Trung Quốc “nghía” dầu của Iraq
Sự quan tâm của Trung Quốc tới nguồn dầu lửa tại Iraq xuất phát từ chính “cơn khát” dầu của nước này
Là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và có lượng dầu tiêu thụ dầu tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Trung Quốc đang ngày càng thể hiện rõ mối quan tâm tới những mỏ dầu ở Iraq, nơi mà cách đây chưa lâu, những nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của Mỹ.
Những động thái mua lại
Các công ty dầu lửa quốc doanh của Trung Quốc như Sinopec, Tập đoàn Dầu lửa Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) dự kiến sẽ tham gia vào cuộc đấu giá quyền khai thác nhiều mỏ dầu của Iraq bắt đầu vào ngày 30/6 vừa qua.
Cách đây chưa lâu, hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc Sinopec đã đạt thỏa thuận mua lại hãng dầu lửa Addax có trụ sở tại Thụy Sỹ và niêm yết trên thị trường chứng khoán Canada với mức giá 7,22 tỷ USD. Addax nắm giữ nhiều mỏ dầu thuộc khu vực do người Kurd kiểm soát ở Iraq và Tây Phi. Nếu các cổ đông của Addax và các nhà chức trách Canada thông qua thỏa thuận này, đây sẽ là vụ mua lại lớn nhất mà Trung Quốc từng thực hiện ở nước ngoài.
Thêm vào đó, đầu năm nay, CNPC đã bắt đầu khoan mỏ dầu Ahdab ở vùng Đông Nam của Iraq.
Sau 6 năm chiến tranh, có lẽ chẳng mấy người Mỹ hay Iraq nào có thể hình dung ra được việc Trung Quốc sẽ nổi lên thành một trong những đối tượng nắm giữ nguồn tài nguyên dầu lửa của Iraq. Tuy nhiên, những dấu hiệu ổn định trở lại ở Iraq trong năm nay và kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Iraq vào ngày 30/6 này đã xảy ra đồng thời với nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc mua lại và khai thác các mỏ dầu ở nước ngoài.
Theo ông David Zweig, một chuyên gia về chính sách nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, các công ty Trung Quốc “vốn đã quan tâm tới Iraq”. “Trung Quốc để ý đến Iraq từ trước chiến tranh và giờ đây khi mọi thứ ở Iraq đã được cải thiện ở mức độ nào đó, họ bắt tay vào việc ngay”, ông Zweig nói.
Nhiều tiền và dám chịu rủi ro
Trong những tuần gần đây, các quan chức, các nhà kinh tế học và các cố vấn của Trung Quốc gần như bày tỏ một quan điểm đồng nhất khi cho biết, nước này cần đầu tư nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại về mức độ tín nhiệm nợ của nước Mỹ và sức mua của đồng USD.
Trung Quốc nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối 2.000 tỷ USD, phần lớn là các loại trái phiếu bằng USD. Theo một quan chức chính phủ Trung Quốc đề nghị giấu tên, với lượng ngoại hối này, Trung Quốc đang tìm những cách thức mới để dần đa dạng hóa danh mục đầu tư sang những tài sản khác như các loại hàng hóa cơ bản.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi sử dụng một “siêu tiền tệ” nhằm thay thế USD ở vai trò đồng tiền dự trư của thế giới. Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang tìm kiếm những cách thức mới nhằm đầu tư dự trữ ngoại hối của nước này.
Ông Philip Andrew-Speed, một chuyên gia về ngành công nghiệp dầu lửa của Trung Quốc tại Đại học Dundee, Scotland, cho rằng, Iraq có sức hấp dẫn quá rõ ràng đối với Trung Quốc và ngành dầu khí của nước này.
“Tất cả, hoặc gần như là tất cả các công ty dầu lửa có đủ dũng khí đều muốn tới Iraq vì trữ lượng dầu lửa khổng lồ đã được phát hiện và có khả năng được phát hiện thêm ở nước này”, ông Speed nhận định. “Do vậy, ở phương diện này, Trung Quốc cũng nằm trong số những đối tượng bị hấp dẫn bởi tài nguyên dầu lửa của Iraq mà thôi”, ông Speed nói.
Cũng theo chuyên gia này, nhiều công ty dầu lửa của Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc mua lại các mỏ dầu kể từ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào giữa năm ngoái, vì giá dầu hạ cũng kéo theo giá của các mỏ dầu. Với kinh nghiệm tại vài trong số những quốc gia bất ổn nhất ở châu Phi, các công ty dầu khí Trung Quốc có thể có khả năng để đương đầu với những rủi ro ở Iraq.
“Chưa chắc họ đã giỏi kiểm soát những rủi ro này hơn các công ty khác, nhưng dường như họ sẵn sàng chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn”, ông Speed nhận định.
