Trung Quốc xây dựng kho dự trữ đất hiếm
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một kho dự trữ đất hiếm chiến lược, tờ Wall Street Journal cho biết
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một kho dự trữ đất hiếm chiến lược, tờ Wall Street Journal cho biết. Giới phân tích nhân định, động thái này có thể làm gia tăng thêm ảnh hưởng vốn dĩ đã rất lớn của Bắc Kinh đối với tình hình nguồn cung và giá cả trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
Theo Wall Street Journal, hiện chi tiết của kế hoạch dự trữ đất hiếm chưa được Chính phủ Trung Quốc công bố. Tuy nhiên, kế hoạch này đã được phác thảo thông qua những tuyên bố gần đây của một số cơ quan chức năng, các công ty quốc doanh và các tờ báo chính thống của nước này.
Các tài liệu trên cho biết, cơ sở dự trữ đã bắt đầu được xây dựng tại Nội Mông và có khả năng tích trữ lượng đất hiếm lớn hơn khối lượng khoáng sản này mà Trung Quốc xuất khẩu năm ngoái. Trong năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu 39.813 tấn đất hiếm, giảm 9,3% so với năm 2009.
Trung Quốc hiện kiểm soát 90% nguồn cung đất hiếm - loại khoáng sản được xem là “vàng của thế kỷ 21” - trên thế giới. Tuy nhiên, theo Cơ quan Địa chất Mỹ, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng một nửa trong tổng số trữ lượng 110 triệu tấn đất hiếm toàn cầu.
Đối phó với việc Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Australia… đã đẩy mạnh việc khai thác loại khoáng sản này. Tuy nhiên, phải mất chừng 1 thập kỷ để mở một mỏ đất hiếm mới, nên thế độc quyền của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm được dự báo sẽ còn được duy trì trong nhiều năm tới.
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng kho dự trữ đất hiếm chiến lược sẽ tiếp tục làm hạn chế lượng đất hiếm xuất khẩu của nước này, gây căng thẳng thêm cho “cuộc chiến” đất hiếm.
Một số quốc gia đã tính kiện việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Bắc Kinh bị cho là cắt giảm mạnh lượng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất từ phía Nhật, trong tháng 12/2010, lượng đất hiếm nhập từ Trung Quốc đã tăng lên 4.080 tấn, gấp 6 lần so với mức 634 tấn của tháng 11.
Một ảnh hưởng nữa từ việc Trung Quốc dự trữ đất hiếm là chi phí đầu vào đối với các công ty ở một loạt các ngành công nghiệp, từ sản xuất điện thoại di động, tới lọc hóa dầu và pin công nghệ cao… có thể gia tăng mạnh.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất xây dựng dự trữ đất hiếm. Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc mới đây đã tuyên bố tích trữ khoáng sản này. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh cũng đang cân nhắc các kế hoạch tương tự. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể đi trước các nước khác trong vấn đề này. Một số tờ báo của Trung Quốc cho biết, dự trữ đất hiếm của nước này có thể vượt ngưỡng 100.000 tấn.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng số lượng các mặt hàng dự trữ như đồng, ngô, nhôm, vàng… Giới phân tích phương Tây cho rằng, Trung Quốc đôi khi thiếu minh bạch trong việc sử dụng các kho dự trữ này, gây ra những tác động thất thường tới giá cả thị trường.
Chẳng hạn, khi giá nhôm tăng mạnh vào đầu tháng 11 năm ngoái, Cục Dự trữ Quốc gia Trung Quốc đã bán ra 200.000 tấn nhôm, khiến giá nhôm trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải sụt tới 7%. Bên cạnh đó, những “bí ẩn” xung quanh việc Trung Quốc quản lý và sử dụng dự trữ dầu lửa chiến lược của nước này cũng ít nhiều tác động tới thị trường dầu thế giới và hứng chịu sự chỉ trích từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Theo Wall Street Journal, hiện chi tiết của kế hoạch dự trữ đất hiếm chưa được Chính phủ Trung Quốc công bố. Tuy nhiên, kế hoạch này đã được phác thảo thông qua những tuyên bố gần đây của một số cơ quan chức năng, các công ty quốc doanh và các tờ báo chính thống của nước này.
Các tài liệu trên cho biết, cơ sở dự trữ đã bắt đầu được xây dựng tại Nội Mông và có khả năng tích trữ lượng đất hiếm lớn hơn khối lượng khoáng sản này mà Trung Quốc xuất khẩu năm ngoái. Trong năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu 39.813 tấn đất hiếm, giảm 9,3% so với năm 2009.
Trung Quốc hiện kiểm soát 90% nguồn cung đất hiếm - loại khoáng sản được xem là “vàng của thế kỷ 21” - trên thế giới. Tuy nhiên, theo Cơ quan Địa chất Mỹ, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng một nửa trong tổng số trữ lượng 110 triệu tấn đất hiếm toàn cầu.
Đối phó với việc Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Australia… đã đẩy mạnh việc khai thác loại khoáng sản này. Tuy nhiên, phải mất chừng 1 thập kỷ để mở một mỏ đất hiếm mới, nên thế độc quyền của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm được dự báo sẽ còn được duy trì trong nhiều năm tới.
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng kho dự trữ đất hiếm chiến lược sẽ tiếp tục làm hạn chế lượng đất hiếm xuất khẩu của nước này, gây căng thẳng thêm cho “cuộc chiến” đất hiếm.
Một số quốc gia đã tính kiện việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Bắc Kinh bị cho là cắt giảm mạnh lượng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất từ phía Nhật, trong tháng 12/2010, lượng đất hiếm nhập từ Trung Quốc đã tăng lên 4.080 tấn, gấp 6 lần so với mức 634 tấn của tháng 11.
Một ảnh hưởng nữa từ việc Trung Quốc dự trữ đất hiếm là chi phí đầu vào đối với các công ty ở một loạt các ngành công nghiệp, từ sản xuất điện thoại di động, tới lọc hóa dầu và pin công nghệ cao… có thể gia tăng mạnh.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất xây dựng dự trữ đất hiếm. Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc mới đây đã tuyên bố tích trữ khoáng sản này. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh cũng đang cân nhắc các kế hoạch tương tự. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể đi trước các nước khác trong vấn đề này. Một số tờ báo của Trung Quốc cho biết, dự trữ đất hiếm của nước này có thể vượt ngưỡng 100.000 tấn.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng số lượng các mặt hàng dự trữ như đồng, ngô, nhôm, vàng… Giới phân tích phương Tây cho rằng, Trung Quốc đôi khi thiếu minh bạch trong việc sử dụng các kho dự trữ này, gây ra những tác động thất thường tới giá cả thị trường.
Chẳng hạn, khi giá nhôm tăng mạnh vào đầu tháng 11 năm ngoái, Cục Dự trữ Quốc gia Trung Quốc đã bán ra 200.000 tấn nhôm, khiến giá nhôm trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải sụt tới 7%. Bên cạnh đó, những “bí ẩn” xung quanh việc Trung Quốc quản lý và sử dụng dự trữ dầu lửa chiến lược của nước này cũng ít nhiều tác động tới thị trường dầu thế giới và hứng chịu sự chỉ trích từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).