Trước “giờ G” mở cửa thị trường bán lẻ
Xin điểm lại hiện trạng của ngành thương mại bán lẻ Việt Nam, những vấn đề cần lưu ý trước giờ G
Bắt đầu từ năm 2009, nghĩa là chưa đầy 2 tháng nữa, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn ngành thương mại bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết WTO.
Hơn 400.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống của cả nước làm sao có thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ với sức mạnh hùng hậu trên thế giới đang bắt đầu đổ bộ ào ạt vào thị trường trong nước?
Xin điểm lại hiện trạng của ngành thương mại bán lẻ Việt Nam, những vấn đề cần lưu ý trước giờ G. Cần thấy rằng, thị trường của Việt Nam là đáng mơ ước đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điều “mơ ước” này được biểu hiện trên nhiều mặt.
Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hằng năm tăng trên 1 triệu người (đứng thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong 50 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), là thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ.
Tính tự cấp tự túc giảm nhanh, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán tăng rất mạnh (tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tiêu dùng cuối cùng đã tăng từ 64,7% năm 1995 và 68,5% năm 2000, lên 82,1% năm 2005, 93,1% năm 2007 và có khả năng vượt qua mốc 95% trong năm nay).
Mức tiêu dùng bình quân đầu người tuy còn thấp, nhưng tốc độ tăng quy mô và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ tốc độ tăng giá tiêu dùng còn tăng cao hơn (tăng 12,3%/năm), ước tính đạt 57,6 tỉ USD trong năm nay. Việt Nam có dân số trẻ, nên sự chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng cũng khá nhanh.
Tỷ lệ dân số đô thị chưa cao (năm 2007 mới đạt 27,44%, thuộc loại thấp trên thế giới), nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, nên cơ cấu tiêu dùng cũng sẽ có sự chuyển dịch nhanh.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đang làm cho người tiêu dùng của các nước không còn tăng với tốc độ như cũ, thậm chí đối với một số nước, một số bộ phận dân cư, một số chủng loại hàng hóa, dịch vụ (như hàng hóa cao cấp, hóa mỹ phẩm cao cấp, du lịch nước ngoài,...) còn bị giảm.
Trong khi Việt Nam tăng trưởng kinh tế vẫn thuộc loại cao so với các nước, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy thấp hơn các năm trước nhưng tính chung 10 tháng qua vẫn còn tăng 6,1%..., thì thị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng có một số điểm đáng lưu ý.
Theo ngành hoạt động, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ngành thương nghiệp (tức là thương mại thuần túy)! Năm 2007 còn 77%, năm 2008 cao hơn chủ yếu do giá tăng cao hơn.
Lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn nhà hàng, du lịch, dịch vụ) mặc dù tăng lên, nhưng hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khách sạn nhà hàng 2007 chiếm 11,8%, 10 tháng này giảm còn 11,3%; du lịch, dịch vụ năm 2007 chiếm 11,2%, 10 tháng này còn 6,3%).
Theo loại hình kinh tế, tỷ trọng kinh tế nhà nước tiếp tục giảm xuống và hiện còn chiếm tỷ lệ thấp (năm 2007 chiếm 10,2%).
Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 85,9%, 10 tháng này là 86,2%). Kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng không đáng kể (1%).
Kinh tế cá thể chủ yếu là chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (56,1%) - đây chính là thị phần sẽ có nhiều thay đổi tới đây do cả kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn “thu phục”.
Kinh tế tư nhân (doanh nghiệp) mới hình thành từ mười lăm năm nay, đặc biệt trong bảy tám năm nay, nhưng hiện đã chiếm tới 29,1%, phần lớn các siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi đều do khu vực này quản lý hoặc liên kết với hợp tác xã hay cá thể để hình thành.
Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 3,9%), nhưng chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Có thể dự đoán rằng, do tiêu dùng trong nước đang tăng chậm lại, nhưng cũng phù hợp với thời gian lựa chọn địa điểm, đầu tư xây dựng, thăm dò thị hiếu,... để các nhà đầu tư nước ngoài có chỗ đứng vững chắc tại thị trường, nên thị phần vào năm 2009 của khu vực này cũng chỉ vào khoảng 5%, sau đó sẽ tăng nhanh từ năm 2010.
