Túi ni lông tính bài lách thuế
Sau 3 tháng thực hiện việc áp thuế môi trường đối với sản phẩm túi ni lông, tình hình hiện như thế nào?
Để đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, Việt Nam sẽ giảm 40% lượng túi ni lông, theo Luật Thuế môi trường. Mục đích của việc đánh thuế cao vào túi ni lông là nhằm hạn chế sử dụng loại sản phẩm khó phân hủy, gây tác hại cho môi trường.
Vậy, sau 3 tháng thực hiện việc áp thuế môi trường đối với sản phẩm túi ni lông, tình hình hiện như thế nào?
Từ khi chịu thuế, tất cả các loại túi ni lông đều tăng giá mạnh, mức tăng thấp nhất cũng trên 50%, có loại tăng 100%. Cụ thể, túi ni lông đen từ 23 ngàn đồng tăng lên 36 ngàn đồng/kg; túi ni lông màu từ 28 ngàn đồng tăng lên 50 ngàn đồng/kg; túi ni lông trắng 30 ngàn đồng tăng lên gần 70 ngàn đồng/kg.
Nhiều tiểu thương cho rằng, sử dụng túi ni lông là thói quen của người tiêu dùng nên rất khó bỏ. Bà Nguyễn Thị Lê, chủ sạp hàng mỹ phẩm chợ Phú Lâm (quận 6, Tp.HCM) cho biết, khi giá túi ni lông tăng cơ bản người bán hàng chịu, còn người tiêu dùng không bị ảnh hưởng. Do đó, chủ cửa hàng phải chấp nhận giảm lãi để bù vào giá túi ni lông tăng.
Có ý kiến cho rằng, dù giá túi ni lông có tăng thêm thì cũng khó giảm được lượng tiêu thụ hàng ngày. Bởi, để thực hiện giảm lượng túi ni lông ra môi trường, phải có loại túi đựng bằng chất liệu khác thay thế với giá rẻ thì mới có khả năng thay đổi được.
Hầu hết tiểu thương đều khẳng định, loại túi vải không dệt hoặc loại túi thân thiện với môi trường hiện chưa phổ biến nên nhiều người không biết. Giá túi vải loại không dệt có mức giá trên 400 ngàn đồng/kg, được xem là mức giá quá cao nên tiểu thương không thể kham nổi. Thời gian qua, nhiều người đi tìm mua sản phẩm túi vải không dệt để về bán cho khách nhưng rất khó kiếm.
Theo dự đoán của các doanh nghiệp ngành thủy sản, áp dụng thuế túi ni lông thì trung bình một năm doanh nghiệp phải chi 60-70 tỷ đồng tiền thuế này. Việc áp dụng thuế túi ni lông quá cao cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa bức xúc, vì bị đánh thuế 30.000-40.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ, ni lông đựng những sản phẩm nhập khẩu vào trong nước không mất thuế, trong khi đó sản phẩm trong nước xuất ra nước ngoài lại bắt đóng thuế!
Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc công ty Nam Thái Sơn, chuyên sản xuất và nhập khẩu túi ni lông, nói: việc áp dụng thuế môi trường vẫn chưa rõ ràng, chưa thật công bằng. Có sản phẩm bị đánh thuế, sản phẩm không bị đánh thuế. Ví như: hải sản đông lạnh xuất khẩu ra nước ngoài bị đánh thuế, túi đựng bánh kẹo lại không bị đánh thuế.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng bày tỏ, túi đựng sản phẩm cao su dùng làm vỏ xe bị đánh thuế nhưng thực chất túi này không hề thải ra môi trường mà được tận dụng làm nguyên liệu để sản xuất vỏ xe. “Các nước trong khu vực không áp dụng thuế môi trường nhưng Việt Nam lại áp dụng làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm!”.
Nhiều doanh nghiệp đã tính đến chiêu “lách”. Cụ thể, túi ni lông không xuất hóa đơn bán tại các chợ chỉ ở mức giá 40 ngàn đồng/kg nhưng túi ni lông xuất hóa đơn có giá 80 ngàn đồng/kg. Hiện nay, trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 2.000 doanh nghiệp kinh doanh bao bì nhựa nhưng có đến 70-80% doanh nghiệp không xuất hóa đơn, tạo ra một thị trường mua bán lộn xộn và không rõ ràng.
