“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (5): Tăng sức mạnh quân sự
Nam Sudan là nơi Trung Quốc nếm mùi thực tế phũ phàng của việc là một cường quốc toàn cầu
Từ đầu tư vào Pakistan cho tới triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đang được cảm nhận rõ nét ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãng tin CNN mới đây đã có một bài viết mang tựa đề “China’s new world order” (Trật tự thế giới mới của Trung Quốc). VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Kỳ 5: Sức mạnh quân sự
Nam Sudan là nơi Trung Quốc nếm mùi thực tế phũ phàng của việc là một cường quốc toàn cầu.
Vào tháng 7/2016, hai binh sỹ Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc ở thủ đô Juba của quốc gia châu Phi này trở về nhà trong cỗ áo quan. Trong hơn 3 thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc chưa lần nào chứng kiến binh sỹ thiệt mạng trong chiến đấu.
“Đối với Chính phủ Trung Quốc, đây là một cú sốc. Họ không muốn để xảy ra tổn thất về người, vì điều mà họ coi là sự cố gắng nhằm thể hiện quyền lực mềm”, giáo sư quan hệ quốc tế Shen Dingli thuộc Đại học Fudan ở Thượng Hải phát biểu.
Sự hiện diện của binh sỹ Trung Quốc trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở châu Phi chỉ là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc để trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu ngang tầm với Mỹ.
Trung Quốc hiện đang xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, chỉ cách vài dặm từ Trại Lemonnier - căn cứ quân sự mà Mỹ mở vào năm 2008. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển năng lực hoạt động của lực lượng hải quân ở các vùng biển xa xôi trên đại dương mở.
Hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên. Vũ khí quân sự của Trung Quốc, tuy được cho là còn chưa “đọ” được với Mỹ, nhưng đang ngày trở càng trở nên tinh vi, hiện đại hơn.
Trung Quốc lần đầu tiên cử quân tới một vùng chiến sự vào năm 2013, khi nước này triển khai lính gìn giữ hòa bình tới Mali. Tiếp đó, vào năm 2015, nước này đưa lính tới Nam Sudan. Tại đây, một bộ phận binh sỹ Trung Quốc được triển khai bảo vệ các cơ sở khai thác dầu mỏ, trong đó có một số mỏ dầu do Trung Quốc đầu tư. Ba chiến hạm của Trung Quốc đã tham gia đội tàu hải quân quốc tế chống cướp biển ở vịnh Aden.
Hiện Trung Quốc đã cung cấp 2.322 binh sỹ cho nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc trên toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ một quốc gia thành viên nào khác trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cam kết sẽ cung cấp thêm 8.000 binh sỹ cho một lực lượng phản ứng nhanh của Liên hiệp quốc. Mỹ chỉ có 42 lính gìn giữ hòa bình, nhưng lại là nước đóng góp ngân sách lớn nhất cho lực lượng này (dù Tổng thống Donald Trump muốn cắt giảm một nửa khoản ngân sách này).
Giáo sư Shen nói tham gia các lực lượng trên là một cách nhằm tăng cường vị thế của Trung Quốc với tư cách một cường quốc quân sự có trách nhiệm và cũng để huấn luyện binh sỹ nước này, bởi quân đội Trung Quốc chưa từng chiến đấu lần nào từ năm 1988.
Tuy vậy, ông Dennis J. Blasko, một cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh và Hồng Kông nói rằng việc lính Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình là một cách để đạt “giá trị tối đa về chính trị và tuyên truyền bằng một khoản đầu tư nhỏ về nhân sự và tiền bạc”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với CNN rằng nước này luôn tích cực tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, rằng “chúng tôi sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào hòa bình và an ninh của thế giới”.
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc nói rằng lính gìn giữ hòa bình của nước này không bảo vệ được các nhân viên cứu trợ khi những nhân viên này bị tấn công trong một khách sạn cùng ngày khi hai binh sỹ Trung Quốc thiệt mạng. Bắc Kinh nói những cáo buộc này là “tin đồn độc hại”.
Một báo cáo của Liên hiệp quốc về vụ việc nói rằng binh sỹ Trung Quốc đã bỏ vị trí. Bản báo cáo đổ lỗi cho sự truyền mệnh lệnh không tốt giữa các nhóm gìn giữ hòa bình đến từ Trung Quốc, Ethiopia, Nepal và Ấn Độ dẫn tới “phản ứng lộn xộn và thiếu hiệu quả trước vụ bạo lực xảy ra”.
Tuy nhiên, cái chết của hai binh sỹ và vụ bê bối xảy ra sau đó ở Nam Sudan đã khiến Trung Quốc giảm mức độ hào hứng với chiếc mũ nồi xanh.
Trong một báo cáo lên Quốc hội Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cho phép Bắc Kinh đạt “nhiều mục tiêu”, bao gồm cải thiện hình ảnh quốc tế và thu thập thông tin tình báo.
Trong số 16 đoàn quân gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, có 9 đoàn quân ở châu Phi - nơi Trung Quốc có nhiều khoản đầu tư lớn.
Tham gia lực lượng này cũng có thể giúp Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn trong việc ra quyết định tại Liên hiệp quốc và mang lại cho Bắc Kinh một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề ở Trung Đông - thị trường nhập khẩu dầu lửa chính của Trung Quốc.
