Triều Tiên có còn tin Trung Quốc?
Truyền thông quốc tế đã không ít lần loan tin về việc Triều Tiên có những động thái bất thường với Trung Quốc
Từ đầu 2014 tới nay, truyền thông quốc tế đã không ít lần loan tin về việc Triều Tiên có những động thái bất thường với Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Bình Nhưỡng.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 19/8 cho biết, Triều Tiên đã điều động một lượng lớn xe tăng, xe thiết giáp đến khu vực đóng quân của quân đoàn 12, đồn trú ở tỉnh Ryanggang, gần sát biên giới với Trung Quốc.
Theo tờ báo này, quân đoàn 12, được thành lập hồi năm 2010, có nhiệm vụ ứng phó với động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.
Một nguồn tin nói với tờ nhật báo Hàn Quốc rằng, khoảng 80 chiếc xe tăng đã được triển khai tới tỉnh Ryanggang nói trên. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên điều động xe tăng đến khu vực giáp biên này.
Theo Chosun Ilbo, quân đoàn 12 của Triều Tiên đã chuyển thành "lực lượng tấn công sau khi được tăng cường" với một đơn vị thiết giáp bộ binh, một đơn vị tên lửa, một đơn vị chiến tranh đặc biệt và lữ đoàn thiện xạ.
Dự kiến khoảng 80 chiếc xe thiết giáp kiểu mới cũng sẽ sớm được triển khai tới Lữ đoàn 42 ở tỉnh Ryanggang nói trên. Những chiếc xe thiết giáp kiểu mới này có thể chuyên chở từ 10 đến 15 binh sỹ, và chạy với tốc độ tối đa là 80 km mỗi giờ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã ra lệnh nhanh chóng triển khai các phương tiện kiểu mới nói trên.
Ngoài ra, hơn 10 xe tăng có hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động và trang bị màn hình máy tính cũng sẽ được đưa tới đơn vị này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất, theo nguồn tin của tờ Chosun Ilbo, những động thái trên được thực hiện là do xuất phát từ những lo sợ cho rằng đồng minh duy nhất Trung Quốc có thể "phản bội" lại Triều Tiên, trong bối cảnh những sức ép đòi Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đang tăng lên.
Trung Quốc từng giúp Triều Tiên chống Hàn Quốc và lực lượng Liên hiệp quốc do Mỹ dẫn đầu trong chiến tranh liên Triều. Bắc Kinh rất cẩn trọng khi nói về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc đang "quay lưng" nhiều hơn với Triều Tiên, sau khi hồi năm 2013 đã ủng hộ nghị quyết về trừng phạt Triều Tiên của Liên hiệp quốc.
Tờ Chosun Ilbo hôm 24/3 cho biết, Học viện Quân sự Kang Kon, nơi đào tạo các quan chức cấp cao Triều Tiên, xuất hiện các biểu ngữ gọi Trung Quốc là "kẻ phản bội và là kẻ thù của chúng ta". Theo tờ báo, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chỉ đạo học viện Kang Kon treo lên những biểu ngữ này, sau khi Trung Quốc ủng hộ trừng phạt Triều Tiên hồi năm 2013.
Các nguồn tin của Chosun Ilbo cũng cho biết, những biểu ngữ còn thúc giục binh sĩ Triều Tiên có "quan điểm đúng đắn" về Trung Quốc, phát động cuộc cách mạng trên bán đảo Triều Tiên mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Những biểu ngữ này được cho là được treo cả ở những trường đào tạo các quan chức cao cấp trong Đảng Lao động cầm quyền.
Tờ báo Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin thẳng thắn nhận định, "quan điểm của chính quyền Triều Tiên là sử dụng Trung Quốc chứ không tin tưởng nước này".
Vào giữa tháng 4 năm nay, khi phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố không ủng hộ việc Triều Tiên đe dọa thử hạt nhân và kêu gọi Bình Nhưỡng không tiến hành hoạt động trên. Trước đây, Trung Quốc thường xuyên phản đối các cuộc tập chung Mỹ - Hàn, nhưng ít khi công khai phản đối các hành động đe dọa của Triều Tiên.
Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 15/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Chấn Ninh tuyên bố, Trung Quốc không ủng hộ các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ và cũng không ủng hộ việc đe dọa thử hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Hứa đánh giá tình hình trên bán đảo Triều Tiên khá mong manh, và cho biết Trung Quốc phản đối mọi hành động làm gia tăng căng thẳng. Ông nói, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực để bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt căng thẳng, và mong muốn "các bên liên quan hướng đến đại cục và có các hành động thiết thực để xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng".
Tới đầu tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viếng thăm chính thức Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương. Chuyến công du này của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gây sự chú ý lớn đối với dư luận quốc tế, bởi lẽ nó diễn ra trước khi ông Tập Cận Bình thăm Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên một chủ tịch nước của Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc trước khi sang Triều Tiên, kể từ năm 1992 khi Seoul và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, người lên nắm quyền kể từ năm 2011, vẫn chưa nhận được lời mời sang thăm Bắc Kinh.
"Chưa có vị lãnh đạo Trung Quốc nào đến thăm Hàn Quốc trước khi đến thăm Triều Tiên như vậy", ông Aidan Foster-Carter, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên thuộc trường Đại học Leeds ở Anh, nhận định. Một số chuyên gia phân tích còn nhận định rằng, chuyến thăm Hàn Quốc này cho thấy "sự thụt lùi" trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Trong chuyến thăm lịch sử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye còn cùng nhau ra một tuyên bố chung, về việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nối lại các vòng đàm phán 6 bên, tái khẳng định quan điểm phản đối việc Triều Tiên tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân.
Bắc Kinh và Seoul đều thống nhất cho rằng, việc phi hạt nhân hóa và duy trì sự hòa bình cùng ổn định trên bán đảo Triều Tiên là lợi ích chung của tất cả các nước tham gia đàm phán sáu bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga). Hai nước kêu gọi tất cả các bên có liên quan giải quyết vấn đề chính thông qua đối thoại và đàm phán.
"Các quốc gia có liên quan nên tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán 6 bên, đồng thời tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, hợp tác và giải quyết các mối quan tâm chung", Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố.
Một trong các động thái của Triều Tiên vào thời điểm này được giới phân tích cho là thể hiện sự bất bình đối với Trung Quốc, là việc hàng loạt tên lửa được phóng đi ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc thăm Hàn Quốc. Thậm chí, vào hôm 3/7, ngày ông Tập Cận Bình tới Seoul, Bình Nhưỡng còn tuyên bố rằng sẽ tiếp tục bắn thử nghiệm thêm các tên lửa.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 19/8 cho biết, Triều Tiên đã điều động một lượng lớn xe tăng, xe thiết giáp đến khu vực đóng quân của quân đoàn 12, đồn trú ở tỉnh Ryanggang, gần sát biên giới với Trung Quốc.
Theo tờ báo này, quân đoàn 12, được thành lập hồi năm 2010, có nhiệm vụ ứng phó với động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.
Một nguồn tin nói với tờ nhật báo Hàn Quốc rằng, khoảng 80 chiếc xe tăng đã được triển khai tới tỉnh Ryanggang nói trên. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên điều động xe tăng đến khu vực giáp biên này.
Theo Chosun Ilbo, quân đoàn 12 của Triều Tiên đã chuyển thành "lực lượng tấn công sau khi được tăng cường" với một đơn vị thiết giáp bộ binh, một đơn vị tên lửa, một đơn vị chiến tranh đặc biệt và lữ đoàn thiện xạ.
Dự kiến khoảng 80 chiếc xe thiết giáp kiểu mới cũng sẽ sớm được triển khai tới Lữ đoàn 42 ở tỉnh Ryanggang nói trên. Những chiếc xe thiết giáp kiểu mới này có thể chuyên chở từ 10 đến 15 binh sỹ, và chạy với tốc độ tối đa là 80 km mỗi giờ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã ra lệnh nhanh chóng triển khai các phương tiện kiểu mới nói trên.
Ngoài ra, hơn 10 xe tăng có hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động và trang bị màn hình máy tính cũng sẽ được đưa tới đơn vị này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất, theo nguồn tin của tờ Chosun Ilbo, những động thái trên được thực hiện là do xuất phát từ những lo sợ cho rằng đồng minh duy nhất Trung Quốc có thể "phản bội" lại Triều Tiên, trong bối cảnh những sức ép đòi Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đang tăng lên.
