Trung Quốc cho châu Phi vay 20 tỷ USD
Trung Quốc vừa cam kết cho các nước châu Phi vay tổng số vốn 20 tỷ USD, cao gấp đôi so với mức cam kết đưa ra vào năm 2009
Trung Quốc vừa cam kết cho các nước châu Phi vay tổng số vốn 20 tỷ USD, cao gấp đôi so với mức cam kết đưa ra vào năm 2009. Đây được xem là một bước đi của Bắc Kinh nhằm tăng cường quan hệ với lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, cam kết cho vay vốn nói trên được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra vào ngày hôm nay (19/7) trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo một số quốc gia lớn nhất châu Phi, bao gồm Nam Phi, Kenya, Guinea Xích đạo, Nigeria và Bờ Biển Ngà. Các khoản vay trong gói vay vốn này sẽ được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Phi.
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong 6 năm qua, đạt mức 166,3 tỷ USD trong năm 2011. Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã đạt hơn 15 tỷ USD ở hơn 50 quốc gia châu Phi. Ngoài ra, theo Tân Hoa xã, một quỹ phát triển Trung Quốc - châu Phi do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bảo trợ đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào châu Phi.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các khu vực giàu tài nguyên nhằm đảm bảo nguồn cung dầu lửa, kim loại và các hàng hóa cơ bản khác phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, không giống như Mỹ và các quốc gia khác, Trung Quốc không ràng buộc những đòi hỏi về chính trị hay môi trường trong các khoản hỗ trợ cho các khu vực này.
Châu Phi đã đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty năng lượng. Tập đoàn thủy điện Sinohydro, đơn vị xây phần lớn đập Tam Hiệp, đã giành được dự án ở 21 quốc gia châu Phi. Các doanh nghiệp khác như tập đoàn hóa dầu China Petrochemical hay tập đoàn dầu khí China National Petroleum (CNPC) đều có những khoản đầu tư lớn ở Angola, Sudan và Libya. Tất cả các nước này đều là các quốc gia xuất khẩu dầu lửa quan trọng sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc ở châu Phi, bên cạnh những mối quan ngại về cách các doanh nghiệp Trung Quốc đối xử với công nhân và môi trường ở nơi này. “Rất khó để Chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động rộng lớn của các công ty nước này ở Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc đã không quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường ở chính Trung Quốc. Liệu họ có làm khác ở châu Phi hay không?”, giáo sư Ian Taylo thuộc Đại học St. Andrews ở Anh nhận xét.
Năm ngoái, một chủ mỏ đến từ Trung Quốc đã sa thải 1.000 công nhân bản xứ tại một mỏ đồng ở Zambia vì tham gia đình công đòi tăng lương. Các nhà chức trách Zambia đã chỉ trích doanh nghiệp khai mỏ Trung Quốc vì vấn đề này.
Thương mại Trung Quốc - châu Phi cũng là một chủ đề gây bàn tán nữa. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ châu Phi là dầu thô, đồng, than và quặng sắt, trong khi châu Phi nhập nhiều từ Trung Quốc các sản phẩm như máy móc và hàng dệt may. Theo một số nhà quan sát, xu hướng này chỉ làm lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng đã có phản ứng trước những lời chỉ trích kiểu như vậy. Một bài bình luận đăng trên Tân Hoa xã tuần này cho rằng, “cảnh báo về ‘chủ nghĩa thực dân kiểu mới’ đang nổi lên ở châu Phi” chỉ là “một cách nhìn thiên kiến và thiếu cơ sở”.
Tờ Wall Street Journal cho biết, cam kết cho vay vốn nói trên được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra vào ngày hôm nay (19/7) trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo một số quốc gia lớn nhất châu Phi, bao gồm Nam Phi, Kenya, Guinea Xích đạo, Nigeria và Bờ Biển Ngà. Các khoản vay trong gói vay vốn này sẽ được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Phi.
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong 6 năm qua, đạt mức 166,3 tỷ USD trong năm 2011. Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã đạt hơn 15 tỷ USD ở hơn 50 quốc gia châu Phi. Ngoài ra, theo Tân Hoa xã, một quỹ phát triển Trung Quốc - châu Phi do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bảo trợ đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào châu Phi.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các khu vực giàu tài nguyên nhằm đảm bảo nguồn cung dầu lửa, kim loại và các hàng hóa cơ bản khác phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, không giống như Mỹ và các quốc gia khác, Trung Quốc không ràng buộc những đòi hỏi về chính trị hay môi trường trong các khoản hỗ trợ cho các khu vực này.
Châu Phi đã đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty năng lượng. Tập đoàn thủy điện Sinohydro, đơn vị xây phần lớn đập Tam Hiệp, đã giành được dự án ở 21 quốc gia châu Phi. Các doanh nghiệp khác như tập đoàn hóa dầu China Petrochemical hay tập đoàn dầu khí China National Petroleum (CNPC) đều có những khoản đầu tư lớn ở Angola, Sudan và Libya. Tất cả các nước này đều là các quốc gia xuất khẩu dầu lửa quan trọng sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc ở châu Phi, bên cạnh những mối quan ngại về cách các doanh nghiệp Trung Quốc đối xử với công nhân và môi trường ở nơi này. “Rất khó để Chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động rộng lớn của các công ty nước này ở Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc đã không quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường ở chính Trung Quốc. Liệu họ có làm khác ở châu Phi hay không?”, giáo sư Ian Taylo thuộc Đại học St. Andrews ở Anh nhận xét.
Năm ngoái, một chủ mỏ đến từ Trung Quốc đã sa thải 1.000 công nhân bản xứ tại một mỏ đồng ở Zambia vì tham gia đình công đòi tăng lương. Các nhà chức trách Zambia đã chỉ trích doanh nghiệp khai mỏ Trung Quốc vì vấn đề này.
Thương mại Trung Quốc - châu Phi cũng là một chủ đề gây bàn tán nữa. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ châu Phi là dầu thô, đồng, than và quặng sắt, trong khi châu Phi nhập nhiều từ Trung Quốc các sản phẩm như máy móc và hàng dệt may. Theo một số nhà quan sát, xu hướng này chỉ làm lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng đã có phản ứng trước những lời chỉ trích kiểu như vậy. Một bài bình luận đăng trên Tân Hoa xã tuần này cho rằng, “cảnh báo về ‘chủ nghĩa thực dân kiểu mới’ đang nổi lên ở châu Phi” chỉ là “một cách nhìn thiên kiến và thiếu cơ sở”.