“Trung Quốc muốn có cả quyền lực mềm và quyền lực cứng”, ông Shen nhận định. “Và điều này sẽ giúp Trung Quốc thể hiện rõ hơn hình ảnh của mình trên trường quốc tế”.
Kỳ 5: Sức mạnh quân sự
Nam Sudan là nơi Trung Quốc nếm mùi thực tế phũ phàng của việc là một cường quốc toàn cầu.
Vào tháng 7/2016, hai binh sỹ Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc ở thủ đô Juba của quốc gia châu Phi này trở về nhà trong cỗ áo quan. Trong hơn 3 thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc chưa lần nào chứng kiến binh sỹ thiệt mạng trong chiến đấu.
“Đối với Chính phủ Trung Quốc, đây là một cú sốc. Họ không muốn để xảy ra tổn thất về người, vì điều mà họ coi là sự cố gắng nhằm thể hiện quyền lực mềm”, giáo sư quan hệ quốc tế Shen Dingli thuộc Đại học Fudan ở Thượng Hải phát biểu.
Sự hiện diện của binh sỹ Trung Quốc trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở châu Phi chỉ là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc để trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu ngang tầm với Mỹ.
Trung Quốc hiện đang xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, chỉ cách vài dặm từ Trại Lemonnier - căn cứ quân sự mà Mỹ mở vào năm 2008. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển năng lực hoạt động của lực lượng hải quân ở các vùng biển xa xôi trên đại dương mở.
Hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên. Vũ khí quân sự của Trung Quốc, tuy được cho là còn chưa “đọ” được với Mỹ, nhưng đang ngày trở càng trở nên tinh vi, hiện đại hơn.
Trung Quốc lần đầu tiên cử quân tới một vùng chiến sự vào năm 2013, khi nước này triển khai lính gìn giữ hòa bình tới Mali. Tiếp đó, vào năm 2015, nước này đưa lính tới Nam Sudan. Tại đây, một bộ phận binh sỹ Trung Quốc được triển khai bảo vệ các cơ sở khai thác dầu mỏ, trong đó có một số mỏ dầu do Trung Quốc đầu tư. Ba chiến hạm của Trung Quốc đã tham gia đội tàu hải quân quốc tế chống cướp biển ở vịnh Aden.
Hiện Trung Quốc đã cung cấp 2.322 binh sỹ cho nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc trên toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ một quốc gia thành viên nào khác trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cam kết sẽ cung cấp thêm 8.000 binh sỹ cho một lực lượng phản ứng nhanh của Liên hiệp quốc. Mỹ chỉ có 42 lính gìn giữ hòa bình, nhưng lại là nước đóng góp ngân sách lớn nhất cho lực lượng này (dù Tổng thống Donald Trump muốn cắt giảm một nửa khoản ngân sách này).
Giáo sư Shen nói tham gia các lực lượng trên là một cách nhằm tăng cường vị thế của Trung Quốc với tư cách một cường quốc quân sự có trách nhiệm và cũng để huấn luyện binh sỹ nước này, bởi quân đội Trung Quốc chưa từng chiến đấu lần nào từ năm 1988.
Tuy vậy, ông Dennis J. Blasko, một cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh và Hồng Kông nói rằng việc lính Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình là một cách để đạt “giá trị tối đa về chính trị và tuyên truyền bằng một khoản đầu tư nhỏ về nhân sự và tiền bạc”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với CNN rằng nước này luôn tích cực tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, rằng “chúng tôi sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào hòa bình và an ninh của thế giới”.
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc nói rằng lính gìn giữ hòa bình của nước này không bảo vệ được các nhân viên cứu trợ khi những nhân viên này bị tấn công trong một khách sạn cùng ngày khi hai binh sỹ Trung Quốc thiệt mạng. Bắc Kinh nói những cáo buộc này là “tin đồn độc hại”.
Một báo cáo của Liên hiệp quốc về vụ việc nói rằng binh sỹ Trung Quốc đã bỏ vị trí. Bản báo cáo đổ lỗi cho sự truyền mệnh lệnh không tốt giữa các nhóm gìn giữ hòa bình đến từ Trung Quốc, Ethiopia, Nepal và Ấn Độ dẫn tới “phản ứng lộn xộn và thiếu hiệu quả trước vụ bạo lực xảy ra”.
Tuy nhiên, cái chết của hai binh sỹ và vụ bê bối xảy ra sau đó ở Nam Sudan đã khiến Trung Quốc giảm mức độ hào hứng với chiếc mũ nồi xanh.
Trong một báo cáo lên Quốc hội Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cho phép Bắc Kinh đạt “nhiều mục tiêu”, bao gồm cải thiện hình ảnh quốc tế và thu thập thông tin tình báo.
Trong số 16 đoàn quân gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, có 9 đoàn quân ở châu Phi - nơi Trung Quốc có nhiều khoản đầu tư lớn.
Tham gia lực lượng này cũng có thể giúp Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn trong việc ra quyết định tại Liên hiệp quốc và mang lại cho Bắc Kinh một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề ở Trung Đông - thị trường nhập khẩu dầu lửa chính của Trung Quốc.
“Trung Quốc muốn có cả quyền lực mềm và quyền lực cứng”, ông Shen nhận định. “Và điều này sẽ giúp Trung Quốc thể hiện rõ hơn hình ảnh của mình trên trường quốc tế”.