Ngành dầu khí Trung Quốc thực hiện vụ mua lại lịch sử
Hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc mua lại hãng thăm dò dầu khí có trụ sở tại Thụy Sỹ, với giá 7,24 tỷ USD
Sinopec - hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc - ngày 24/4 đã đạt thỏa thuận mua lại hãng thăm dò dầu khí Addax Petroleum có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, với giá 7,24 tỷ USD. Đây là vụ mua lại lớn nhất mà một doanh nghiệp của Trung Quốc từng thực hiện ở thị trường nước ngoài.
Addax là hãng dầu lửa nắm giữ nhiều mỏ dầu có tiềm năng ở khu vức Tây Phi và Iraq, những khu vực có độ rủi ro cao mà các công ty phương Tây ít ngó ngàng tới.
Động thái mua lại này được xem là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc trong việc tìm kiếm những nguồn cung năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế phát triển nhanh chóng của nước này. Theo thống kê của hãng BP, tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, đạt mức 8 triệu thùng/ngày trong năm 2008, từ mức 4,2 triệu thùng trong năm 1998. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 3,6 triệu thùng dầu/ngày, đáp ứng 45% nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này.
Để giành được thỏa thuận mua lại này, Sinopec đã phải trả mức giá cao hơn so với mức giá mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc đưa ra. Mức giá mà Sinopec trả cho Addax là 52,8 Đô la Canada/cổ phiếu (cổ phiếu của Addax niêm yết tại thị trường chứng khoán Canada), cao hơn 16% so với giá đóng cửa của cổ phiếu Addax trong phiên giao dịch ngày 23/6, và cao gần hơn 4 lần so với mức giá của cổ phiếu này vào tháng 11 năm ngoái.
“Một khi hoàn tất, vụ mua lại này sẽ là vụ mua lại lớn nhất trong ngành dầu khí của Trung Quốc, xét về giá trị”, nhà phân tích Gordon Kwan của công ty quản lý tài sản Mirae Asset nhận xét. Đây cũng là vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất mà Trung Quốc từng thực hiện.
Trong tuyên bố về vụ mua lại Addax, Sinopec cho biết, thỏa thuận này sẽ “thúc đẩy tập đoàn đạt tới mục tiêu chiến lược là sự hiện diện và hoạt động mạnh mẽ hơn ở Tây Phi và Iraq, đẩy mạnh chiến lược phát triển quốc tế của tập đoàn”.
Addax là công ty thành lập cách đây 15 năm. Kể từ đó tới nay, công ty này liên tục phát triển mạnh, đạt mức sản lượng bình quân 136.500 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2008 và nắm giữ trữ lượng dầu lửa lên tới 537 triệu thùng ở các mỏ dầu ngoài khơi và trên đất liền tại Tây Phi và khu vực người Kurd ở Iraq.
Về phần mình, Sinopec là một doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, với thế mạnh là khả năng tiếp cận dễ dàng với các khoản vay lãi suất thấp từ các ngân hàng quốc doanh. Cùng với các “đại gia” dầu khí khác của nước này là PetroChina và CNOOC, Sinopec thời gian qua đã đẩy mạnh chiến lược mua lại các mỏ dầu tại những khu vực mà các công ty phương Tây "ngại" tiếp cận.
Chưa tính vụ mua lại này, từ tháng 12/2008 tới nay, Trung Quốc đã chi khoảng 5,4 tỷ USD để mua lại các tài sản trong ngành dầu lửa ở nhiều nơi như Singapore, Syria và Kazakhstan, khi giá dầu thô liên tục sụt giảm và thị trường chứng khoán toàn cầu trượt dốc dài.
(Theo Reuters, Bloomberg)
Addax là hãng dầu lửa nắm giữ nhiều mỏ dầu có tiềm năng ở khu vức Tây Phi và Iraq, những khu vực có độ rủi ro cao mà các công ty phương Tây ít ngó ngàng tới.
Động thái mua lại này được xem là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc trong việc tìm kiếm những nguồn cung năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế phát triển nhanh chóng của nước này. Theo thống kê của hãng BP, tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, đạt mức 8 triệu thùng/ngày trong năm 2008, từ mức 4,2 triệu thùng trong năm 1998. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 3,6 triệu thùng dầu/ngày, đáp ứng 45% nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này.
Để giành được thỏa thuận mua lại này, Sinopec đã phải trả mức giá cao hơn so với mức giá mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc đưa ra. Mức giá mà Sinopec trả cho Addax là 52,8 Đô la Canada/cổ phiếu (cổ phiếu của Addax niêm yết tại thị trường chứng khoán Canada), cao hơn 16% so với giá đóng cửa của cổ phiếu Addax trong phiên giao dịch ngày 23/6, và cao gần hơn 4 lần so với mức giá của cổ phiếu này vào tháng 11 năm ngoái.
“Một khi hoàn tất, vụ mua lại này sẽ là vụ mua lại lớn nhất trong ngành dầu khí của Trung Quốc, xét về giá trị”, nhà phân tích Gordon Kwan của công ty quản lý tài sản Mirae Asset nhận xét. Đây cũng là vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất mà Trung Quốc từng thực hiện.
Trong tuyên bố về vụ mua lại Addax, Sinopec cho biết, thỏa thuận này sẽ “thúc đẩy tập đoàn đạt tới mục tiêu chiến lược là sự hiện diện và hoạt động mạnh mẽ hơn ở Tây Phi và Iraq, đẩy mạnh chiến lược phát triển quốc tế của tập đoàn”.
Addax là công ty thành lập cách đây 15 năm. Kể từ đó tới nay, công ty này liên tục phát triển mạnh, đạt mức sản lượng bình quân 136.500 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2008 và nắm giữ trữ lượng dầu lửa lên tới 537 triệu thùng ở các mỏ dầu ngoài khơi và trên đất liền tại Tây Phi và khu vực người Kurd ở Iraq.
Về phần mình, Sinopec là một doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, với thế mạnh là khả năng tiếp cận dễ dàng với các khoản vay lãi suất thấp từ các ngân hàng quốc doanh. Cùng với các “đại gia” dầu khí khác của nước này là PetroChina và CNOOC, Sinopec thời gian qua đã đẩy mạnh chiến lược mua lại các mỏ dầu tại những khu vực mà các công ty phương Tây "ngại" tiếp cận.
Chưa tính vụ mua lại này, từ tháng 12/2008 tới nay, Trung Quốc đã chi khoảng 5,4 tỷ USD để mua lại các tài sản trong ngành dầu lửa ở nhiều nơi như Singapore, Syria và Kazakhstan, khi giá dầu thô liên tục sụt giảm và thị trường chứng khoán toàn cầu trượt dốc dài.
(Theo Reuters, Bloomberg)