Quốc hội khóa 12: “Thay lời chia tay”
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 đầy ắp tâm tư đại biểu, không hẳn chỉ từ những quyết định liên quan đến “đại sự quốc gia”
Dù được cho là “thay lời chia tay” sau 4 năm hoạt động, song phiên thảo luận tại hội trường về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 12 sáng 28/3 lại không nhiều đại biểu đăng đàn.
Bởi thế, thời gian thảo luận chỉ diễn ra trong nửa ngày, thay vì cả ngày như nghị trình. Tuy vậy, cả trong hội trường và ngoài hội trường vẫn đầy ắp tâm tư đại biểu, không hẳn chỉ từ những quyết định liên quan đến “đại sự quốc gia”.
“Hôm vừa rồi chúng tôi định hát quốc ca nhưng là nhạc cử chứ không phải là nhạc phát lời bài hát, nếu chúng ta phát lời bài hát và các đại biểu cùng hát buổi chào cờ của Quốc hội sẽ cảm động hơn rất nhiều. Người khác thì không biết, nhưng như tôi mỗi lần hát quốc ca, tôi đều nổi gai trong người”, đại biểu Ngô Minh Hồng (Tp.HCM) xúc động.
Nói điều này, đại biểu Hồng bày tỏ sự đồng tình với đại biểu Dương Trung Quốc, người mà ngay ở đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 11 đã bày tỏ mong muốn tha thiết là các đại biểu Quốc hội tự mình hát quốc ca, chứ không phải nhờ đài, nhờ người khác hát hộ.
Và, tại phiên thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chiều 25/3 vừa qua, ông Quốc lại nhắc lại câu chuyện này.
“Một thời gian chúng ta làm tốt rồi, bây giờ chúng ta vẫn chưa làm lại được và tôi vẫn nhắc lại, nhiều vị đại biểu không hát”, ông Quốc nói.
Và sau đó, ông nhắc lại câu chuyện mà Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã phát biểu tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc năm ngoái. Đó là khi tham dự một nghi lễ ở nước ngoài, tất cả mọi người từ vua đến thứ dân đều hát quốc ca, trong khi đó những thành viên của chúng ta không ai hát, khiến vị lãnh đạo của nước ngoài phải hỏi Chủ tịch nước ta rằng quốc ca Việt Nam không có lời?”.
“Đây là vấn đề chúng ta cần phải nhìn nhận lại, bởi vì nó phản ánh tâm thế của người Việt Nam chúng ta”, ông Quốc thêm một lần tha thiết.
Cho rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) phát biểu: “Chúng ta đang nói về chúng ta, và đối với mỗi một đại biểu, tôi cho rằng cần nhận thức một cách thật sự tâm huyết, rằng chúng ta đã làm được gì, chúng ta chưa làm được gì”.
Bởi vì, “khi bầu chúng ta ra, Nhà nước, nhân dân mất 700 triệu đồng cho một đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ”.
700 triệu đồng, con số được ông Đào đưa ra không hẳn là mới, song cũng khiến không ít người nghe phải suy nghĩ.
Bởi như tâm sự của một vị đại biểu khác, điều làm ông trăn trở nhất chính là mình đã làm được gì, khi mà chỉ bầu ra một đại biểu (là mình) thì đã mất 700 triệu đồng. Rồi còn nhiều chi phí khác cho cả 4 năm nữa, và quan trọng hơn tiền là niềm tin của cử tri đã gửi vào lá phiếu.
Trong khi ngay tại nghị trường, đã có đại biểu kể ra hàng loạt những thứ mà Quốc hội còn đang lãng phí. Như tài liệu in xong chỉ có tác dụng bày cho đẹp tủ, luật vừa ban hành đã sửa, đại biểu đang độ "chín" nhưng quá tuổi (theo quy định của cơ quan hành chính) thì nghỉ…
Nhưng, cũng thật không dễ có thể chia sẻ nỗi niềm này. Vì, khoan nói về thể chế và cơ chế khiến Quốc hội và đại biểu thiếu tính chuyên nghiệp, thì ngay chế độ trách nhiệm, như nhận xét của đại biểu Nguyễn Hữu Đồng thì cho dù đại biểu hoạt động tích cực hay không, cũng chẳng có ai bình xét, bình bầu.
