Trung Quốc tính cứu tăng trưởng bằng đường sắt cao tốc
Từ năm 2008 đến nay, đường sắt cao tốc ở Trung Quốc phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ
Để ngăn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang dựa vào một biện pháp không phải là mới đối với nước này: đầu tư mạnh vào lĩnh vực đường sắt cao tốc.
Theo hãng tin Bloomberg, dù đã hứa sẽ không chi tiêu ồ ạt như giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn đang khuyến khích đầu tư mạnh vào các dự án đường sắt cao tốc trong nước, song song với đẩy mạnh tiếp thị công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở nước ngoài.
Ngân hàng Thụy Sỹ UBS ước tính, đầu tư vào đường sắt ở Trung Quốc năm nay có thể vượt mức đỉnh thiết lập vào năm 2010, và sẽ duy trì ở mức khoảng 850 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 133,6 tỷ USD, mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020.
Tuần này, Trung Quốc quyết định xây thêm 3 tuyến đường sắt cao tốc ở phía Tây Nam, tỉnh miền Giang Tô thuộc phía Đông, và tỉnh Hồ Bắc thuộc miền Trung. Tổng vốn đầu tư của 3 dự án là 109,3 tỷ Nhân dân tệ.
“Đây là một phần trong chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách, làm bất kỳ việc gì cần thiết để ngăn đà suy giảm tăng trưởng. Mục đích là để tạo một mặt sàn cho tăng trưởng, nên đừng kỳ vọng tăng trưởng sẽ bật dậy”, chuyên gia kinh tế Wang Tao của UBS ở Hồng Kông nhận xét.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc ra một tuyên bố nói rằng, đầu tư vào đường sắt cao tốc giống như “một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa tạo ra một “tấm nệm đỡ” cho nền kinh tế trong ngắn hạn, lại vừa tăng cường hiệu quả trong dài hạn.
Từ năm 2008 đến nay, đường sắt cao tốc ở Trung Quốc phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ, dẫn tới những lo ngại một số dự án sẽ không được sử dụng hết công suất, giống như những gì dã xảy ra với các dự án đường sắt cao tốc ở Nhật vào thập niên 1990. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bước đầu gặt hái thành công.
Tuyến đường sắt cao tốc dài 1.318 km nối giữa Bắc Kinh và Thượng Hải đã bắt đầu sinh lời vào năm ngoái, 3 năm sau ngày đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt cao tốc này giúp làm giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc còn chưa đầy 5 giờ đồng hồ, từ mức hơn 12 giờ trước đó. Mức giá vé một chiều hạng hai trên tuyến này là 555 Nhân dân tệ, rẻ hơn đi máy bay.
Một tuyến đường sắt cao tốc khác nối giữa Bắc Kinh và Thiên Tân trong hành trình dài 39 phút cũng đông khác đến nỗi sắp có một tuyến thứ hai được xây.
Ngoài ra, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) mới đây đã thông qua kế hoạch xây tuyến đường sắt cao tốc dài 818 km nối giữa Bắc Kinh và Trùng Khánh để giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn 8 giờ từ 18 giờ.
“Trung Quốc cần một mạng lưới đường sắt rộng lớn, và Chính phủ nước này chỉ đang thúc đẩy các kế hoạch chi tiêu để bình ổn tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia kinh tế Robin Xu thuộc công ty chứng khoán của UBS tại Thượng Hải phát biểu.
Tuy vậy, việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào đường sắt cao tốc cũng làm gia tăng gánh nặng nợ nần vốn đã lớn do gói kích thích kinh tế khổng lồ hậu khủng hoảng tài chính. Năm nay là năm thứ tư liên tiếp Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC) là nhà phát hành nợ nội địa lớn nhất ở nước này.
Để giảm bớt sức ép về vốn đầu tư đường sắt đối với nhà nước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã yêu cầu ngành đường sắt nước này mở rộng cửa hơn cho khu vực tư nhân tham gia.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa đường sắt cao tốc trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh quảng bá công nghệ đường sắt Trung Quốc ở Thái Lan, Ấn Độ và châu Phi.
Mới đây, CRG đã giành hợp đồng xây tuyến đường sắt cao tốc nối giữa hai thành phố Las Vegas và Los Angeles của Mỹ. Công ty này cũng là nhà thầu xây tuyến đường sắt cao tốc dài 770 km nối giữa hai thành phố Moscow và Kazan của Nga.
Công ty sản xuất toa xe đường sắt CRRC của Trung Quốc, một doanh nghiệp quốc doanh, dự kiến tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới, lên mức 15 tỷ USD.
Đầu tư đường sắt cao tốc của Trung Quốc tăng mạnh vào cuối thập niên 2000 khi Chính phủ nước này chi tiêu mạnh tay để kích cầu nội địa trong bối cảnh nhu cầu thị trường quốc tế lao dốc vì khủng hoảng tài chính. Năm 2009, đầu tư vào lĩnh vực này của Trung Quốc tăng 79%, tiếp đó vào năm 2010, đạt đỉnh 842,65 tỷ Nhân dân tệ.
Năm 2011-2012, đầu tư đường sắt cao tốc ở Trung Quốc giảm sút do bê bối tham nhũng ở bộ đường sắt của nước này và vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm nhau khiến hàng chục người thiệt mạng.
Năm 2014, Chính phủ Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư vào đường sắt cao tốc, lên mức 800 tỷ Nhân dân tệ, khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ. Năm nay, Trung Quốc đặt mục tiêu chi ít nhất 800 tỷ Nhân dân tệ cho lĩnh vực này.
