Trước thềm Quốc hội khóa 13: Giữ mạch nghị trường
Ngày mai (21/7), Quốc hội khóa 13 sẽ bắt đầu phiên họp chính thức đầu tiên của kỳ họp đầu tiên
Ngày mai (21/7), Quốc hội khóa 13 sẽ bắt đầu phiên họp chính thức đầu tiên của kỳ họp đầu tiên.
Ngày mai, hội trường Bộ Quốc phòng có thể sẽ hơi “lạ” khi bàn chủ tọa kỳ họp chỉ riêng Chủ tịch Quốc hội khóa 12 điều hành, thay vì sự có mặt của cả 4 vị phó chủ tịch như mọi kỳ họp khác.
Và dưới hội trường, hai phần ba trong số 500 vị đại biểu mới trúng cử cũng sẽ chưa thể “quen” với chỗ ngồi của mình, khi mới chỉ qua một phiên họp trù bị vào chiều hôm trước.
Còn một phần ba các vị đại biểu tái cử, vốn đã rất thân thuộc cả những nút bấm điện tử đôi khi cứ nhằm lúc biểu quyết các vấn đề gay cấn mà trục trặc chắc cũng sẽ cảm thấy cảm giác bâng khuâng. Không chỉ bởi trọng trách là “người cũ”, mà còn bởi thời gian làm đại biểu càng nhiều thì càng thấm thía, để không trở thành những ông, bà “nghị gật” chẳng phải dễ dàng.
Cũng tại hội trường này, nơi đã diễn ra 9 kỳ họp của Quốc hội khóa 12, không ít đại biểu đã bộc bạch rằng, quyết định cảm thấy thanh thản nhất khi bấm nút là tán thành việc rút ngắn thời gian của Quốc hội khóa 12 từ 5 năm xuống 4 năm. Còn một số vấn đề hệ trọng khác bấm nút xong vẫn băn khoăn, trăn trở mãi.
Trăn trở, băn khoăn, không hẳn vì năng lực bản thân, vì dũng khí cá nhân, mà còn vì cơ chế hoạt động, tính chuyên nghiệp của của Quốc hội…
Bởi, như đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh trong một lần trao đổi với VnEconomy: “Mọi đại biểu Quốc hội đều có trách nhiệm đối với những quyết định của mình trước lịch sử, chứ không phải chỉ trong nhiệm kỳ ngắn hạn của mình”.
Cũng bởi ý thức rõ trách nhiệm của mình trước mỗi quyết định liên quan đến những vấn đề hệ trọng của đất nước mà giờ đây Quốc hội đã bớt “mang tiếng” là chỉ biết thông qua. Mà minh chứng rõ ràng nhất là ngay tại kỳ họp cuối cùng, khi không ít ý kiến cho rằng chủ yếu để “chia tay vui vẻ”, đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đã “lắc đầu” với dự án Luật Thủ đô.
Là một trong số các vị đại biểu không ngại làm thiểu số để bảo vệ quan điểm, chính kiến, song Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM (khóa 12) Trần Du Lịch “tự thấy vẫn còn nhiều điều trăn trở, bức xúc chưa làm được, còn nợ với cử tri”, khi trình bày chương trình hành động trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 vừa qua.
Và, trong buổi tiếp xúc với gần 1.000 cử tri dưới cái nóng gần 40 độ C đó của các vị ứng cử viên tại đơn vị bầu cử số 1 tại Tp.HCM, cầm trên tay chương trình hành động của “ông nghị” này, một vị cử tri cao tuổi đã nói: “Tôi sẽ bầu ông Lịch để ông “trả nợ” cử tri”.
Không chỉ đại biểu tái cử, Quốc hội khóa 12 có không ít đại biểu ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ mạch nghị trường như thế.
Thê nên, cuộc họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm của Ủy ban Kinh tế diễn ra cuối tháng 6 vẫn kéo dài trọn ngày, với nhiều ý kiến tâm huyết của cả các vị đại biểu không tái cử.
Mới đây thôi, giữa tháng 7, nhiều vị đại biểu là thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách dù không tiếp tục là đại biểu khóa mới vẫn cùng thường trực Ủy ban đưa ra những lý lẽ phản biện thẳng thắn với chuyện “tiêu tiền” ngân sách.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong vòng chưa đầy một tháng đã tiến hành hai phiên họp. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, một trong số ít các vị chủ nhiệm hết tuổi làm đại biểu chuyên trách, vẫn giữ nguyên sự “gai góc” trong các phát biểu của mình, khi chỉ ra những bất cập trong đề xuất miễn, giảm thuế của Chính phủ.
Còn nhớ, tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vào tháng 3 vừa qua, có vị đại biểu đã tính toán rằng, để bầu được một vị đại biểu Quốc hội, “Nhà nước, nhân dân mất hơn nửa tỷ đồng”. Bởi vậy, mỗi đại biểu cần nhận thức một cách thật sự tâm huyết, rằng chúng ta đã làm được gì, chúng ta chưa làm được gì”.
