Trung Quốc tính mượn khủng hoảng để gom tài sản châu Âu
Trung Quốc nuôi hy vọng mua được một số dự án hạ tầng của khu vực châu Âu, vốn đang bị khủng hoảng nợ công tàn phá
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đang lên kế hoạch đưa một phái đoàn đầu tư tới châu Âu vào năm tới, với hy vọng sẽ mua được một số dự án hạ tầng của khu vực đang bị khủng hoảng nợ công tàn phá này, hãng tin Reuters cho biết.
Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cam kết chi tiền mua thêm trái phiếu châu Âu dù đã hứa sẽ giúp khu vực này vượt khủng hoảng, nhưng lại đang thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới những tài sản "cứng" ở đây.
“Năm tới, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn thúc đẩy thương mại và đầu tư đến các nước châu Âu. Một số nước châu Âu đang gặp khủng hoảng nợ và muốn chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như muốn tiền vốn nước ngoài đối lấy các doanh nghiệp của họ. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và thúc đẩy tiến trình này”, ông Trần Đức Minh phát biểu tại một cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài diễn ra ngày 28/11.
Trước đó, trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times vào cuối tuần vừa rồi, ông Lou Jiwei, người đứng đầu quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Investment Corp (CIC), cho biết nước này muốn đầu tư vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng châu Âu, nhất là ở Anh quốc.
“Chúng tôi sẵn sàng nhập khẩu thêm hàng hóa và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài vì đồng USD đã ở mức tương đối yếu trong một thời gian dài”, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh phát biểu. Tuy nhiên, ông Trần Đức Minh cũng cảnh báo, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả nếu các quốc gia khác sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại để ngăn cản các giao dịch mua tài sản.
Cho tới nay, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài mới chỉ tập trung chủ yếu vào các thương vụ mua tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những tuyên bố mới của Bắc Kinh đã cho thấy ý định dịch chuyển chiến lược. Gần đây, hãng vận tải quốc doanh của Trung Quốc là Cosco cũng đã đầu tư lớn vào cảng biển Piraeus của Hy Lạp.
Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, CIC đã nhanh tay gom mua cổ phần trong một số định chế tài chính phương Tây. Sau đó, các thỏa thuận này bị dư luận trong nước chỉ trích vì gặp thua lỗ.
Lần này, ông Lou cho hay, CIC đặc biệt quan tâm tới các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Âu mà chính phủ có thể áp mức thuế thấp hoặc cho vay vốn lãi suất thấp để đổi lấy vốn đầu tư của CIC.
Mặc dù Trung Quốc có dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ USD, các nhà phân tích cho rằng, nước này chỉ có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt dư dả mỗi năm để chi tiêu. Hiện 1/4 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được cho là tồn tại dưới dạng các tài sản bằng đồng Euro.
Theo chuyên gia kinh tế Wang Jun thuộc tổ chức nghiên cứu CCIEE của Chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, giống như bất kỳ một nhà đầu tư khôn ngoan nào, nước này cần chờ đợi mức giá hợp lý xuất hiện mới nên đầu tư, nếu không sẽ lại bị chỉ trích vì khả năng thua lỗ.
“Vào lúc này, tôi cho là vẫn còn quá sớm để nói chuyện mua tài sản của châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, xét tới thị trường của họ, công nghệ của họ và kinh nghiệm dày dạn của họ”, ông Wang nhận định.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng đã thúc giục các công ty Trung Quốc mua các thương hiệu nước ngoài sau một thập kỷ Bắc Kinh kêu gọi các doanh nghiệp trong nước tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Gần đây, Trung Quốc đã giảm hứng thú rõ rệt với việc mua thêm trái phiếu châu Âu mà không được lợi lộc gì. Nguồn tin của Reuters cho biết, một phái đoàn từ Tây Ban Nha cách đây ít lâu đã nhận được thái độ từ chối lịch sự của các quan chức Trung Quốc về vấn đề mua trái phiếu.
