Trung Quốc nỗ lực bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu
Ngày 27/8, Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ chất lượng hàng hóa xuất khẩu, sau khi xảy ra hàng loạt vụ thu hồi hàng xuất xứ từ nước này
Ngày 27/8, Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ chất lượng hàng hóa xuất khẩu, sau khi xảy ra hàng loạt vụ các nước thu hồi sản phẩm xuất xứ Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc cũng phát động chiến dịch cải thiện chất lượng, nhằm lấy lại niềm tin cho hàng tiêu dùng của nước mình.
Gần đây, Mỹ và nhiều nước khác đã tẩy chay một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, như kem đánh răng, đồ chơi, thuỷ sản...do không đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn. Trước nguy cơ hàng xuất khẩu bị mất chỗ đứng trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực giành lại uy tín cho hàng hoá “Made in China”.
Phản bác Mỹ về vụ đồ chơi không an toàn
Vụ việc nổi cộm nhất gần đây là gần 20 triệu đồ chơi của Trung Quốc bị Công ty Mattel của Mỹ trả lại, vì cho rằng không an toàn.
Ngày 27/8, phát biểu với báo chí, ông Lý Trường Giang, Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc đã phản bác lại quan điểm của Mỹ đổ lỗi hoàn toàn cho phía Trung Quốc. Ông cho biết, trong số gần 20 triệu đồ chơi của Trung Quốc bị Công ty Mattel của Mỹ trả lại, có tới 85% là do lỗi thiết kế của phía Mỹ. Chỉ có 15% số sản phẩm nêu trên không đảm bảo an toàn chất lượng do nhà sản xuất đã sử dụng sơn có hàm lượng chì cao.
Theo ông Lý Trường Giang, các đồ chơi này được sản xuất theo thiết kế của công ty Mỹ và theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu Mỹ. Vì vậy, các nhà nhập khẩu và công ty thiết kế Mỹ cũng cần phải chịu trách nhiệm trong vụ này chứ không phải chỉ có các nhà sản xuất Trung Quốc. Những tiêu chuẩn khác nhau mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng cho các sản phẩm khác nhau sẽ dẫn tới có sự khác nhau trong việc xác định một sản phẩm ''có vấn đề'' hay không.
Theo người đứng đầu Tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc, lượng đồ chơi xuất khẩu của nước này năm 2006 đạt 22 tỷ sản phẩm, con số này chứng tỏ đại đa số sản phẩm đồ chơi của Trung Quốc phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của các nước nhập khẩu và được người tiêu dùng hoan nghênh.
Về ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu sau vụ Công ty Mattel Inc., ra lệnh thu đồ chơi do Trung Quốc sản xuất, ông Lý Trường Giang khẳng định, căn cứ vào số liệu của Cục Thống kê quốc gia, sản phẩm của Trung Quốc vẫn được người tiêu dùng hoan nghênh. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 27,6%, xuất khẩu sang Mỹ tăng 17,8%, sang châu Âu tăng 30,2% và sang Nhật Bản tăng 11,3%.
Mở chiến dịch cải thiện chất lượng hàng hoá
Trong một nỗ lực nhằm lấy lại niềm tin của công chúng đối với hàng hoá Trung Quốc, Chính phủ nước này vừa phát động chiến dịch cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng.
Cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi đã phát biểu trước giới báo chí rằng, từ nay đến cuối năm, các tiêu chuẩn hàng hoá thực phẩm, thuốc, hàng nông sản và các mặt hàng thiết yếu khác, bao gồm cả các mặt hàng xuất khẩu, phải được cải thiện một cách rõ rệt.
Bà Ngô Nghi khẳng định: “Đây là một cuộc chiến đặc biệt nhằm bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho người dân cũng như bảo vệ thương hiệu của hàng hoá Trung Quốc, bảo vệ hình ảnh của đất nước chúng ta”.
Chính phủ Trung Quốc đã đề ra 8 nhiệm vụ và 20 mục tiêu cụ thể. Theo đó, chiến dịch được thực hiện trong bốn tháng, gồm nhiều biện pháp kiểm tra gắt gao, kể cả việc thắt chặt các thủ tục cấp phép sản xuất. Tất cả các cơ sở sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu sẽ bị kiểm soát gắt gao và toàn bộ các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu đều phải có các chứng nhận kiểm dịch mới được thông quan.
Bà Ngô Nghi cho biết, nước này sẽ xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bất hợp pháp hay không đạt các tiêu chuẩn về sản phẩm. Theo bà, tình trạng nhiều mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thời gian qua là do công tác thanh tra và thực thi pháp luật lỏng lẻo.
Trung Quốc bắt đầu cam kết, thoả thuận với các đối tác thương mại về các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Ngày 26/8, tại cuộc họp thường niên giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc, ở Philippines, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí thắt chặt tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm.
Thoả thuận này đã được hai bên thông qua, nêu rõ: chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm là thách thức chung của tất cả các quốc gia; các bên cần tích cực hợp tác, cải thiện việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng hàng hoá. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Năm 2004, ASEAN và Trung Quốc đã ký thỏa thuận buôn bán hàng hóa và tháng 1/2007 hai bên đã kỹ thỏa thuận trao đổi mậu dịch. Hai bên đang thương lượng, tiến tới công nhận Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.
