08:18 19/12/2007

Trao quyền chủ động giá cước cho doanh nghiệp viễn thông

Tuấn Hùng

Những quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp viễn thông có thể đưa ra nhiều mức giá cạnh tranh hơn trên thị trường

Dịch vụ bưu chính viễn thông được đánh giá thuộc nhóm dịch vụ quan trọng, nếu điều chỉnh hợp lý giá cước sẽ có tác động tốt đến việc bình ổn mặt bằng giá cả chung - Ảnh Việt Tuấn.
Dịch vụ bưu chính viễn thông được đánh giá thuộc nhóm dịch vụ quan trọng, nếu điều chỉnh hợp lý giá cước sẽ có tác động tốt đến việc bình ổn mặt bằng giá cả chung - Ảnh Việt Tuấn.
Những quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp viễn thông có thđưa ra nhiều mức giá cạnh tranh hơn trên thị trường.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Theo đó, các doanh nghiệp s được chủ động trong việc điều chỉnh cước dịch vụ của mình.

Cụ thể, doanh nghiệp bưu chính viễn thông có quyền quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung, hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước.

Với các dịch vụ quản lý theo hình thức đăng ký giá cước, trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký giá cước của doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ. Nếu được chấp nhận, doanh nghiệp tự ban hành quyết định giá cước trong phạm vi mức cước đã đăng ký.

Đối với giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng phương án giá cước kết nối, hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các doanh nghiệp tham gia kết nối xây dựng phương án giá cước kết nối, trình Bộ xem xét, thẩm định và ra quyết định ban hành.

Về giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế của Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài được quản lý theo hình thức báo giá. Cụ thể, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tiếp đàm phán, thỏa thuận giá cước thanh toán quốc tế và ký hợp đồng thanh toán quốc tế với các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, Nhà nước stôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể áp dụng hình thức quản lý khác nhau đối với giá cước giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhằm khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường.

Dịch vụ bưu chính viễn thông được đánh giá thuộc nhóm dịch vụ quan trọng, nếu điều chỉnh hợp lý giá cước sẽ có tác động tốt đến việc bình ổn mặt bằng giá cả chung.