Trung Quốc ra luật về sở hữu tài sản
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc diễn ra mới đây đã tập trung thảo luận dự thảo “luật sở hữu tài sản”
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc diễn ra mới đây đã tập trung thảo luận dự thảo “luật sở hữu tài sản”.
Trong nỗ lực cập nhật hóa luật pháp cho phù hợp với thực tế xã hội Trung Quốc sau ba mươi năm cải cách, đây là dự luật được tranh cãi nhiều nhất, thời gian chuẩn bị dài nhất trong lịch sử lập pháp của Trung Quốc hiện đại. Bản dự thảo đầu tiên của luật được đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2002, cố gắng xác lập cơ sở pháp lý cho quyền sở hữu tài sản của công dân lần đầu tiên từ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tháng 10/1949.
Từ đó, dự luật được tranh luận sôi nổi trong các tầng lớp xã hội, đã trải qua sáu lần thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội Trung Quốc - cơ quan soạn thảo luật - đã có hơn 15.000 ý kiến của người dân tham gia vào tiến trình làm luật.
Lẽ ra dự luật đã được thông qua trong kỳ họp toàn thể Quốc hội Trung Quốc tháng 3/2006, nhưng đến phút cuối. việc biểu quyết luật này bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự trong một động thái được coi là bất thường do các nhà làm luật không đồng quan điểm với nhau.
Bất đồng giữa hai con đường phát triển
Những người ủng hộ luật sở hữu tài sản cho rằng sự ra đời của nó là tất yếu, phản ánh thực tại của xã hội Trung Quốc.
Sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế với tốc độ cao, đã có hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi nghèo đói, có tài sản riêng, mở doanh nghiệp, mua nhà đất và sở hữu cổ phiếu. Luật hóa cơ chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân do vậy là một yêu cầu khách quan của cuộc sống mà nếu thiếu nó sự phát triển sẽ bị ngưng trệ, bất ổn xã hội sẽ gia tăng.
Do quyền sở hữu chính đáng của người dân không được tôn trọng mà mỗi năm Trung Quốc phải giải quyết hàng trăm ngàn vụ khiếu kiện tập thể, va chạm giữa người dân với chính quyền cơ sở chung quanh vấn đề đất đai, giải tỏa mặt bằng…
Những người phản đối thì cho rằng luật về sở hữu tài sản sẽ làm yếu sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế, “xói mòn nền tảng pháp lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc”, làm trầm trọng hơn nữa khoảng cách giữa tầng lớp giàu có mới nổi lên do tận dụng được các cơ hội mà đổi mới kinh tế mang lại với tuyệt đại đa số nhân dân còn nghèo khó.
Hơn thế nữa, công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân là vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội, theo đó tư hữu được coi là nguồn gốc sinh ra mọi bất công mà người cộng sản phải đấu tranh để tiêu diệt.
Sở hữu nhà nước vẫn là trung tâm của nền kinh tế?
Các nhà làm luật Trung Quốc đã cố gắng hết mức để dung hòa hai quan điểm trái ngược trên đây.
Để trấn an những người chống đối, bản dự thảo luật lần này đề cao các quan điểm: “cân bằng giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước theo phương hướng chính trị đúng đắn”, “bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản tập thể và tài sản cá nhân”, “xác lập sự bình đẳng trước pháp luật về phương diện tài sản và quyền được phát triển của mọi thành phần tham gia thị trường”…
Cụ thể, dự thảo luật xác định sở hữu nhà nước là trung tâm của nền kinh tế gắn liền với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, đồng thời bổ sung nhiều điều luật ngăn chặn sự thất thoát tài sản nhà nước. Một mối quan tâm lớn của những người phản đối luật sở hữu tài sản là sự tràn lan của tình trạng tham nhũng, hối lộ, biển thủ của công… mà họ cho rằng có động lực từ tham vọng chiếm hữu của con người. Dự luật pháp chế hóa các biện pháp chế tài đối với những kẻ biển thủ của công qua các vụ sáp nhập, mua bán công ty, tham nhũng, tẩu tán tài sản nhà nước qua các vụ mua bán trái phiếu, cổ phiếu theo kiểu giao dịch nội gián…
“Những người làm thất thoát tài sản nhà nước thông qua các vụ tái cấu trúc, sáp nhập công ty hoặc giao dịch nội gián phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, dự thảo viết.