Làm được gì và chưa làm được gì cũng là điều mà cử tri luôn mong có thể hiểu đúng để đánh giá đúng về các vị đại biểu của mình. Chắc hẳn nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 9 vẫn chưa quên câu chuyện đại biểu Đàm Văn Ngụy đã đề nghị “đổi họ cho một số vị đại biểu nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước sang họ Hứa”.
Tuy nhiên, không chỉ các vị đại biểu nắm giữ trọng trách mới “hứa”.
Trước khi được bầu, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, dù ít, dù nhiều, dù chung chung hay cụ thể đều hứa trước cử tri trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cho mình. Bước vào kỳ họp thứ nhất cũng là lúc các vị đại biểu của dân đã bước qua “ngưỡng cửa” của lời hứa.
Song, bên cạnh việc thực hiện lời hứa của riêng mình, nhân dân còn đòi hỏi người đại diện cho mình tiếp tục thực hiện “lời hứa” của cả Quốc hội khóa trước, để giữ mạch nghị trường, giữ “lửa” nghị trường.
Bởi, rất nhiều quyết định về quốc kế dân sinh không thể gói trọn trong một khóa Quốc hội.
Quốc hội khóa 12 đã quyết định chủ trương đầu tư một số công trình quan trọng quốc gia, như điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủy điện Lai Châu… Vậy Quốc hội khóa 13 sẽ giám sát thế nào?
Đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa trước cũng đã nhấn nút không tán thành với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nay nếu dự án này lại “lên” nghị trường thì Quốc hội khóa 13 sẽ ứng xử ra sao?
Khi Quốc hội khóa 12 đang sôi nổi, nhiều tân đại biểu đang là cử tri, và họ là số ít cử tri được trao trọng trách làm đại biểu khóa mới.
Và các vị đại biểu vừa hết nhiệm kỳ, từ ngày mai cũng sẽ là những cử tri am hiểu hoạt động nghị trường, có thể cũng sẽ là những cử tri “khó tính” nhất trong giám sát các đại biểu của mình. Để giữ cho được mạch nghị trường gần dân, hiểu dân và quan trọng hơn là, không khiến nhân dân phải thất vọng vì những đại biểu do chính mình bầu ra.
Vẫn biết hơn 2/3 đại biểu lần đầu tiên chính thức bước chân vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước cần có thời gian để làm quen với thử thách không hề nhỏ của nghị trường, song cử tri rất mong các đại biểu của mình có thể “đốt cháy” giai đoạn “thử việc” để nghị trường sôi nổi, trí tuệ ngay từ kỳ họp đầu tiên.
Còn các đại biểu đã rời nghị trường sau 4 năm “thử lửa”, mong sao dù "ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà" như lời Bác Hồ đã từng căn dặn.
Được như thế, mạch nghị trường sẽ luôn sống động.
Ngày mai, hội trường Bộ Quốc phòng có thể sẽ hơi “lạ” khi bàn chủ tọa kỳ họp chỉ riêng Chủ tịch Quốc hội khóa 12 điều hành, thay vì sự có mặt của cả 4 vị phó chủ tịch như mọi kỳ họp khác.
Và dưới hội trường, hai phần ba trong số 500 vị đại biểu mới trúng cử cũng sẽ chưa thể “quen” với chỗ ngồi của mình, khi mới chỉ qua một phiên họp trù bị vào chiều hôm trước.
Còn một phần ba các vị đại biểu tái cử, vốn đã rất thân thuộc cả những nút bấm điện tử đôi khi cứ nhằm lúc biểu quyết các vấn đề gay cấn mà trục trặc chắc cũng sẽ cảm thấy cảm giác bâng khuâng. Không chỉ bởi trọng trách là “người cũ”, mà còn bởi thời gian làm đại biểu càng nhiều thì càng thấm thía, để không trở thành những ông, bà “nghị gật” chẳng phải dễ dàng.
Cũng tại hội trường này, nơi đã diễn ra 9 kỳ họp của Quốc hội khóa 12, không ít đại biểu đã bộc bạch rằng, quyết định cảm thấy thanh thản nhất khi bấm nút là tán thành việc rút ngắn thời gian của Quốc hội khóa 12 từ 5 năm xuống 4 năm. Còn một số vấn đề hệ trọng khác bấm nút xong vẫn băn khoăn, trăn trở mãi.
Trăn trở, băn khoăn, không hẳn vì năng lực bản thân, vì dũng khí cá nhân, mà còn vì cơ chế hoạt động, tính chuyên nghiệp của của Quốc hội…
Bởi, như đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh trong một lần trao đổi với VnEconomy: “Mọi đại biểu Quốc hội đều có trách nhiệm đối với những quyết định của mình trước lịch sử, chứ không phải chỉ trong nhiệm kỳ ngắn hạn của mình”.
Cũng bởi ý thức rõ trách nhiệm của mình trước mỗi quyết định liên quan đến những vấn đề hệ trọng của đất nước mà giờ đây Quốc hội đã bớt “mang tiếng” là chỉ biết thông qua. Mà minh chứng rõ ràng nhất là ngay tại kỳ họp cuối cùng, khi không ít ý kiến cho rằng chủ yếu để “chia tay vui vẻ”, đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đã “lắc đầu” với dự án Luật Thủ đô.