“Cho nên, cuối cùng chỉ là động viên khen nhau trên lời nói và hiệu quả thì làm cũng được và không làm cũng được. Còn lên đây phát biểu là theo dạng dàn trải, động viên chung chung cho phấn khởi, không chết ai và cũng không ai ảnh hưởng gì”.
Cũng liên quan đến tiền, những con số mà đại biểu Nguyễn Đăng Vang đưa ra chất chứa không ít nỗi niềm, khi được giao một số luật thì đại biểu phải đi vận động, tìm nguồn tài trợ. Vì, kinh phí để thẩm tra trung bình một luật khoảng 300 triệu đồng.
Bên cạnh những vấn đề nội bộ, một số vị đại biểu còn rất tâm tư khi trong xã hội vẫn còn có hiện tượng “coi thường Quốc hội”. Đại biểu Nguyễn Đăng Vang nhắc lại chuyện đại biểu Phạm Thị Loan đến một xã của Hòa Bình, lãnh đạo xã khóa cửa không cho chị Loan đi, phải gọi điện thoại nhờ tỉnh mới giải thoát được.
“Tôi cho rằng thái độ như vậy là không thể chấp nhận, nhưng sau này tôi theo dõi giám sát cụ thể, thì người lãnh đạo này vẫn tiếp tục trong nhiệm kỳ tiếp theo tại Hòa Bình”, đại biểu Vang tỏ rõ thái độ bất bình.
4 năm của một nhiệm kỳ với rất nhiều băn khoăn, trăn trở, song có lẽ điều khiến nhiều vụ đại biểu tâm tư hơn cả chính là tính chuyên nghiệp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự tán đồng cao với cách đặt vấn đề của đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), rằng với thể chế chính trị của ta, không thể nào tất cả đại biểu đều làm chuyên trách, nhưng hoàn toàn có thể tăng tính chuyên nghiệp ở cả đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách.
Tính thiếu chuyên nghiệp, theo đại biểu Lịch thể hiện rất rõ ở nhiệm kỳ này, khi một số các đại biểu được điều từ cấp vụ, các bộ về làm chuyên trách các ủy ban, nhưng làm bốn năm lại nghỉ hưu và mỗi nhiệm kỳ mới lại thay đến hơn 2/3 đại biểu, thì tính chuyên nghiệp tự nó đã không còn nữa.
Bởi thế, thời gian thảo luận chỉ diễn ra trong nửa ngày, thay vì cả ngày như nghị trình. Tuy vậy, cả trong hội trường và ngoài hội trường vẫn đầy ắp tâm tư đại biểu, không hẳn chỉ từ những quyết định liên quan đến “đại sự quốc gia”.
“Hôm vừa rồi chúng tôi định hát quốc ca nhưng là nhạc cử chứ không phải là nhạc phát lời bài hát, nếu chúng ta phát lời bài hát và các đại biểu cùng hát buổi chào cờ của Quốc hội sẽ cảm động hơn rất nhiều. Người khác thì không biết, nhưng như tôi mỗi lần hát quốc ca, tôi đều nổi gai trong người”, đại biểu Ngô Minh Hồng (Tp.HCM) xúc động.
Nói điều này, đại biểu Hồng bày tỏ sự đồng tình với đại biểu Dương Trung Quốc, người mà ngay ở đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 11 đã bày tỏ mong muốn tha thiết là các đại biểu Quốc hội tự mình hát quốc ca, chứ không phải nhờ đài, nhờ người khác hát hộ.
Và, tại phiên thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chiều 25/3 vừa qua, ông Quốc lại nhắc lại câu chuyện này.
“Một thời gian chúng ta làm tốt rồi, bây giờ chúng ta vẫn chưa làm lại được và tôi vẫn nhắc lại, nhiều vị đại biểu không hát”, ông Quốc nói.
Và sau đó, ông nhắc lại câu chuyện mà Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã phát biểu tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc năm ngoái. Đó là khi tham dự một nghi lễ ở nước ngoài, tất cả mọi người từ vua đến thứ dân đều hát quốc ca, trong khi đó những thành viên của chúng ta không ai hát, khiến vị lãnh đạo của nước ngoài phải hỏi Chủ tịch nước ta rằng quốc ca Việt Nam không có lời?”.
