“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (4): Tiêu tiền như khách Trung Quốc
Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, nước Anh đang trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc
Từ đầu tư vào Pakistan cho tới triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đang được cảm nhận rõ nét ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãng tin CNN mới đây đã có một bài viết mang tựa đề “China’s new world order” (Trật tự thế giới mới của Trung Quốc). VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Kỳ 4: Tiêu tiền như khách Trung Quốc
Annabel Edwards, một phụ nữ người Anh 4 con sống trong một ngôi làng nhỏ yên tĩnh thuộc vùng Kidlington, nhớ lại lần đầu tiên du khách Trung Quốc xuất hiện ở làng này.
“Có khoảng 50-60 khách du lịch người Trung Quốc đi lên đi xuống, đi ra đi vào những khu vườn của dân làng, chụp ảnh hoa lá và những cái thùng rác có bánh lăn”, bà Edwards kể về chuyện xảy ra khoảng 1 năm trước.
Những vị khách bí ẩn mà bà Edwards nhắc đến bắt đầu quan tâm đến con đường vốn ít được để ý chạy qua nhà bà Edwards, khiến nơi này bất ngờ được thế giới biết đến.
Có tin đồn nói những du khách đó nhầm lẫn rằng vùng Kidlington đã xuất hiện trong bộ phim “Harry Potter”. Cũng có thông tin nói những du khách này bị bỏ mặc ở Kidlington sau khi từ chối trả thêm tiền để mua vé vào cung điện Blenheim ở gần đó. Hãng tin BBC thì nói rằng các du khách đã bị thu hút bởi những ngôi nhà và khu vườn yên tĩnh của Kidlington.
Có vẻ như không ai đưa ra được câu trả lời cuối cùng, nhưng có một điều chắc chắn: bà Edwards và những người dân khác trong làng đã chứng kiến hiện tượng lớn nhất trong ngành du lịch toàn cầu kể từ khi bắt đầu có các chuyến bay thương mại. Hiện tượng đó là làn sóng đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc.
Năm ngoái, số du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đạt 135 triệu lượt, với tổng mức chi tiêu là 261 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức chi 122 tỷ USD của du khách Mỹ - theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thuộc Liên hiệp quốc.
Việc đồng Bảng giảm giá sau sự kiện cử tri Anh chọn rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, chính sách nới lỏng các quy định cấp thị thực (visa), và mức độ kết nối tăng cường giữa Trung Quốc với Anh đã khiến nước Anh trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với du khách Trung Quốc. Trong năm 2015, số du khách Trung Quốc thăm xứ sương mù đạt 270.000 lượt, tăng khoảng 46% so với năm 2014.
“Tôi thích tất cả mọi thứ trong chuyến đi này. Điều tôi thích nhất về nước Anh là phong cảnh đẹp, cả ở nông thôn lẫn thành thị”, du khách Fu Shenghong, người vừa đi du lịch Anh theo tour, cho biết.
Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, nước Anh đang trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc. So với du khách đến từ các quốc gia khác, du khách Trung Quốc có thời gian lưu trú lâu hơn (15 đêm so với 8 đêm đối với du khách các nước khác thăm Anh) và chi tiêu nhiều hơn (2.807 USD mỗi lượt thăm, cao gấp 3 lần mức trung bình của du khách các nước khác) - theo tổ chức xúc tiến du lịch Anh Visit Britain.
Tổ chức này đang cố gắng để đưa nước Anh “sẵn sàng hơn cho việc đón tiếp du khách Trung Quốc”. Trong số 500 doanh nghiệp đăng ký chương trình Great China Welcome mà Visit Britain tổ chức, có những khách sạn phục vụ bữa sáng với đồ ăn Trung Quốc và cung cấp các kênh truyền hình Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các nhà bán lẻ chấp nhận các phương thức thanh toán Trung Quốc như UnionPay hay Alipay.
Một ấn tượng chung về du khách Trung Quốc vẫn là những người thích chụp ảnh “tự sướng” (selfie) và đi thành từng nhóm lớn trên xe bus. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc đi du lịch riêng và tìm kiếm trải nghiệm thực sự.
“Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là kỳ nghỉ tại nhà riêng (homestay) với một nghệ sỹ trong một căn nhà ở đồng quê”, Ken Chan, một nhà quản lý công nghệ thông tin đến từ miền Nam Trung Quốc, kể lại. Chan đã có chuyến đi kéo dài 1 tháng thăm thú khắp nước Anh vào năm ngoái.
Đối với cư dân sống ven đường Benmead ở Kidlington, du khách Trung Quốc vẫn đến thăm ngôi làng của hàng 1-2 lần mỗi tuần, nhưng đã không còn dẫm chân lên những thảm hoa của họ nữa. “Chuyện đó thật kỳ cục và buồn cười, nhưng cũng rất ngọt ngào”, bà Edwards nói.