Bước tiến mới của bản dự thảo dài 45 trang này là bảo vệ quyền của cá nhân đối với tài khoản ngân hàng, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu bất động sản. “Luật tài sản phản ánh hiện trạng kinh tế có thật của Trung Quốc, tập trung giải quyết những nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế”, ông Hu Kangsheng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trung Quốc, cơ quan soạn thảo luật, nhận định.
Bản dự thảo lần thứ 7 cũng loại bỏ việc công nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân; không cho phép nông dân cầm cố quyền sử dụng ruộng đất. “Sau khi tham vấn nhiều cơ quan chính phủ, ủy ban thấy rằng điều kiện chưa chín muồi cho việc công nhận quyền sở hữu, quyền cầm cố ruộng đất của nông dân”, ông Hu nói.
Bản dự luật mới cũng đưa ra những điều khoản khắt khe hơn nhằm kiểm soát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; buộc các loại đất chuyên dùng cho công nghiệp, kinh doanh, du lịch nghỉ dưỡng và xây dựng khu dân cư phải được sự giám sát thường xuyên của công chúng.
Những điều khoản này phản ánh nỗi lo thường xuyên về an ninh lương thực khi ở Trung Quốc mỗi năm có 260.000 héc ta đất nông nghiệp bị chuyển thành đất ở, khiến khoảng 1 triệu nông dân mất phương tiện sinh sống mỗi năm.
Những trăn trở của các nhà lập pháp Trung Quốc trong việc xử lý quyền sở hữu tài sản của công dân hiện là vấn đề lớn nhất trên con đường chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung mà cốt lõi là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường mà sở hữu tư nhân là nòng cốt. Việc Trung Quốc giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ là một kinh nghiệm để tham khảo cho các nền kinh tế khác cũng đang trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập.
Trong nỗ lực cập nhật hóa luật pháp cho phù hợp với thực tế xã hội Trung Quốc sau ba mươi năm cải cách, đây là dự luật được tranh cãi nhiều nhất, thời gian chuẩn bị dài nhất trong lịch sử lập pháp của Trung Quốc hiện đại. Bản dự thảo đầu tiên của luật được đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2002, cố gắng xác lập cơ sở pháp lý cho quyền sở hữu tài sản của công dân lần đầu tiên từ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tháng 10/1949.
Từ đó, dự luật được tranh luận sôi nổi trong các tầng lớp xã hội, đã trải qua sáu lần thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội Trung Quốc - cơ quan soạn thảo luật - đã có hơn 15.000 ý kiến của người dân tham gia vào tiến trình làm luật.
Lẽ ra dự luật đã được thông qua trong kỳ họp toàn thể Quốc hội Trung Quốc tháng 3/2006, nhưng đến phút cuối. việc biểu quyết luật này bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự trong một động thái được coi là bất thường do các nhà làm luật không đồng quan điểm với nhau.
Bất đồng giữa hai con đường phát triển
Những người ủng hộ luật sở hữu tài sản cho rằng sự ra đời của nó là tất yếu, phản ánh thực tại của xã hội Trung Quốc.
Sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế với tốc độ cao, đã có hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi nghèo đói, có tài sản riêng, mở doanh nghiệp, mua nhà đất và sở hữu cổ phiếu. Luật hóa cơ chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân do vậy là một yêu cầu khách quan của cuộc sống mà nếu thiếu nó sự phát triển sẽ bị ngưng trệ, bất ổn xã hội sẽ gia tăng.