“Thậm chí, trước tình trạng đánh thuế túi ni lông quá cao nhiều doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất ra cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh tránh thuế, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ”, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM cho biết.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp về việc áp dụng thuế môi trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu quan điểm: “Tôi cho rằng các nhà làm luật cần phải xem lại khi đưa ra Luật Thuế môi trường. Thời gian tới, liên bộ Tài chính và Công Thương sẽ kiến nghị với Chính phủ vấn đề này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh”.
Vậy, sau 3 tháng thực hiện việc áp thuế môi trường đối với sản phẩm túi ni lông, tình hình hiện như thế nào?
Từ khi chịu thuế, tất cả các loại túi ni lông đều tăng giá mạnh, mức tăng thấp nhất cũng trên 50%, có loại tăng 100%. Cụ thể, túi ni lông đen từ 23 ngàn đồng tăng lên 36 ngàn đồng/kg; túi ni lông màu từ 28 ngàn đồng tăng lên 50 ngàn đồng/kg; túi ni lông trắng 30 ngàn đồng tăng lên gần 70 ngàn đồng/kg.
Nhiều tiểu thương cho rằng, sử dụng túi ni lông là thói quen của người tiêu dùng nên rất khó bỏ. Bà Nguyễn Thị Lê, chủ sạp hàng mỹ phẩm chợ Phú Lâm (quận 6, Tp.HCM) cho biết, khi giá túi ni lông tăng cơ bản người bán hàng chịu, còn người tiêu dùng không bị ảnh hưởng. Do đó, chủ cửa hàng phải chấp nhận giảm lãi để bù vào giá túi ni lông tăng.
Có ý kiến cho rằng, dù giá túi ni lông có tăng thêm thì cũng khó giảm được lượng tiêu thụ hàng ngày. Bởi, để thực hiện giảm lượng túi ni lông ra môi trường, phải có loại túi đựng bằng chất liệu khác thay thế với giá rẻ thì mới có khả năng thay đổi được.
Hầu hết tiểu thương đều khẳng định, loại túi vải không dệt hoặc loại túi thân thiện với môi trường hiện chưa phổ biến nên nhiều người không biết. Giá túi vải loại không dệt có mức giá trên 400 ngàn đồng/kg, được xem là mức giá quá cao nên tiểu thương không thể kham nổi. Thời gian qua, nhiều người đi tìm mua sản phẩm túi vải không dệt để về bán cho khách nhưng rất khó kiếm.
Theo dự đoán của các doanh nghiệp ngành thủy sản, áp dụng thuế túi ni lông thì trung bình một năm doanh nghiệp phải chi 60-70 tỷ đồng tiền thuế này. Việc áp dụng thuế túi ni lông quá cao cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa bức xúc, vì bị đánh thuế 30.000-40.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ, ni lông đựng những sản phẩm nhập khẩu vào trong nước không mất thuế, trong khi đó sản phẩm trong nước xuất ra nước ngoài lại bắt đóng thuế!
Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc công ty Nam Thái Sơn, chuyên sản xuất và nhập khẩu túi ni lông, nói: việc áp dụng thuế môi trường vẫn chưa rõ ràng, chưa thật công bằng. Có sản phẩm bị đánh thuế, sản phẩm không bị đánh thuế. Ví như: hải sản đông lạnh xuất khẩu ra nước ngoài bị đánh thuế, túi đựng bánh kẹo lại không bị đánh thuế.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng bày tỏ, túi đựng sản phẩm cao su dùng làm vỏ xe bị đánh thuế nhưng thực chất túi này không hề thải ra môi trường mà được tận dụng làm nguyên liệu để sản xuất vỏ xe. “Các nước trong khu vực không áp dụng thuế môi trường nhưng Việt Nam lại áp dụng làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm!”.
Nhiều doanh nghiệp đã tính đến chiêu “lách”. Cụ thể, túi ni lông không xuất hóa đơn bán tại các chợ chỉ ở mức giá 40 ngàn đồng/kg nhưng túi ni lông xuất hóa đơn có giá 80 ngàn đồng/kg. Hiện nay, trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 2.000 doanh nghiệp kinh doanh bao bì nhựa nhưng có đến 70-80% doanh nghiệp không xuất hóa đơn, tạo ra một thị trường mua bán lộn xộn và không rõ ràng.
“Thậm chí, trước tình trạng đánh thuế túi ni lông quá cao nhiều doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất ra cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh tránh thuế, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ”, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM cho biết.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp về việc áp dụng thuế môi trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nêu quan điểm: “Tôi cho rằng các nhà làm luật cần phải xem lại khi đưa ra Luật Thuế môi trường. Thời gian tới, liên bộ Tài chính và Công Thương sẽ kiến nghị với Chính phủ vấn đề này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh”.