Theo hãng tin Bloomberg, dù đã hứa sẽ không chi tiêu ồ ạt như giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn đang khuyến khích đầu tư mạnh vào các dự án đường sắt cao tốc trong nước, song song với đẩy mạnh tiếp thị công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở nước ngoài.
Ngân hàng Thụy Sỹ UBS ước tính, đầu tư vào đường sắt ở Trung Quốc năm nay có thể vượt mức đỉnh thiết lập vào năm 2010, và sẽ duy trì ở mức khoảng 850 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 133,6 tỷ USD, mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020.
Tuần này, Trung Quốc quyết định xây thêm 3 tuyến đường sắt cao tốc ở phía Tây Nam, tỉnh miền Giang Tô thuộc phía Đông, và tỉnh Hồ Bắc thuộc miền Trung. Tổng vốn đầu tư của 3 dự án là 109,3 tỷ Nhân dân tệ.
“Đây là một phần trong chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách, làm bất kỳ việc gì cần thiết để ngăn đà suy giảm tăng trưởng. Mục đích là để tạo một mặt sàn cho tăng trưởng, nên đừng kỳ vọng tăng trưởng sẽ bật dậy”, chuyên gia kinh tế Wang Tao của UBS ở Hồng Kông nhận xét.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc ra một tuyên bố nói rằng, đầu tư vào đường sắt cao tốc giống như “một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa tạo ra một “tấm nệm đỡ” cho nền kinh tế trong ngắn hạn, lại vừa tăng cường hiệu quả trong dài hạn.
Từ năm 2008 đến nay, đường sắt cao tốc ở Trung Quốc phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ, dẫn tới những lo ngại một số dự án sẽ không được sử dụng hết công suất, giống như những gì dã xảy ra với các dự án đường sắt cao tốc ở Nhật vào thập niên 1990. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bước đầu gặt hái thành công.
Tuyến đường sắt cao tốc dài 1.318 km nối giữa Bắc Kinh và Thượng Hải đã bắt đầu sinh lời vào năm ngoái, 3 năm sau ngày đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt cao tốc này giúp làm giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc còn chưa đầy 5 giờ đồng hồ, từ mức hơn 12 giờ trước đó. Mức giá vé một chiều hạng hai trên tuyến này là 555 Nhân dân tệ, rẻ hơn đi máy bay.
Một tuyến đường sắt cao tốc khác nối giữa Bắc Kinh và Thiên Tân trong hành trình dài 39 phút cũng đông khác đến nỗi sắp có một tuyến thứ hai được xây.
Ngoài ra, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) mới đây đã thông qua kế hoạch xây tuyến đường sắt cao tốc dài 818 km nối giữa Bắc Kinh và Trùng Khánh để giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn 8 giờ từ 18 giờ.
“Trung Quốc cần một mạng lưới đường sắt rộng lớn, và Chính phủ nước này chỉ đang thúc đẩy các kế hoạch chi tiêu để bình ổn tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia kinh tế Robin Xu thuộc công ty chứng khoán của UBS tại Thượng Hải phát biểu.
Tuy vậy, việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào đường sắt cao tốc cũng làm gia tăng gánh nặng nợ nần vốn đã lớn do gói kích thích kinh tế khổng lồ hậu khủng hoảng tài chính. Năm nay là năm thứ tư liên tiếp Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC) là nhà phát hành nợ nội địa lớn nhất ở nước này.
Để giảm bớt sức ép về vốn đầu tư đường sắt đối với nhà nước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã yêu cầu ngành đường sắt nước này mở rộng cửa hơn cho khu vực tư nhân tham gia.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nỗ lực đưa đường sắt cao tốc trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh quảng bá công nghệ đường sắt Trung Quốc ở Thái Lan, Ấn Độ và châu Phi.
Mới đây, CRG đã giành hợp đồng xây tuyến đường sắt cao tốc nối giữa hai thành phố Las Vegas và Los Angeles của Mỹ. Công ty này cũng là nhà thầu xây tuyến đường sắt cao tốc dài 770 km nối giữa hai thành phố Moscow và Kazan của Nga.
Công ty sản xuất toa xe đường sắt CRRC của Trung Quốc, một doanh nghiệp quốc doanh, dự kiến tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới, lên mức 15 tỷ USD.
Đầu tư đường sắt cao tốc của Trung Quốc tăng mạnh vào cuối thập niên 2000 khi Chính phủ nước này chi tiêu mạnh tay để kích cầu nội địa trong bối cảnh nhu cầu thị trường quốc tế lao dốc vì khủng hoảng tài chính. Năm 2009, đầu tư vào lĩnh vực này của Trung Quốc tăng 79%, tiếp đó vào năm 2010, đạt đỉnh 842,65 tỷ Nhân dân tệ.
Năm 2011-2012, đầu tư đường sắt cao tốc ở Trung Quốc giảm sút do bê bối tham nhũng ở bộ đường sắt của nước này và vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm nhau khiến hàng chục người thiệt mạng.
Năm 2014, Chính phủ Trung Quốc tăng gấp đôi đầu tư vào đường sắt cao tốc, lên mức 800 tỷ Nhân dân tệ, khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhất trong 1/4 thế kỷ. Năm nay, Trung Quốc đặt mục tiêu chi ít nhất 800 tỷ Nhân dân tệ cho lĩnh vực này.