Trung Quốc nhấn mạnh chính sách ổn định tiền tệ
Một nhà nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng, có lẽ phải sau đối thoại kinh tế Mỹ-Trung mới biết Nhân dân tệ có được nâng giá hay không
Tờ China Daily cho hay, trong cuộc gặp với cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson hôm 9/4 bên lề Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định đồng Nhân dân tệ.
Phó Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ có thể tiếp tục phát huy sức ảnh hưởng vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và đối thoại kinh tế tài chính giữa hai nước trong giai đoạn hậu suy thoái.
Ông Paulson là một trong những người sáng lập Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung (SED). Trong cuốn sách “Bên bờ vực thẳm” của ông có đoạn: “Thắng lợi của SED là một trong những thành tích mà tôi tự hào nhất”.
Theo tờ China Daily, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã nói với ông Tập Cận Bình rằng, các sản phẩm của Trung Quốc có lợi cho việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp ở Mỹ và mang lại thêm sự chọn lựa cho người tiêu dùng.
"Hợp tác Mỹ-Trung là thỏa thuận hai bên cùng có lợi và tôi sẽ tiếp tục thuyết phục những người khác về tầm quan trọng của mối quan hệ này”, ông Paulson phát biểu.
Sáng 10/4, tại cuộc gặp với ông Long Vĩnh Đồ - Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Paulson đã nhấn mạnh, Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền, có quyền đưa ra bất cứ quyết định nào, nhưng theo ông, việc nâng cao tính linh hoạt tỷ giá Nhân dân tệ có lợi cho Trung Quốc, có thể giúp nước này giải quyết vấn đề lạm phát.
“Sự linh hoạt về tỷ giá là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn lạm phát, cho nên tôi đề nghị Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn”, ông Paulson cho hay.
Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2010 diễn ra tại Bác Ngao (Hải Nam, Trung Quốc) trong hai ngày 10-11/4. Tham dự Diễn đàn này có hơn 2.000 quan chức chính trị, nhà nghiên cứu từ các quốc gia châu Á và thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và canh nông, Robert Hormats, sẽ tham dự cuộc thảo luận “Từ G8 đến G20: Cấu trúc mới, luật lệ mới và những người chơi mới". Thứ trưởng Hormats được đánh giá là một người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề liên quan tới Trung Quốc.
Bắt đầu từ chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, James Steinberg, hồi tháng 2, hai nước Mỹ-Trung đã có hàng loạt nỗ lực ngoại giao để nâng tầm mối quan hệ. Các cuộc tiếp xúc cấp cao xuất hiện nhiều hơn trong vài tuần gần đây sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định chính sách “một nước Trung Quốc” và điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Gần đây nhất, hôm 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, đã có chuyến công du đầy bất ngờ tới Bắc Kinh và hội đàm cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn trong suốt 75 phút.
Một số nhà phân tích cho rằng, những động thái của chính quyền Mỹ là nhằm cải thiện mối quan hệ vốn đã trở nên căng thẳng do vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc, nhưng số khác lại không cho là như vậy.
Yuan Peng, một chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Các quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc, dự báo “có lẽ phải sau đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới, chúng ta mới có thể thấy đồng Nhân dân tệ có được nâng giá hay không".
Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề nổi lên gần đây giữa hai nước, các nhà phân tích cho rằng, các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên đang đưa mối quan hệ trở lại quỹ đạo. Bình luận về vấn đề này, Zhou Qi, một nhà nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu xã hội Trung Quốc, nói rằng, hai nước “đã có một số cải thiện trong những cách họ đối thoại”.
“Hiện hai nước có khuynh hướng đưa những vấn đề khác biệt lên bàn thảo luận, một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện trong quan hệ Mỹ-Trung”, bà Zhou nhận định. Nhưng những khác biệt sẽ luôn tồn tại bởi các hệ thống giá trị và chính trị của hai bên khác nhau rất xa, bà nói thêm.
Phó Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ có thể tiếp tục phát huy sức ảnh hưởng vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và đối thoại kinh tế tài chính giữa hai nước trong giai đoạn hậu suy thoái.
Ông Paulson là một trong những người sáng lập Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ-Trung (SED). Trong cuốn sách “Bên bờ vực thẳm” của ông có đoạn: “Thắng lợi của SED là một trong những thành tích mà tôi tự hào nhất”.
Theo tờ China Daily, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã nói với ông Tập Cận Bình rằng, các sản phẩm của Trung Quốc có lợi cho việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp ở Mỹ và mang lại thêm sự chọn lựa cho người tiêu dùng.
"Hợp tác Mỹ-Trung là thỏa thuận hai bên cùng có lợi và tôi sẽ tiếp tục thuyết phục những người khác về tầm quan trọng của mối quan hệ này”, ông Paulson phát biểu.
Sáng 10/4, tại cuộc gặp với ông Long Vĩnh Đồ - Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Paulson đã nhấn mạnh, Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền, có quyền đưa ra bất cứ quyết định nào, nhưng theo ông, việc nâng cao tính linh hoạt tỷ giá Nhân dân tệ có lợi cho Trung Quốc, có thể giúp nước này giải quyết vấn đề lạm phát.
“Sự linh hoạt về tỷ giá là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn lạm phát, cho nên tôi đề nghị Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn”, ông Paulson cho hay.
Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2010 diễn ra tại Bác Ngao (Hải Nam, Trung Quốc) trong hai ngày 10-11/4. Tham dự Diễn đàn này có hơn 2.000 quan chức chính trị, nhà nghiên cứu từ các quốc gia châu Á và thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và canh nông, Robert Hormats, sẽ tham dự cuộc thảo luận “Từ G8 đến G20: Cấu trúc mới, luật lệ mới và những người chơi mới". Thứ trưởng Hormats được đánh giá là một người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề liên quan tới Trung Quốc.
Bắt đầu từ chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, James Steinberg, hồi tháng 2, hai nước Mỹ-Trung đã có hàng loạt nỗ lực ngoại giao để nâng tầm mối quan hệ. Các cuộc tiếp xúc cấp cao xuất hiện nhiều hơn trong vài tuần gần đây sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định chính sách “một nước Trung Quốc” và điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Gần đây nhất, hôm 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, đã có chuyến công du đầy bất ngờ tới Bắc Kinh và hội đàm cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn trong suốt 75 phút.
Một số nhà phân tích cho rằng, những động thái của chính quyền Mỹ là nhằm cải thiện mối quan hệ vốn đã trở nên căng thẳng do vấn đề chính sách tỷ giá của Trung Quốc, nhưng số khác lại không cho là như vậy.
Yuan Peng, một chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Các quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc, dự báo “có lẽ phải sau đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới, chúng ta mới có thể thấy đồng Nhân dân tệ có được nâng giá hay không".
Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề nổi lên gần đây giữa hai nước, các nhà phân tích cho rằng, các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên đang đưa mối quan hệ trở lại quỹ đạo. Bình luận về vấn đề này, Zhou Qi, một nhà nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu xã hội Trung Quốc, nói rằng, hai nước “đã có một số cải thiện trong những cách họ đối thoại”.
“Hiện hai nước có khuynh hướng đưa những vấn đề khác biệt lên bàn thảo luận, một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện trong quan hệ Mỹ-Trung”, bà Zhou nhận định. Nhưng những khác biệt sẽ luôn tồn tại bởi các hệ thống giá trị và chính trị của hai bên khác nhau rất xa, bà nói thêm.