Vấn đề đặt ra là các nhà bán lẻ trong nước làm sao có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài để không bị thua ngay trên sân nhà?
Đào Minh Anh (Thanh Niên)
Hơn 400.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống của cả nước làm sao có thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ với sức mạnh hùng hậu trên thế giới đang bắt đầu đổ bộ ào ạt vào thị trường trong nước?
Xin điểm lại hiện trạng của ngành thương mại bán lẻ Việt Nam, những vấn đề cần lưu ý trước giờ G. Cần thấy rằng, thị trường của Việt Nam là đáng mơ ước đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điều “mơ ước” này được biểu hiện trên nhiều mặt.
Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hằng năm tăng trên 1 triệu người (đứng thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong 50 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), là thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ.
Tính tự cấp tự túc giảm nhanh, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán tăng rất mạnh (tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tiêu dùng cuối cùng đã tăng từ 64,7% năm 1995 và 68,5% năm 2000, lên 82,1% năm 2005, 93,1% năm 2007 và có khả năng vượt qua mốc 95% trong năm nay).
Mức tiêu dùng bình quân đầu người tuy còn thấp, nhưng tốc độ tăng quy mô và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ tốc độ tăng giá tiêu dùng còn tăng cao hơn (tăng 12,3%/năm), ước tính đạt 57,6 tỉ USD trong năm nay. Việt Nam có dân số trẻ, nên sự chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng cũng khá nhanh.
Tỷ lệ dân số đô thị chưa cao (năm 2007 mới đạt 27,44%, thuộc loại thấp trên thế giới), nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, nên cơ cấu tiêu dùng cũng sẽ có sự chuyển dịch nhanh.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đang làm cho người tiêu dùng của các nước không còn tăng với tốc độ như cũ, thậm chí đối với một số nước, một số bộ phận dân cư, một số chủng loại hàng hóa, dịch vụ (như hàng hóa cao cấp, hóa mỹ phẩm cao cấp, du lịch nước ngoài,...) còn bị giảm.
Trong khi Việt Nam tăng trưởng kinh tế vẫn thuộc loại cao so với các nước, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy thấp hơn các năm trước nhưng tính chung 10 tháng qua vẫn còn tăng 6,1%..., thì thị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo ngành hoạt động, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ngành thương nghiệp (tức là thương mại thuần túy)! Năm 2007 còn 77%, năm 2008 cao hơn chủ yếu do giá tăng cao hơn.
Lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn nhà hàng, du lịch, dịch vụ) mặc dù tăng lên, nhưng hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khách sạn nhà hàng 2007 chiếm 11,8%, 10 tháng này giảm còn 11,3%; du lịch, dịch vụ năm 2007 chiếm 11,2%, 10 tháng này còn 6,3%).
Theo loại hình kinh tế, tỷ trọng kinh tế nhà nước tiếp tục giảm xuống và hiện còn chiếm tỷ lệ thấp (năm 2007 chiếm 10,2%).
Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 85,9%, 10 tháng này là 86,2%). Kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng không đáng kể (1%).
Kinh tế cá thể chủ yếu là chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (56,1%) - đây chính là thị phần sẽ có nhiều thay đổi tới đây do cả kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn “thu phục”.
Kinh tế tư nhân (doanh nghiệp) mới hình thành từ mười lăm năm nay, đặc biệt trong bảy tám năm nay, nhưng hiện đã chiếm tới 29,1%, phần lớn các siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi đều do khu vực này quản lý hoặc liên kết với hợp tác xã hay cá thể để hình thành.
Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 3,9%), nhưng chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Có thể dự đoán rằng, do tiêu dùng trong nước đang tăng chậm lại, nhưng cũng phù hợp với thời gian lựa chọn địa điểm, đầu tư xây dựng, thăm dò thị hiếu,... để các nhà đầu tư nước ngoài có chỗ đứng vững chắc tại thị trường, nên thị phần vào năm 2009 của khu vực này cũng chỉ vào khoảng 5%, sau đó sẽ tăng nhanh từ năm 2010.
Vấn đề đặt ra là các nhà bán lẻ trong nước làm sao có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài để không bị thua ngay trên sân nhà?
Đào Minh Anh (Thanh Niên)