Trung Quốc lần đầu tiên điều tra ủy viên Bộ Chính trị từ vụ Bạc Hy Lai
Ông Tôn Chính Tài, 53 tuổi, là thành viên trẻ nhất Bộ Chính trị Trung Quốc và được xem là một ngôi sao chính trị đang lên
Ông Tôn Chính Tài, người vừa bất ngờ mất chức Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, đang bị điều tra vi phạm kỷ luật Đảng - nguồn tin là quan chức tiết lộ với hãng tin Bloomberg.
Ông Tôn, 53 tuổi, là thành viên trẻ nhất Bộ Chính trị Trung Quốc và được xem là một ngôi sao chính trị đang lên trước thềm cuộc thay đổi nhân sự lớn vào cuối năm nay ở nước này. Cuối tuần vừa rồi, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nói rằng, ông Tôn đã bị cách chức Bí thư Trùng Khánh và bị thay bởi ông Trần Mẫn Nhĩ, nguyên Bí thư tỉnh Quý Châu - một người được cho là có quan hệ khá thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một quan chức tham gia cuộc họp của thành ủy Trùng Khánh vào ngày Chủ nhật cho biết, ông Tôn bị cho là “gây phương hại nghiêm trọng lợi ích của Đảng” và “gây mất niềm tin trong Đảng”. Nguồn tin đề nghị giấu tên cũng nói cuộc họp hối thúc việc xóa bỏ ảnh hưởng của ông Tôn, bao gồm các chính sách và chỉ đạo “sai lầm” của ông.
Hôm thứ Bảy, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng ông Tôn đang bị điều tra, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Nguồn tin của Bloomberg nói rằng ông Tôn đã bị nhà chức trách dẫn đi vào buổi tối ngày thứ Sáu khi đang có mặt ở Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Công tác tài chính toàn quốc diễn ra 5 năm một lần. Trùng Khánh là một trong số 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều tra một ủy viên Bộ Chính trị đương chức kể từ cuộc điều tra đối với Bạc Hy Lai vào năm 2012. Ông Bạc Hy Lai, người cũng từng là Bí thư Trùng Khánh, đã lĩnh án chung thân với tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Trong thời gian cầm quyền, ông Tôn từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khen ngợi. Trong chuyến thăm Trùng Khánh vào tháng 1 năm nay, ông Tập đã đánh giá cao nhiều dự án ở Trùng Khánh. Khi thị sát các dự án cảng biển và đường sắt nhằm phục vụ cho sáng kiến con đường tơ lụa mới ở thành phố này, ông Tập nói: “Nơi này rất triển vọng”.
Tuy nhiên, vào tháng 2/2017, Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương - cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc - ra tuyên bố sau một đợt thanh kiểm tra ở Trùng Khánh rằng thành phố này vẫn chưa “xử lý triệt để tàn dư độc hại” từ thời Bạc Hy Lai. Vào tháng 6, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Giám đốc Công an Trùng Khánh đã bị cách chức.
Từ khi lên cầm quyền vào năm 2013, ông Tập Cận Bình đã mở một chiến dịch chống tham nhũng lớn chưa từng có. Vào tháng 6/2015, Chu Vĩnh Khang, một cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, lĩnh án chung thân, trở thành quan chức cấp cao nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc bị kết án vì tội tham nhũng.
Trước khi bị cách chức, ông Tôn Chính Tài từng được dự báo sẽ trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
Trước khi trở thành Bí thư Trùng Khánh, ông Tôn từng là Bí thư tỉnh Cát Lâm từ năm 2009-2012, và từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Với dân số khoảng 30 triệu người, Trùng Khánh là một trong những thành phố nội địa phát triển nhất của Trung Quốc, và là một trung tâm sản xuất, hậu cần, dịch vụ tài chính và đầu tư nước ngoài ở nước này.
Ông Tôn, 53 tuổi, là thành viên trẻ nhất Bộ Chính trị Trung Quốc và được xem là một ngôi sao chính trị đang lên trước thềm cuộc thay đổi nhân sự lớn vào cuối năm nay ở nước này. Cuối tuần vừa rồi, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nói rằng, ông Tôn đã bị cách chức Bí thư Trùng Khánh và bị thay bởi ông Trần Mẫn Nhĩ, nguyên Bí thư tỉnh Quý Châu - một người được cho là có quan hệ khá thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một quan chức tham gia cuộc họp của thành ủy Trùng Khánh vào ngày Chủ nhật cho biết, ông Tôn bị cho là “gây phương hại nghiêm trọng lợi ích của Đảng” và “gây mất niềm tin trong Đảng”. Nguồn tin đề nghị giấu tên cũng nói cuộc họp hối thúc việc xóa bỏ ảnh hưởng của ông Tôn, bao gồm các chính sách và chỉ đạo “sai lầm” của ông.
Hôm thứ Bảy, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng ông Tôn đang bị điều tra, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Nguồn tin của Bloomberg nói rằng ông Tôn đã bị nhà chức trách dẫn đi vào buổi tối ngày thứ Sáu khi đang có mặt ở Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Công tác tài chính toàn quốc diễn ra 5 năm một lần. Trùng Khánh là một trong số 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều tra một ủy viên Bộ Chính trị đương chức kể từ cuộc điều tra đối với Bạc Hy Lai vào năm 2012. Ông Bạc Hy Lai, người cũng từng là Bí thư Trùng Khánh, đã lĩnh án chung thân với tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Trong thời gian cầm quyền, ông Tôn từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khen ngợi. Trong chuyến thăm Trùng Khánh vào tháng 1 năm nay, ông Tập đã đánh giá cao nhiều dự án ở Trùng Khánh. Khi thị sát các dự án cảng biển và đường sắt nhằm phục vụ cho sáng kiến con đường tơ lụa mới ở thành phố này, ông Tập nói: “Nơi này rất triển vọng”.
Tuy nhiên, vào tháng 2/2017, Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương - cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc - ra tuyên bố sau một đợt thanh kiểm tra ở Trùng Khánh rằng thành phố này vẫn chưa “xử lý triệt để tàn dư độc hại” từ thời Bạc Hy Lai. Vào tháng 6, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Giám đốc Công an Trùng Khánh đã bị cách chức.
Từ khi lên cầm quyền vào năm 2013, ông Tập Cận Bình đã mở một chiến dịch chống tham nhũng lớn chưa từng có. Vào tháng 6/2015, Chu Vĩnh Khang, một cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, lĩnh án chung thân, trở thành quan chức cấp cao nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc bị kết án vì tội tham nhũng.
Trước khi bị cách chức, ông Tôn Chính Tài từng được dự báo sẽ trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
Trước khi trở thành Bí thư Trùng Khánh, ông Tôn từng là Bí thư tỉnh Cát Lâm từ năm 2009-2012, và từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Với dân số khoảng 30 triệu người, Trùng Khánh là một trong những thành phố nội địa phát triển nhất của Trung Quốc, và là một trung tâm sản xuất, hậu cần, dịch vụ tài chính và đầu tư nước ngoài ở nước này.