Trung Quốc từng giúp Triều Tiên chống Hàn Quốc và lực lượng Liên hiệp quốc do Mỹ dẫn đầu trong chiến tranh liên Triều. Bắc Kinh rất cẩn trọng khi nói về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc đang "quay lưng" nhiều hơn với Triều Tiên, sau khi hồi năm 2013 đã ủng hộ nghị quyết về trừng phạt Triều Tiên của Liên hiệp quốc.
Tờ Chosun Ilbo hôm 24/3 cho biết, Học viện Quân sự Kang Kon, nơi đào tạo các quan chức cấp cao Triều Tiên, xuất hiện các biểu ngữ gọi Trung Quốc là "kẻ phản bội và là kẻ thù của chúng ta". Theo tờ báo, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chỉ đạo học viện Kang Kon treo lên những biểu ngữ này, sau khi Trung Quốc ủng hộ trừng phạt Triều Tiên hồi năm 2013.
Các nguồn tin của Chosun Ilbo cũng cho biết, những biểu ngữ còn thúc giục binh sĩ Triều Tiên có "quan điểm đúng đắn" về Trung Quốc, phát động cuộc cách mạng trên bán đảo Triều Tiên mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Những biểu ngữ này được cho là được treo cả ở những trường đào tạo các quan chức cao cấp trong Đảng Lao động cầm quyền.
Tờ báo Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin thẳng thắn nhận định, "quan điểm của chính quyền Triều Tiên là sử dụng Trung Quốc chứ không tin tưởng nước này".
Vào giữa tháng 4 năm nay, khi phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố không ủng hộ việc Triều Tiên đe dọa thử hạt nhân và kêu gọi Bình Nhưỡng không tiến hành hoạt động trên. Trước đây, Trung Quốc thường xuyên phản đối các cuộc tập chung Mỹ - Hàn, nhưng ít khi công khai phản đối các hành động đe dọa của Triều Tiên.
Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 15/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Chấn Ninh tuyên bố, Trung Quốc không ủng hộ các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ và cũng không ủng hộ việc đe dọa thử hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Hứa đánh giá tình hình trên bán đảo Triều Tiên khá mong manh, và cho biết Trung Quốc phản đối mọi hành động làm gia tăng căng thẳng. Ông nói, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực để bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt căng thẳng, và mong muốn "các bên liên quan hướng đến đại cục và có các hành động thiết thực để xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng".
Tới đầu tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viếng thăm chính thức Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương. Chuyến công du này của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gây sự chú ý lớn đối với dư luận quốc tế, bởi lẽ nó diễn ra trước khi ông Tập Cận Bình thăm Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên một chủ tịch nước của Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc trước khi sang Triều Tiên, kể từ năm 1992 khi Seoul và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, người lên nắm quyền kể từ năm 2011, vẫn chưa nhận được lời mời sang thăm Bắc Kinh.
"Chưa có vị lãnh đạo Trung Quốc nào đến thăm Hàn Quốc trước khi đến thăm Triều Tiên như vậy", ông Aidan Foster-Carter, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên thuộc trường Đại học Leeds ở Anh, nhận định. Một số chuyên gia phân tích còn nhận định rằng, chuyến thăm Hàn Quốc này cho thấy "sự thụt lùi" trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Trong chuyến thăm lịch sử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye còn cùng nhau ra một tuyên bố chung, về việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nối lại các vòng đàm phán 6 bên, tái khẳng định quan điểm phản đối việc Triều Tiên tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân.
Bắc Kinh và Seoul đều thống nhất cho rằng, việc phi hạt nhân hóa và duy trì sự hòa bình cùng ổn định trên bán đảo Triều Tiên là lợi ích chung của tất cả các nước tham gia đàm phán sáu bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga). Hai nước kêu gọi tất cả các bên có liên quan giải quyết vấn đề chính thông qua đối thoại và đàm phán.
"Các quốc gia có liên quan nên tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán 6 bên, đồng thời tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, hợp tác và giải quyết các mối quan tâm chung", Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố.
Một trong các động thái của Triều Tiên vào thời điểm này được giới phân tích cho là thể hiện sự bất bình đối với Trung Quốc, là việc hàng loạt tên lửa được phóng đi ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc thăm Hàn Quốc. Thậm chí, vào hôm 3/7, ngày ông Tập Cận Bình tới Seoul, Bình Nhưỡng còn tuyên bố rằng sẽ tiếp tục bắn thử nghiệm thêm các tên lửa.