“Đây là vấn đề chúng ta cần phải nhìn nhận lại, bởi vì nó phản ánh tâm thế của người Việt Nam chúng ta”, ông Quốc thêm một lần tha thiết.
Cho rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) phát biểu: “Chúng ta đang nói về chúng ta, và đối với mỗi một đại biểu, tôi cho rằng cần nhận thức một cách thật sự tâm huyết, rằng chúng ta đã làm được gì, chúng ta chưa làm được gì”.
Bởi vì, “khi bầu chúng ta ra, Nhà nước, nhân dân mất 700 triệu đồng cho một đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ”.
700 triệu đồng, con số được ông Đào đưa ra không hẳn là mới, song cũng khiến không ít người nghe phải suy nghĩ.
Bởi như tâm sự của một vị đại biểu khác, điều làm ông trăn trở nhất chính là mình đã làm được gì, khi mà chỉ bầu ra một đại biểu (là mình) thì đã mất 700 triệu đồng. Rồi còn nhiều chi phí khác cho cả 4 năm nữa, và quan trọng hơn tiền là niềm tin của cử tri đã gửi vào lá phiếu.
Trong khi ngay tại nghị trường, đã có đại biểu kể ra hàng loạt những thứ mà Quốc hội còn đang lãng phí. Như tài liệu in xong chỉ có tác dụng bày cho đẹp tủ, luật vừa ban hành đã sửa, đại biểu đang độ "chín" nhưng quá tuổi (theo quy định của cơ quan hành chính) thì nghỉ…
Nhưng, cũng thật không dễ có thể chia sẻ nỗi niềm này. Vì, khoan nói về thể chế và cơ chế khiến Quốc hội và đại biểu thiếu tính chuyên nghiệp, thì ngay chế độ trách nhiệm, như nhận xét của đại biểu Nguyễn Hữu Đồng thì cho dù đại biểu hoạt động tích cực hay không, cũng chẳng có ai bình xét, bình bầu.
“Cho nên, cuối cùng chỉ là động viên khen nhau trên lời nói và hiệu quả thì làm cũng được và không làm cũng được. Còn lên đây phát biểu là theo dạng dàn trải, động viên chung chung cho phấn khởi, không chết ai và cũng không ai ảnh hưởng gì”.
Cũng liên quan đến tiền, những con số mà đại biểu Nguyễn Đăng Vang đưa ra chất chứa không ít nỗi niềm, khi được giao một số luật thì đại biểu phải đi vận động, tìm nguồn tài trợ. Vì, kinh phí để thẩm tra trung bình một luật khoảng 300 triệu đồng.
Bên cạnh những vấn đề nội bộ, một số vị đại biểu còn rất tâm tư khi trong xã hội vẫn còn có hiện tượng “coi thường Quốc hội”. Đại biểu Nguyễn Đăng Vang nhắc lại chuyện đại biểu Phạm Thị Loan đến một xã của Hòa Bình, lãnh đạo xã khóa cửa không cho chị Loan đi, phải gọi điện thoại nhờ tỉnh mới giải thoát được.
“Tôi cho rằng thái độ như vậy là không thể chấp nhận, nhưng sau này tôi theo dõi giám sát cụ thể, thì người lãnh đạo này vẫn tiếp tục trong nhiệm kỳ tiếp theo tại Hòa Bình”, đại biểu Vang tỏ rõ thái độ bất bình.
4 năm của một nhiệm kỳ với rất nhiều băn khoăn, trăn trở, song có lẽ điều khiến nhiều vụ đại biểu tâm tư hơn cả chính là tính chuyên nghiệp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự tán đồng cao với cách đặt vấn đề của đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM), rằng với thể chế chính trị của ta, không thể nào tất cả đại biểu đều làm chuyên trách, nhưng hoàn toàn có thể tăng tính chuyên nghiệp ở cả đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách.
Tính thiếu chuyên nghiệp, theo đại biểu Lịch thể hiện rất rõ ở nhiệm kỳ này, khi một số các đại biểu được điều từ cấp vụ, các bộ về làm chuyên trách các ủy ban, nhưng làm bốn năm lại nghỉ hưu và mỗi nhiệm kỳ mới lại thay đến hơn 2/3 đại biểu, thì tính chuyên nghiệp tự nó đã không còn nữa.