Kỳ 4: Tiêu tiền như khách Trung Quốc
Annabel Edwards, một phụ nữ người Anh 4 con sống trong một ngôi làng nhỏ yên tĩnh thuộc vùng Kidlington, nhớ lại lần đầu tiên du khách Trung Quốc xuất hiện ở làng này.
“Có khoảng 50-60 khách du lịch người Trung Quốc đi lên đi xuống, đi ra đi vào những khu vườn của dân làng, chụp ảnh hoa lá và những cái thùng rác có bánh lăn”, bà Edwards kể về chuyện xảy ra khoảng 1 năm trước.
Những vị khách bí ẩn mà bà Edwards nhắc đến bắt đầu quan tâm đến con đường vốn ít được để ý chạy qua nhà bà Edwards, khiến nơi này bất ngờ được thế giới biết đến.
Có tin đồn nói những du khách đó nhầm lẫn rằng vùng Kidlington đã xuất hiện trong bộ phim “Harry Potter”. Cũng có thông tin nói những du khách này bị bỏ mặc ở Kidlington sau khi từ chối trả thêm tiền để mua vé vào cung điện Blenheim ở gần đó. Hãng tin BBC thì nói rằng các du khách đã bị thu hút bởi những ngôi nhà và khu vườn yên tĩnh của Kidlington.
Có vẻ như không ai đưa ra được câu trả lời cuối cùng, nhưng có một điều chắc chắn: bà Edwards và những người dân khác trong làng đã chứng kiến hiện tượng lớn nhất trong ngành du lịch toàn cầu kể từ khi bắt đầu có các chuyến bay thương mại. Hiện tượng đó là làn sóng đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc.
Năm ngoái, số du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đạt 135 triệu lượt, với tổng mức chi tiêu là 261 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức chi 122 tỷ USD của du khách Mỹ - theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thuộc Liên hiệp quốc.
Việc đồng Bảng giảm giá sau sự kiện cử tri Anh chọn rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, chính sách nới lỏng các quy định cấp thị thực (visa), và mức độ kết nối tăng cường giữa Trung Quốc với Anh đã khiến nước Anh trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với du khách Trung Quốc. Trong năm 2015, số du khách Trung Quốc thăm xứ sương mù đạt 270.000 lượt, tăng khoảng 46% so với năm 2014.
“Tôi thích tất cả mọi thứ trong chuyến đi này. Điều tôi thích nhất về nước Anh là phong cảnh đẹp, cả ở nông thôn lẫn thành thị”, du khách Fu Shenghong, người vừa đi du lịch Anh theo tour, cho biết.
Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, nước Anh đang trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc. So với du khách đến từ các quốc gia khác, du khách Trung Quốc có thời gian lưu trú lâu hơn (15 đêm so với 8 đêm đối với du khách các nước khác thăm Anh) và chi tiêu nhiều hơn (2.807 USD mỗi lượt thăm, cao gấp 3 lần mức trung bình của du khách các nước khác) - theo tổ chức xúc tiến du lịch Anh Visit Britain.
Tổ chức này đang cố gắng để đưa nước Anh “sẵn sàng hơn cho việc đón tiếp du khách Trung Quốc”. Trong số 500 doanh nghiệp đăng ký chương trình Great China Welcome mà Visit Britain tổ chức, có những khách sạn phục vụ bữa sáng với đồ ăn Trung Quốc và cung cấp các kênh truyền hình Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các nhà bán lẻ chấp nhận các phương thức thanh toán Trung Quốc như UnionPay hay Alipay.
Một ấn tượng chung về du khách Trung Quốc vẫn là những người thích chụp ảnh “tự sướng” (selfie) và đi thành từng nhóm lớn trên xe bus. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc đi du lịch riêng và tìm kiếm trải nghiệm thực sự.
“Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là kỳ nghỉ tại nhà riêng (homestay) với một nghệ sỹ trong một căn nhà ở đồng quê”, Ken Chan, một nhà quản lý công nghệ thông tin đến từ miền Nam Trung Quốc, kể lại. Chan đã có chuyến đi kéo dài 1 tháng thăm thú khắp nước Anh vào năm ngoái.
Đối với cư dân sống ven đường Benmead ở Kidlington, du khách Trung Quốc vẫn đến thăm ngôi làng của hàng 1-2 lần mỗi tuần, nhưng đã không còn dẫm chân lên những thảm hoa của họ nữa. “Chuyện đó thật kỳ cục và buồn cười, nhưng cũng rất ngọt ngào”, bà Edwards nói.