Là một trong số các vị đại biểu không ngại làm thiểu số để bảo vệ quan điểm, chính kiến, song Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM (khóa 12) Trần Du Lịch “tự thấy vẫn còn nhiều điều trăn trở, bức xúc chưa làm được, còn nợ với cử tri”, khi trình bày chương trình hành động trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 vừa qua.
Và, trong buổi tiếp xúc với gần 1.000 cử tri dưới cái nóng gần 40 độ C đó của các vị ứng cử viên tại đơn vị bầu cử số 1 tại Tp.HCM, cầm trên tay chương trình hành động của “ông nghị” này, một vị cử tri cao tuổi đã nói: “Tôi sẽ bầu ông Lịch để ông “trả nợ” cử tri”.
Không chỉ đại biểu tái cử, Quốc hội khóa 12 có không ít đại biểu ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ mạch nghị trường như thế.
Thê nên, cuộc họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm của Ủy ban Kinh tế diễn ra cuối tháng 6 vẫn kéo dài trọn ngày, với nhiều ý kiến tâm huyết của cả các vị đại biểu không tái cử.
Mới đây thôi, giữa tháng 7, nhiều vị đại biểu là thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách dù không tiếp tục là đại biểu khóa mới vẫn cùng thường trực Ủy ban đưa ra những lý lẽ phản biện thẳng thắn với chuyện “tiêu tiền” ngân sách.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong vòng chưa đầy một tháng đã tiến hành hai phiên họp. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, một trong số ít các vị chủ nhiệm hết tuổi làm đại biểu chuyên trách, vẫn giữ nguyên sự “gai góc” trong các phát biểu của mình, khi chỉ ra những bất cập trong đề xuất miễn, giảm thuế của Chính phủ.
Còn nhớ, tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vào tháng 3 vừa qua, có vị đại biểu đã tính toán rằng, để bầu được một vị đại biểu Quốc hội, “Nhà nước, nhân dân mất hơn nửa tỷ đồng”. Bởi vậy, mỗi đại biểu cần nhận thức một cách thật sự tâm huyết, rằng chúng ta đã làm được gì, chúng ta chưa làm được gì”.
Làm được gì và chưa làm được gì cũng là điều mà cử tri luôn mong có thể hiểu đúng để đánh giá đúng về các vị đại biểu của mình. Chắc hẳn nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 9 vẫn chưa quên câu chuyện đại biểu Đàm Văn Ngụy đã đề nghị “đổi họ cho một số vị đại biểu nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước sang họ Hứa”.
Tuy nhiên, không chỉ các vị đại biểu nắm giữ trọng trách mới “hứa”.
Trước khi được bầu, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, dù ít, dù nhiều, dù chung chung hay cụ thể đều hứa trước cử tri trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cho mình. Bước vào kỳ họp thứ nhất cũng là lúc các vị đại biểu của dân đã bước qua “ngưỡng cửa” của lời hứa.
Song, bên cạnh việc thực hiện lời hứa của riêng mình, nhân dân còn đòi hỏi người đại diện cho mình tiếp tục thực hiện “lời hứa” của cả Quốc hội khóa trước, để giữ mạch nghị trường, giữ “lửa” nghị trường.
Bởi, rất nhiều quyết định về quốc kế dân sinh không thể gói trọn trong một khóa Quốc hội.
Quốc hội khóa 12 đã quyết định chủ trương đầu tư một số công trình quan trọng quốc gia, như điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủy điện Lai Châu… Vậy Quốc hội khóa 13 sẽ giám sát thế nào?
Đa số các vị đại biểu Quốc hội khóa trước cũng đã nhấn nút không tán thành với dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nay nếu dự án này lại “lên” nghị trường thì Quốc hội khóa 13 sẽ ứng xử ra sao?
Khi Quốc hội khóa 12 đang sôi nổi, nhiều tân đại biểu đang là cử tri, và họ là số ít cử tri được trao trọng trách làm đại biểu khóa mới.
Và các vị đại biểu vừa hết nhiệm kỳ, từ ngày mai cũng sẽ là những cử tri am hiểu hoạt động nghị trường, có thể cũng sẽ là những cử tri “khó tính” nhất trong giám sát các đại biểu của mình. Để giữ cho được mạch nghị trường gần dân, hiểu dân và quan trọng hơn là, không khiến nhân dân phải thất vọng vì những đại biểu do chính mình bầu ra.
Vẫn biết hơn 2/3 đại biểu lần đầu tiên chính thức bước chân vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước cần có thời gian để làm quen với thử thách không hề nhỏ của nghị trường, song cử tri rất mong các đại biểu của mình có thể “đốt cháy” giai đoạn “thử việc” để nghị trường sôi nổi, trí tuệ ngay từ kỳ họp đầu tiên.
Còn các đại biểu đã rời nghị trường sau 4 năm “thử lửa”, mong sao dù "ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà" như lời Bác Hồ đã từng căn dặn.
Được như thế, mạch nghị trường sẽ luôn sống động.