đã triển khai hai khẩu đội tên lửa Akash đầu tiên tại các căn cứ Mirage-2000 ở Gwalior và căn cứ Sukhoi ở Pune. Sáu khẩu đội khác, đã được ủy ban nội các về an ninh thông qua, sẽ được triển khai để ngăn ngừa mọi mối đe dọa từ các vùng biên giới phía bắc".
Công trình phát triển tên lửa Akash được Ấn Độ triển khai từ thập niên 1990. Sau nhiều lần thử nghiệm, hệ thống vũ khí này đã được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ từ năm 2008. Theo báo trên, việc triển khai loại tên lửa mới tại đông bắc, nằm trong kế hoạch toàn diện nhằm đạt mục tiêu răn đe tin cậy dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 4.057 km với Trung Quốc.
Trước đó, mạng tin Want China Times dẫn một bản tin trên tờ Hindustan Times của Ấn Độ cho hay, nước này đang lên kế hoạch chi khoảng 620 tỷ rupee (tương đương 10 tỷ USD), để xây dựng một loạt những quân đoàn tấn công miền núi, nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc tại khu vực dọc theo biên giới phía đông bắc giữa hai quốc gia.
Theo tờ Hindustan Times, Tướng Dalbir Singh Suhag, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, sẽ tới thăm Bộ Tư lệnh phía đông đóng tại Kolkata trước thời điểm cuối tháng này, để kiểm tra tiến độ xây dựng 17 quân đoàn mới. Những quân đoàn này được thiết kế nhằm ngăn chặn các hoạt động do thám và tình báo của phía Trung Quốc dọc theo đường kiểm soát thực tế giữa hai nước.
Các quân đoàn mới thành lập này có khả năng được đưa vào hoạt động vào năm 2022 và dự kiến sẽ giúp giảm bớt lợi thế sức chiến đấu của Trung Quốc trước Ấn Độ từ tỷ lệ hiện nay là 3/1 xuống còn 2,1/1. Tướng Singh mới đây đã hoàn thành chuyến thăm dọc theo đường kiểm soát thực tế trong khu vực nhạy cảm giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Bên cạnh việc thành lập hàng loạt quân đoàn tấn công miền núi, Ấn Độ cũng được cho là đang tìm kiếm các cơ hội lớn hơn về hợp tác quốc phòng với Mỹ trong việc phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, hiện các kế hoạch mua 145 khẩu bích kích pháo siêu nhẹ M777 của Mỹ nhằm trang bị cho 17 quân đoàn mới đang bị đình trệ do mức chi phí quá cao.
Theo Tribune, một tờ báo khác cũng của Ấn Độ, New Delhi đang tăng cường phòng thủ quân sự tại Jammu và Kashmir, sau khi Bắc Kinh "bao vây khu vực này" bằng 6 sân bay, chiến đấu cơ và lực lượng đặc nhiệm. Ấn Độ được cho là sẽ điều động 150 xe tăng T-72 tới Ladakh và triển khai các đơn vị phóng tên lửa đa nòng Smerch có thể đánh trúng các mục tiêu cách xa 70 - 80 km, tới các điểm then chốt.
Hôm 17/8, binh sỹ Trung Quốc đã băng qua LAC, tiến sâu vào đất Ấn Độ từ 20 - 30 km tại Burtse ở phía bắc Ladakh. Ấn Độ được cho là đã triển khai một đội phản ứng nhanh tới đây, song binh sỹ Trung Quốc đã từ chối rút lui. Theo Want China Times, một phát ngôn viên quân đội Ấn Độ đã hạ bớt căng thẳng bằng cách tuyên bố, đó là khu vực dọc biên giới nơi hai nước có quan điểm khác nhau về LAC.
Trao đổi với tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Triệu Cán Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, cho rằng việc Ấn Độ tăng cường phòng thủ dọc biên giới của nước này không phải là điều bất ngờ. Do những bất đồng về cách xác định đường kiểm soát thực tế, nên binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều lần đối đầu ở khu vực này.
Theo ông Triệu, những hành động gần đây của Ấn Độ rõ ràng là "không có lợi" cho quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc gần đây đã tăng cường hoạt động khắp Tây Tạng và Tân Cương, đều tiếp giáp với vùng Ladakh. Trong thời gian qua, Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại trên khu vực cao nguyên Thanh - Tạng giáp với Ấn Độ. Những việc này đã khiến giới chức Ấn Độ cảm thấy lo ngại.
Tháng 4 năm ngoái, quân lính Trung Quốc cũng đã vượt qua biên giới với Ấn Độ tiến vào khu vực Ladakh và dựng trại, gây căng thẳng với binh lính Ấn Độ trong suốt thời gian ba tuần. Giới chức cấp cao hai nước đã phải dàn xếp với nhau bằng một thỏa thuận để hai bên cùng rút quân.