Tuần này, xăng thế giới tăng giá mạnh
Phiên cuối tuần, giá xăng giao tháng 3 tại sàn New York tăng 0,6% lên mức 3,135 USD mỗi gallon
Thị trường năng lượng đã khép lại phiên cuối cùng của tuần này vào đêm qua (15/2) với sự biến động giá cả thất thường của các mặt hàng chủ lực, do chịu tác động bởi các số liệu kinh tế liên quan tới triển vọng tiêu thụ.
Theo công bố của Nhật Bản, GDP quý 3 tài khóa của nước này giảm 0,1%, trong khi GDP của khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu giảm 0,6% trong quý cuối cùng của năm 2012. Tiếp đó, Mỹ cũng công bố sản lượng công nghiệp tháng 1/2013 giảm 0,1%.
Những số liệu kinh tế bất lợi trên đã dẫn tới những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng tiêu thụ các mặt hàng năng lượng trong thời gian tới, khi mà trước đó nhiều tổ chức đã có dự báo không mấy sáng sủa về vấn đề này trong cả năm 2013.
Cũng trong phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 80,488 điểm từ 80,336 điểm trong phiên 14/2 trước đó. Việc USD tăng giá đã làm tăng thêm sức ép giảm giá đối với mặt hàng năng lượng.
Chốt phiên giao dịch 15/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 giảm mạnh tới 1,45 USD, tương ứng 1,5%, xuống còn 95,86 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, dầu thô New York giảm 0,2%.
Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 3 cũng suy giảm, nhưng nhẹ hơn, chỉ có 34 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 117,66 USD mỗi thùng. Do mức giảm không lớn, nên độ chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu New York vẫn khá lớn.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 3 chốt phiên 15/2 ở mức 3,21 USD/gallon, giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, nâng mức giảm cả tuần lên 0,9%. Khí tự nhiên giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống 3,15 USD/ triệu BTU, tính cả tuần giảm 3,6%.
Ở chiều ngược lại, giá xăng giao tháng 3 tại sàn New York tăng được gần 2 cent, tương ứng 0,6%, lên mức 3,135 USD mỗi gallon. Tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá xăng loại hợp đồng giao sau đã tăng tới 2,5%.
Theo công bố của Nhật Bản, GDP quý 3 tài khóa của nước này giảm 0,1%, trong khi GDP của khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu giảm 0,6% trong quý cuối cùng của năm 2012. Tiếp đó, Mỹ cũng công bố sản lượng công nghiệp tháng 1/2013 giảm 0,1%.
Những số liệu kinh tế bất lợi trên đã dẫn tới những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng tiêu thụ các mặt hàng năng lượng trong thời gian tới, khi mà trước đó nhiều tổ chức đã có dự báo không mấy sáng sủa về vấn đề này trong cả năm 2013.
Cũng trong phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng lên mức 80,488 điểm từ 80,336 điểm trong phiên 14/2 trước đó. Việc USD tăng giá đã làm tăng thêm sức ép giảm giá đối với mặt hàng năng lượng.
Chốt phiên giao dịch 15/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 giảm mạnh tới 1,45 USD, tương ứng 1,5%, xuống còn 95,86 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, dầu thô New York giảm 0,2%.
Trên sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 3 cũng suy giảm, nhưng nhẹ hơn, chỉ có 34 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 117,66 USD mỗi thùng. Do mức giảm không lớn, nên độ chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu New York vẫn khá lớn.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 3 chốt phiên 15/2 ở mức 3,21 USD/gallon, giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, nâng mức giảm cả tuần lên 0,9%. Khí tự nhiên giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống 3,15 USD/ triệu BTU, tính cả tuần giảm 3,6%.
Ở chiều ngược lại, giá xăng giao tháng 3 tại sàn New York tăng được gần 2 cent, tương ứng 0,6%, lên mức 3,135 USD mỗi gallon. Tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá xăng loại hợp đồng giao sau đã tăng tới 2,5%.