Phát biểu trước báo giới, ông Trần Đức Minh nhận định kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro suy giảm tăng trưởng trong năm 2012. Theo vị quan chức này, năm nay, lạm phát ở Trung Quốc có khả năng vượt mức 5,5%, cao hơn mục tiêu 4%, và các áp lực lạm phát sẽ tiếp tục bám đuổi nền kinh tế này trong năm tới.
Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cam kết chi tiền mua thêm trái phiếu châu Âu dù đã hứa sẽ giúp khu vực này vượt khủng hoảng, nhưng lại đang thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới những tài sản "cứng" ở đây.
“Năm tới, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn thúc đẩy thương mại và đầu tư đến các nước châu Âu. Một số nước châu Âu đang gặp khủng hoảng nợ và muốn chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như muốn tiền vốn nước ngoài đối lấy các doanh nghiệp của họ. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và thúc đẩy tiến trình này”, ông Trần Đức Minh phát biểu tại một cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài diễn ra ngày 28/11.
Trước đó, trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times vào cuối tuần vừa rồi, ông Lou Jiwei, người đứng đầu quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Investment Corp (CIC), cho biết nước này muốn đầu tư vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng châu Âu, nhất là ở Anh quốc.
“Chúng tôi sẵn sàng nhập khẩu thêm hàng hóa và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài vì đồng USD đã ở mức tương đối yếu trong một thời gian dài”, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh phát biểu. Tuy nhiên, ông Trần Đức Minh cũng cảnh báo, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả nếu các quốc gia khác sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại để ngăn cản các giao dịch mua tài sản.
Cho tới nay, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài mới chỉ tập trung chủ yếu vào các thương vụ mua tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những tuyên bố mới của Bắc Kinh đã cho thấy ý định dịch chuyển chiến lược. Gần đây, hãng vận tải quốc doanh của Trung Quốc là Cosco cũng đã đầu tư lớn vào cảng biển Piraeus của Hy Lạp.
Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, CIC đã nhanh tay gom mua cổ phần trong một số định chế tài chính phương Tây. Sau đó, các thỏa thuận này bị dư luận trong nước chỉ trích vì gặp thua lỗ.
Lần này, ông Lou cho hay, CIC đặc biệt quan tâm tới các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Âu mà chính phủ có thể áp mức thuế thấp hoặc cho vay vốn lãi suất thấp để đổi lấy vốn đầu tư của CIC.
Mặc dù Trung Quốc có dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ USD, các nhà phân tích cho rằng, nước này chỉ có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt dư dả mỗi năm để chi tiêu. Hiện 1/4 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được cho là tồn tại dưới dạng các tài sản bằng đồng Euro.
Theo chuyên gia kinh tế Wang Jun thuộc tổ chức nghiên cứu CCIEE của Chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, giống như bất kỳ một nhà đầu tư khôn ngoan nào, nước này cần chờ đợi mức giá hợp lý xuất hiện mới nên đầu tư, nếu không sẽ lại bị chỉ trích vì khả năng thua lỗ.
“Vào lúc này, tôi cho là vẫn còn quá sớm để nói chuyện mua tài sản của châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, xét tới thị trường của họ, công nghệ của họ và kinh nghiệm dày dạn của họ”, ông Wang nhận định.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng đã thúc giục các công ty Trung Quốc mua các thương hiệu nước ngoài sau một thập kỷ Bắc Kinh kêu gọi các doanh nghiệp trong nước tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Gần đây, Trung Quốc đã giảm hứng thú rõ rệt với việc mua thêm trái phiếu châu Âu mà không được lợi lộc gì. Nguồn tin của Reuters cho biết, một phái đoàn từ Tây Ban Nha cách đây ít lâu đã nhận được thái độ từ chối lịch sự của các quan chức Trung Quốc về vấn đề mua trái phiếu.
Phát biểu trước báo giới, ông Trần Đức Minh nhận định kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro suy giảm tăng trưởng trong năm 2012. Theo vị quan chức này, năm nay, lạm phát ở Trung Quốc có khả năng vượt mức 5,5%, cao hơn mục tiêu 4%, và các áp lực lạm phát sẽ tiếp tục bám đuổi nền kinh tế này trong năm tới.