Đồng thời, Trung Quốc cũng phát động chiến dịch cải thiện chất lượng, nhằm lấy lại niềm tin cho hàng tiêu dùng của nước mình.
Gần đây, Mỹ và nhiều nước khác đã tẩy chay một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, như kem đánh răng, đồ chơi, thuỷ sản...do không đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn. Trước nguy cơ hàng xuất khẩu bị mất chỗ đứng trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực giành lại uy tín cho hàng hoá “Made in China”.
Phản bác Mỹ về vụ đồ chơi không an toàn
Vụ việc nổi cộm nhất gần đây là gần 20 triệu đồ chơi của Trung Quốc bị Công ty Mattel của Mỹ trả lại, vì cho rằng không an toàn.
Ngày 27/8, phát biểu với báo chí, ông Lý Trường Giang, Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc đã phản bác lại quan điểm của Mỹ đổ lỗi hoàn toàn cho phía Trung Quốc. Ông cho biết, trong số gần 20 triệu đồ chơi của Trung Quốc bị Công ty Mattel của Mỹ trả lại, có tới 85% là do lỗi thiết kế của phía Mỹ. Chỉ có 15% số sản phẩm nêu trên không đảm bảo an toàn chất lượng do nhà sản xuất đã sử dụng sơn có hàm lượng chì cao.
Theo ông Lý Trường Giang, các đồ chơi này được sản xuất theo thiết kế của công ty Mỹ và theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu Mỹ. Vì vậy, các nhà nhập khẩu và công ty thiết kế Mỹ cũng cần phải chịu trách nhiệm trong vụ này chứ không phải chỉ có các nhà sản xuất Trung Quốc. Những tiêu chuẩn khác nhau mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng cho các sản phẩm khác nhau sẽ dẫn tới có sự khác nhau trong việc xác định một sản phẩm ''có vấn đề'' hay không.
Theo người đứng đầu Tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc, lượng đồ chơi xuất khẩu của nước này năm 2006 đạt 22 tỷ sản phẩm, con số này chứng tỏ đại đa số sản phẩm đồ chơi của Trung Quốc phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của các nước nhập khẩu và được người tiêu dùng hoan nghênh.
Về ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu sau vụ Công ty Mattel Inc., ra lệnh thu đồ chơi do Trung Quốc sản xuất, ông Lý Trường Giang khẳng định, căn cứ vào số liệu của Cục Thống kê quốc gia, sản phẩm của Trung Quốc vẫn được người tiêu dùng hoan nghênh. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 27,6%, xuất khẩu sang Mỹ tăng 17,8%, sang châu Âu tăng 30,2% và sang Nhật Bản tăng 11,3%.
Mở chiến dịch cải thiện chất lượng hàng hoá
Trong một nỗ lực nhằm lấy lại niềm tin của công chúng đối với hàng hoá Trung Quốc, Chính phủ nước này vừa phát động chiến dịch cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng.
Cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi đã phát biểu trước giới báo chí rằng, từ nay đến cuối năm, các tiêu chuẩn hàng hoá thực phẩm, thuốc, hàng nông sản và các mặt hàng thiết yếu khác, bao gồm cả các mặt hàng xuất khẩu, phải được cải thiện một cách rõ rệt.
Bà Ngô Nghi khẳng định: “Đây là một cuộc chiến đặc biệt nhằm bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho người dân cũng như bảo vệ thương hiệu của hàng hoá Trung Quốc, bảo vệ hình ảnh của đất nước chúng ta”.
Chính phủ Trung Quốc đã đề ra 8 nhiệm vụ và 20 mục tiêu cụ thể. Theo đó, chiến dịch được thực hiện trong bốn tháng, gồm nhiều biện pháp kiểm tra gắt gao, kể cả việc thắt chặt các thủ tục cấp phép sản xuất. Tất cả các cơ sở sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu sẽ bị kiểm soát gắt gao và toàn bộ các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu đều phải có các chứng nhận kiểm dịch mới được thông quan.
Bà Ngô Nghi cho biết, nước này sẽ xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bất hợp pháp hay không đạt các tiêu chuẩn về sản phẩm. Theo bà, tình trạng nhiều mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thời gian qua là do công tác thanh tra và thực thi pháp luật lỏng lẻo.
Trung Quốc bắt đầu cam kết, thoả thuận với các đối tác thương mại về các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Ngày 26/8, tại cuộc họp thường niên giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Quốc, ở Philippines, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí thắt chặt tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm.
Thoả thuận này đã được hai bên thông qua, nêu rõ: chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm là thách thức chung của tất cả các quốc gia; các bên cần tích cực hợp tác, cải thiện việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng hàng hoá. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Năm 2004, ASEAN và Trung Quốc đã ký thỏa thuận buôn bán hàng hóa và tháng 1/2007 hai bên đã kỹ thỏa thuận trao đổi mậu dịch. Hai bên đang thương lượng, tiến tới công nhận Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.