“Cơn khát dầu”
Sự quan tâm của Trung Quốc tới nguồn dầu lửa tại Iraq xuất phát từ chính “cơn khát” dầu của nước này. Vào những năm 1990, Trung Quốc còn là một nước xuất khẩu ròng dầu lửa với sản lượng dầu chủ yếu từ các mỏ dầu đã già cỗi ở vùng Đông Bắc.
Tuy nhiên, tiêu thụ dầu của Trung Quốc kể từ đó đã tăng vọt do kinh tế phát triển như vũ bão và doanh số thị trường xe hơi không ngừng gia tăng. Đầu năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới, một phần do nước này chống chọi tốt hơn với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này so với Mỹ. Theo số liệu của hãng dầu lửa BP của Anh, tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc vì thế đã đạt mức 8 triệu thùng/ngày trong năm 2008, từ mức 4,9 triệu thùng/ngày vào năm 2001.
Trong khi đó, sản lượng dầu lửa của Trung Quốc gia tăng với tốc độ chậm chạm hơn nhiều do những mỏ dầu khai thác lâu năm ở nước này đã cạn. Những mỏ dầu mới ở ngoài khơi hay khu vực miền Tây Trung Quốc chỉ vừa đủ bù đắp được phần sản lượng hao hụt đi này. Năm ngoái, sản lượng dầu của Trung Quốc là 3,8 triệu thùng/ngày, so với mức 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2001, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu tới hơn một nửa lượng dầu mà nước này tiêu thụ.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã rất bất ngờ trước sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả các loại hàng hóa cơ bản ở thời điểm đầu năm ngoái. Sự leo thang giá cả đầu vào này đã đặt Trung Quốc vào một tình thế dễ bị tổn thương.
Sau đó, khi giá dầu lao dốc vào mùa thu năm 2008, Trung Quốc bắt đầu gom mua, nhập khẩu và tích trữ dầu với khối lượng khổng lồ, giúp góp phầp dẫn tới sự gia tăng trở lại của giá dầu từ đầu năm 2009 tới nay. Song song với đó, Trung Quốc cũng tăng tốc cuộc săn tìm những mỏ dầu ở nước ngoài.
Về phần mình, Iraq hiện là quốc gia có trữ lượng dầu được phát hiện lớn thứ ba trên thế giới, sau Saudi Arabia và Iran. Nhiều nhà địa chất địa chất cho rằng trữ lượng dầu lửa thực sự của Iraq thậm chí còn lớn hơn những con số thống kê chính thức, vì ngành công nghiệp dầu lửa của Iraq đã phải trải qua nhiều thập kỷ gián đoạn và thiếu đầu tư. Nhiều mở dầu ở đây vì thế còn chưa được thăm dò đầy đủ.
(Theo New York Times)
Những động thái mua lại
Các công ty dầu lửa quốc doanh của Trung Quốc như Sinopec, Tập đoàn Dầu lửa Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) dự kiến sẽ tham gia vào cuộc đấu giá quyền khai thác nhiều mỏ dầu của Iraq bắt đầu vào ngày 30/6 vừa qua.
Cách đây chưa lâu, hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc Sinopec đã đạt thỏa thuận mua lại hãng dầu lửa Addax có trụ sở tại Thụy Sỹ và niêm yết trên thị trường chứng khoán Canada với mức giá 7,22 tỷ USD. Addax nắm giữ nhiều mỏ dầu thuộc khu vực do người Kurd kiểm soát ở Iraq và Tây Phi. Nếu các cổ đông của Addax và các nhà chức trách Canada thông qua thỏa thuận này, đây sẽ là vụ mua lại lớn nhất mà Trung Quốc từng thực hiện ở nước ngoài.
Thêm vào đó, đầu năm nay, CNPC đã bắt đầu khoan mỏ dầu Ahdab ở vùng Đông Nam của Iraq.
Sau 6 năm chiến tranh, có lẽ chẳng mấy người Mỹ hay Iraq nào có thể hình dung ra được việc Trung Quốc sẽ nổi lên thành một trong những đối tượng nắm giữ nguồn tài nguyên dầu lửa của Iraq. Tuy nhiên, những dấu hiệu ổn định trở lại ở Iraq trong năm nay và kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Iraq vào ngày 30/6 này đã xảy ra đồng thời với nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc mua lại và khai thác các mỏ dầu ở nước ngoài.
Theo ông David Zweig, một chuyên gia về chính sách nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, các công ty Trung Quốc “vốn đã quan tâm tới Iraq”. “Trung Quốc để ý đến Iraq từ trước chiến tranh và giờ đây khi mọi thứ ở Iraq đã được cải thiện ở mức độ nào đó, họ bắt tay vào việc ngay”, ông Zweig nói.
Nhiều tiền và dám chịu rủi ro
Trong những tuần gần đây, các quan chức, các nhà kinh tế học và các cố vấn của Trung Quốc gần như bày tỏ một quan điểm đồng nhất khi cho biết, nước này cần đầu tư nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại về mức độ tín nhiệm nợ của nước Mỹ và sức mua của đồng USD.
Trung Quốc nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối 2.000 tỷ USD, phần lớn là các loại trái phiếu bằng USD. Theo một quan chức chính phủ Trung Quốc đề nghị giấu tên, với lượng ngoại hối này, Trung Quốc đang tìm những cách thức mới để dần đa dạng hóa danh mục đầu tư sang những tài sản khác như các loại hàng hóa cơ bản.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi sử dụng một “siêu tiền tệ” nhằm thay thế USD ở vai trò đồng tiền dự trư của thế giới. Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang tìm kiếm những cách thức mới nhằm đầu tư dự trữ ngoại hối của nước này.
Ông Philip Andrew-Speed, một chuyên gia về ngành công nghiệp dầu lửa của Trung Quốc tại Đại học Dundee, Scotland, cho rằng, Iraq có sức hấp dẫn quá rõ ràng đối với Trung Quốc và ngành dầu khí của nước này.
“Tất cả, hoặc gần như là tất cả các công ty dầu lửa có đủ dũng khí đều muốn tới Iraq vì trữ lượng dầu lửa khổng lồ đã được phát hiện và có khả năng được phát hiện thêm ở nước này”, ông Speed nhận định. “Do vậy, ở phương diện này, Trung Quốc cũng nằm trong số những đối tượng bị hấp dẫn bởi tài nguyên dầu lửa của Iraq mà thôi”, ông Speed nói.
Cũng theo chuyên gia này, nhiều công ty dầu lửa của Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc mua lại các mỏ dầu kể từ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào giữa năm ngoái, vì giá dầu hạ cũng kéo theo giá của các mỏ dầu. Với kinh nghiệm tại vài trong số những quốc gia bất ổn nhất ở châu Phi, các công ty dầu khí Trung Quốc có thể có khả năng để đương đầu với những rủi ro ở Iraq.
“Chưa chắc họ đã giỏi kiểm soát những rủi ro này hơn các công ty khác, nhưng dường như họ sẵn sàng chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn”, ông Speed nhận định.
“Cơn khát dầu”
Sự quan tâm của Trung Quốc tới nguồn dầu lửa tại Iraq xuất phát từ chính “cơn khát” dầu của nước này. Vào những năm 1990, Trung Quốc còn là một nước xuất khẩu ròng dầu lửa với sản lượng dầu chủ yếu từ các mỏ dầu đã già cỗi ở vùng Đông Bắc.
Tuy nhiên, tiêu thụ dầu của Trung Quốc kể từ đó đã tăng vọt do kinh tế phát triển như vũ bão và doanh số thị trường xe hơi không ngừng gia tăng. Đầu năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới, một phần do nước này chống chọi tốt hơn với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này so với Mỹ. Theo số liệu của hãng dầu lửa BP của Anh, tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc vì thế đã đạt mức 8 triệu thùng/ngày trong năm 2008, từ mức 4,9 triệu thùng/ngày vào năm 2001.
Trong khi đó, sản lượng dầu lửa của Trung Quốc gia tăng với tốc độ chậm chạm hơn nhiều do những mỏ dầu khai thác lâu năm ở nước này đã cạn. Những mỏ dầu mới ở ngoài khơi hay khu vực miền Tây Trung Quốc chỉ vừa đủ bù đắp được phần sản lượng hao hụt đi này. Năm ngoái, sản lượng dầu của Trung Quốc là 3,8 triệu thùng/ngày, so với mức 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2001, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu tới hơn một nửa lượng dầu mà nước này tiêu thụ.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã rất bất ngờ trước sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả các loại hàng hóa cơ bản ở thời điểm đầu năm ngoái. Sự leo thang giá cả đầu vào này đã đặt Trung Quốc vào một tình thế dễ bị tổn thương.
Sau đó, khi giá dầu lao dốc vào mùa thu năm 2008, Trung Quốc bắt đầu gom mua, nhập khẩu và tích trữ dầu với khối lượng khổng lồ, giúp góp phầp dẫn tới sự gia tăng trở lại của giá dầu từ đầu năm 2009 tới nay. Song song với đó, Trung Quốc cũng tăng tốc cuộc săn tìm những mỏ dầu ở nước ngoài.
Về phần mình, Iraq hiện là quốc gia có trữ lượng dầu được phát hiện lớn thứ ba trên thế giới, sau Saudi Arabia và Iran. Nhiều nhà địa chất địa chất cho rằng trữ lượng dầu lửa thực sự của Iraq thậm chí còn lớn hơn những con số thống kê chính thức, vì ngành công nghiệp dầu lửa của Iraq đã phải trải qua nhiều thập kỷ gián đoạn và thiếu đầu tư. Nhiều mở dầu ở đây vì thế còn chưa được thăm dò đầy đủ.
(Theo New York Times)