Do quyền sở hữu chính đáng của người dân không được tôn trọng mà mỗi năm Trung Quốc phải giải quyết hàng trăm ngàn vụ khiếu kiện tập thể, va chạm giữa người dân với chính quyền cơ sở chung quanh vấn đề đất đai, giải tỏa mặt bằng…
Những người phản đối thì cho rằng luật về sở hữu tài sản sẽ làm yếu sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế, “xói mòn nền tảng pháp lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc”, làm trầm trọng hơn nữa khoảng cách giữa tầng lớp giàu có mới nổi lên do tận dụng được các cơ hội mà đổi mới kinh tế mang lại với tuyệt đại đa số nhân dân còn nghèo khó.
Hơn thế nữa, công nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân là vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội, theo đó tư hữu được coi là nguồn gốc sinh ra mọi bất công mà người cộng sản phải đấu tranh để tiêu diệt.
Sở hữu nhà nước vẫn là trung tâm của nền kinh tế?
Các nhà làm luật Trung Quốc đã cố gắng hết mức để dung hòa hai quan điểm trái ngược trên đây.
Để trấn an những người chống đối, bản dự thảo luật lần này đề cao các quan điểm: “cân bằng giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước theo phương hướng chính trị đúng đắn”, “bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản tập thể và tài sản cá nhân”, “xác lập sự bình đẳng trước pháp luật về phương diện tài sản và quyền được phát triển của mọi thành phần tham gia thị trường”…
Cụ thể, dự thảo luật xác định sở hữu nhà nước là trung tâm của nền kinh tế gắn liền với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, đồng thời bổ sung nhiều điều luật ngăn chặn sự thất thoát tài sản nhà nước. Một mối quan tâm lớn của những người phản đối luật sở hữu tài sản là sự tràn lan của tình trạng tham nhũng, hối lộ, biển thủ của công… mà họ cho rằng có động lực từ tham vọng chiếm hữu của con người. Dự luật pháp chế hóa các biện pháp chế tài đối với những kẻ biển thủ của công qua các vụ sáp nhập, mua bán công ty, tham nhũng, tẩu tán tài sản nhà nước qua các vụ mua bán trái phiếu, cổ phiếu theo kiểu giao dịch nội gián…
“Những người làm thất thoát tài sản nhà nước thông qua các vụ tái cấu trúc, sáp nhập công ty hoặc giao dịch nội gián phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, dự thảo viết.
Bước tiến mới của bản dự thảo dài 45 trang này là bảo vệ quyền của cá nhân đối với tài khoản ngân hàng, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu bất động sản. “Luật tài sản phản ánh hiện trạng kinh tế có thật của Trung Quốc, tập trung giải quyết những nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế”, ông Hu Kangsheng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trung Quốc, cơ quan soạn thảo luật, nhận định.
Bản dự thảo lần thứ 7 cũng loại bỏ việc công nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân; không cho phép nông dân cầm cố quyền sử dụng ruộng đất. “Sau khi tham vấn nhiều cơ quan chính phủ, ủy ban thấy rằng điều kiện chưa chín muồi cho việc công nhận quyền sở hữu, quyền cầm cố ruộng đất của nông dân”, ông Hu nói.
Bản dự luật mới cũng đưa ra những điều khoản khắt khe hơn nhằm kiểm soát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; buộc các loại đất chuyên dùng cho công nghiệp, kinh doanh, du lịch nghỉ dưỡng và xây dựng khu dân cư phải được sự giám sát thường xuyên của công chúng.
Những điều khoản này phản ánh nỗi lo thường xuyên về an ninh lương thực khi ở Trung Quốc mỗi năm có 260.000 héc ta đất nông nghiệp bị chuyển thành đất ở, khiến khoảng 1 triệu nông dân mất phương tiện sinh sống mỗi năm.
Những trăn trở của các nhà lập pháp Trung Quốc trong việc xử lý quyền sở hữu tài sản của công dân hiện là vấn đề lớn nhất trên con đường chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung mà cốt lõi là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường mà sở hữu tư nhân là nòng cốt. Việc Trung Quốc giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ là một kinh nghiệm để tham khảo cho các nền kinh tế khác cũng đang trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập.