Tuyên chiến với rau quả “bẩn”
Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng mất an toàn thực phẩm trong các sản phẩm rau, quả
Ngày 26/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi họp đột xuất với các cơ quan liên quan để bàn về công tác kiểm tra thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2008.
Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng mất an toàn thực phẩm trong các sản phẩm rau, quả, nhất là các sản phẩm rau, quả được nhập về từ Trung Quốc.
Thời gian qua, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các đoàn kiểm tra, lấy mẫu toàn bộ các loại rau đang tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và mẫu rau củ quả có xuất xứ từ Trung Quốc tại các cửa khẩu phía Bắc như tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai) để kiểm nghiệm.
Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã công bố kết quả kiểm nghiệm 22 mẫu rau lấy ở các khu vực biên giới Lạng Sơn và các chợ đầu mối ở Hà Nội trong đó 8 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, cũng như một số xét nghiệm kiểm tra được tiến hành trước đây, kết quả lần này mới chỉ bước đầu và số lượng mẫu ít, chưa đầy đủ các vùng, miền.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn, có tới 30 - 35% bệnh nhân bị ung thư là do thực phẩm. Bởi khi ăn những thực phẩm có hóa chất độc hại, cơ thể không có khả năng tự đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa mà tích tụ lại trong gan, tủy, xương, mô... hoặc ngấm vào các cơ quan nội tạng khác.
Những hóa chất độc hại được sử dụng trong bảo quản rau, củ, quả sẽ làm biến đổi gen, khiến những tế bào của cơ thể phát triển bất thường, đây là căn nguyên dẫn tới bệnh ung thư. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cũng gây ra các căn bệnh mãn tính, gây ngộ độc thực phẩm.
Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Nguyễn Công Khẩn cảnh báo: “Nguy cơ từ nguồn thực phẩm từ Trung Quốc là rất lớn, thực tế chúng ta đang bị đầu độc. Đấy là chưa kể vấn đề liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, phải có một chương trình quản lý chặt chẽ về thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng...”.
Theo phân tích của các cơ quan, trung bình có tới 10% số lượng rau, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng: “Hàng năm, nước ta tiêu thụ tới hàng triệu tấn rau, quả các loại, nên dù tỷ lệ có dư lượng mới chỉ có 10%, nhưng so với tổng thể là tương đương với hàng trăm nghìn tấn”.
Ông Nguyễn Công Khẩn cũng nêu lên thực tế: “Chúng ta không có một hệ thống cảnh báo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chủ động để xây dựng từ những khâu đầu vào. Chẳng hạn như thuốc bảo vệ thực vật, rồi vi khuẩn, vi trùng thì nó có nguy cơ nào, xuất xứ từ đâu”.
Cần sự phối hợp hành động của các cơ quan
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã khẳng định, quan điểm của Bộ Y tế là không cho lưu thông các sản phẩm không an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị ngành công thương tích cực vào cuộc hơn nữa, đặc biệt kêu gọi cả lực lượng công an cùng vào cuộc loại trừ các sản phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để truy xuất tới cùng các loại sản phẩm thực phẩm không đạt chất lượng.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quang Minh đề xuất: “Hiện nay, lượng rau quả Trung Quốc nhập về nước ta chiếm một số lượng rất lớn. Do vậy, về lâu dài chúng ta cần xây dựng các phòng thí nghiệm tại 3 tỉnh biên giới trọng điểm là: Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh để kiểm dịch các sản phẩm rau, quả nhập khẩu ngay tại chỗ”.
Trước mắt, cần nhập nhanh các bộ “test kit” từ Thái Lan về để kiểm định, phân tích nhanh các mẫu rau, vì hiện để kiểm tra được một mẫu rau tại phòng thí nghiệm trong nước phải mất tới 2 ngày.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết: “Trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán sắp tới, liên bộ (Nông nghiệp, Y tế, Công Thương) sẽ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội mở chiến dịch tổng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu, nhất là thịt, rau quả, chè và thuỷ sản”.
Ngoài địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Y tế mở một đợt tổng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh, nhất là các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc và Tây Nam Bộ và khu vực Tp.HCM.
Ông Phương cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập một tổ công tác soạn thảo văn bản để hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra các sản phẩm nông sản, đồng thời xây dựng những phòng thí nghiệm ở tất cả các tỉnh để có kết quả kiểm dịch nhanh nhất.
Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng mất an toàn thực phẩm trong các sản phẩm rau, quả, nhất là các sản phẩm rau, quả được nhập về từ Trung Quốc.
Thời gian qua, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các đoàn kiểm tra, lấy mẫu toàn bộ các loại rau đang tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và mẫu rau củ quả có xuất xứ từ Trung Quốc tại các cửa khẩu phía Bắc như tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai) để kiểm nghiệm.
Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã công bố kết quả kiểm nghiệm 22 mẫu rau lấy ở các khu vực biên giới Lạng Sơn và các chợ đầu mối ở Hà Nội trong đó 8 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, cũng như một số xét nghiệm kiểm tra được tiến hành trước đây, kết quả lần này mới chỉ bước đầu và số lượng mẫu ít, chưa đầy đủ các vùng, miền.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn, có tới 30 - 35% bệnh nhân bị ung thư là do thực phẩm. Bởi khi ăn những thực phẩm có hóa chất độc hại, cơ thể không có khả năng tự đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa mà tích tụ lại trong gan, tủy, xương, mô... hoặc ngấm vào các cơ quan nội tạng khác.
Những hóa chất độc hại được sử dụng trong bảo quản rau, củ, quả sẽ làm biến đổi gen, khiến những tế bào của cơ thể phát triển bất thường, đây là căn nguyên dẫn tới bệnh ung thư. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cũng gây ra các căn bệnh mãn tính, gây ngộ độc thực phẩm.
Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Nguyễn Công Khẩn cảnh báo: “Nguy cơ từ nguồn thực phẩm từ Trung Quốc là rất lớn, thực tế chúng ta đang bị đầu độc. Đấy là chưa kể vấn đề liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, phải có một chương trình quản lý chặt chẽ về thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng...”.
Theo phân tích của các cơ quan, trung bình có tới 10% số lượng rau, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng: “Hàng năm, nước ta tiêu thụ tới hàng triệu tấn rau, quả các loại, nên dù tỷ lệ có dư lượng mới chỉ có 10%, nhưng so với tổng thể là tương đương với hàng trăm nghìn tấn”.
Ông Nguyễn Công Khẩn cũng nêu lên thực tế: “Chúng ta không có một hệ thống cảnh báo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chủ động để xây dựng từ những khâu đầu vào. Chẳng hạn như thuốc bảo vệ thực vật, rồi vi khuẩn, vi trùng thì nó có nguy cơ nào, xuất xứ từ đâu”.
Cần sự phối hợp hành động của các cơ quan
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã khẳng định, quan điểm của Bộ Y tế là không cho lưu thông các sản phẩm không an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị ngành công thương tích cực vào cuộc hơn nữa, đặc biệt kêu gọi cả lực lượng công an cùng vào cuộc loại trừ các sản phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để truy xuất tới cùng các loại sản phẩm thực phẩm không đạt chất lượng.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quang Minh đề xuất: “Hiện nay, lượng rau quả Trung Quốc nhập về nước ta chiếm một số lượng rất lớn. Do vậy, về lâu dài chúng ta cần xây dựng các phòng thí nghiệm tại 3 tỉnh biên giới trọng điểm là: Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh để kiểm dịch các sản phẩm rau, quả nhập khẩu ngay tại chỗ”.
Trước mắt, cần nhập nhanh các bộ “test kit” từ Thái Lan về để kiểm định, phân tích nhanh các mẫu rau, vì hiện để kiểm tra được một mẫu rau tại phòng thí nghiệm trong nước phải mất tới 2 ngày.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết: “Trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán sắp tới, liên bộ (Nông nghiệp, Y tế, Công Thương) sẽ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội mở chiến dịch tổng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu, nhất là thịt, rau quả, chè và thuỷ sản”.
Ngoài địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Y tế mở một đợt tổng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh, nhất là các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc và Tây Nam Bộ và khu vực Tp.HCM.
Ông Phương cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập một tổ công tác soạn thảo văn bản để hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra các sản phẩm nông sản, đồng thời xây dựng những phòng thí nghiệm ở tất cả các tỉnh để có kết quả kiểm dịch nhanh nhất.