Tỷ trọng đầu tư công năm 2012 giảm khá mạnh
Sẽ rà soát loại bỏ danh mục ưu tiên đầu tư trong ngành xi măng, sắt thép, quỹ hỗ trợ xuất khẩu
Tỷ trọng đầu tư công năm sau được đánh giá là sẽ sụt giảm khá mạnh, theo báo cáo về kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, vừa được gửi tới đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc sáng nay (20/10).
Ở mức tăng trưởng dự kiến đạt từ 6 - 6,5%, dự kiến năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động vào khoảng 980 - 1.000 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 33,5 - 34% GDP, tăng 12,8 - 15,5% so với ước thực hiện năm 2011.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách khoảng 180 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 2,9%. Vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, bằng năm nay.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 55 - 56 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 10 - 12%.
Tăng cao nhất, từ khoảng 20 - 26,5% và chiếm đến 41,8 - 43%, là nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân.
Dự kiến khoảng 175 nghìn tỷ đồng là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 6,1% và chiếm 17,5 - 18% tổng nguồn vốn.
Như vậy, với dự kiến huy động trên đây, tỷ trọng đầu tư công năm 2012 sẽ chiếm khoảng 39,5 - 40,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong khi năm 2011 chiếm 41,7% và giai đoạn 2006 - 2010 lên tới 44,3%.
Để đạt được tốc độ tăng GGP khoảng 6 - 6,5% với tổng mức đầu tư toàn xã hội như trên, theo Chính phủ sẽ là thách thức rất lớn.
Bởi, trong cả giai đoạn 2006 - 2010 với tổng vốn đầu tư đạt bình quân 42,7% GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chỉ đạt 7%. Và, các con số tương ứng của năm 2010 là 41,9% và 6,78%.
Về khả năng cân đối vốn, bản báo cáo đã đưa ra thông tin đáng chú ý. Đó là, tổng hợp nhu cầu vốn của các bộ, ngành, địa phương từ ngân sách nhà nước năm 2012 khoảng 400 tỷ đồng, bằng 2,6 lần so với kế hoạch năm nay. Và sau khi rà soát kỹ thì nhu cầu cần thiết là khoảng trên 300 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu đầu tư cho các công trình và dự án chuyển tiếp đều gấp hơn 2 lần so với kế hoạch năm 2011. Đặc biệt các nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nhà Quốc hội, nhà làm việc các cơ quan của Đảng có nhu cầu tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2011.
Phê Chính phủ đã chi đầu tư phát triển vượt dự toán và tăng 15,1% trong năm 2011 là chưa hợp lý, song Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách vẫn đồng ý với Chính phủ việc dự kiến bố trí 180.000 tỷ đồng cho năm tới.
Theo phân tích của cơ quan thẩm tra, nếu tính yếu tố trượt giá, thì số tăng này không cao.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng lưu ý, so với giai đoạn trước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước so với GDP và so với tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần. Vì vậy, cần tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện phương châm xã hội hóa đầu tư, dưới các hình thức: BOT, PPP… nhằm bù đắp phần giảm đầu tư theo tỷ trọng của ngân sách nhà nước.
Đồng thời, tập trung bố trí vốn cho các dự án về giao thông trọng điểm quốc gia, thủy lợi quan trọng cấp bách, mang tính đột phá như: đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 1A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kênh Chợ Gạo, quốc lộ 51 đoạn Tp.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu…
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị mạnh mẽ đổi mới đầu tư công, rà soát, đánh giá các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên các dự án hoàn thành, bố trí vốn đầu tư dứt điểm trong 2 năm 2012-2013 để đưa các công trình vào sử dụng có hiệu quả.
Trong các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2012, Chính phủ cho biết, sẽ xây dựng cơ chế cân đối vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015 cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án thay vì bố trí kế hoạch vốn từng năm như hiện nay.
Với nguồn vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách sẽ rà soát loại bỏ danh mục ưu tiên đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực như xi măng, sắt thép, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, các chính sách xã hội có khả năng huy động từ các nguồn vốn khác và nguồn vốn xã hội hóa của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.
Các quy chế phân cấp quản lý đầu tư công cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi ngay trong năm sau, đảm bảo nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ về nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách, báo cáo nêu rõ.
Ở mức tăng trưởng dự kiến đạt từ 6 - 6,5%, dự kiến năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động vào khoảng 980 - 1.000 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 33,5 - 34% GDP, tăng 12,8 - 15,5% so với ước thực hiện năm 2011.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách khoảng 180 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 2,9%. Vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, bằng năm nay.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 55 - 56 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 10 - 12%.
Tăng cao nhất, từ khoảng 20 - 26,5% và chiếm đến 41,8 - 43%, là nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân.
Dự kiến khoảng 175 nghìn tỷ đồng là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 6,1% và chiếm 17,5 - 18% tổng nguồn vốn.
Như vậy, với dự kiến huy động trên đây, tỷ trọng đầu tư công năm 2012 sẽ chiếm khoảng 39,5 - 40,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong khi năm 2011 chiếm 41,7% và giai đoạn 2006 - 2010 lên tới 44,3%.
Để đạt được tốc độ tăng GGP khoảng 6 - 6,5% với tổng mức đầu tư toàn xã hội như trên, theo Chính phủ sẽ là thách thức rất lớn.
Bởi, trong cả giai đoạn 2006 - 2010 với tổng vốn đầu tư đạt bình quân 42,7% GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chỉ đạt 7%. Và, các con số tương ứng của năm 2010 là 41,9% và 6,78%.
Về khả năng cân đối vốn, bản báo cáo đã đưa ra thông tin đáng chú ý. Đó là, tổng hợp nhu cầu vốn của các bộ, ngành, địa phương từ ngân sách nhà nước năm 2012 khoảng 400 tỷ đồng, bằng 2,6 lần so với kế hoạch năm nay. Và sau khi rà soát kỹ thì nhu cầu cần thiết là khoảng trên 300 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu đầu tư cho các công trình và dự án chuyển tiếp đều gấp hơn 2 lần so với kế hoạch năm 2011. Đặc biệt các nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nhà Quốc hội, nhà làm việc các cơ quan của Đảng có nhu cầu tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2011.
Phê Chính phủ đã chi đầu tư phát triển vượt dự toán và tăng 15,1% trong năm 2011 là chưa hợp lý, song Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách vẫn đồng ý với Chính phủ việc dự kiến bố trí 180.000 tỷ đồng cho năm tới.
Theo phân tích của cơ quan thẩm tra, nếu tính yếu tố trượt giá, thì số tăng này không cao.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng lưu ý, so với giai đoạn trước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước so với GDP và so với tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần. Vì vậy, cần tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện phương châm xã hội hóa đầu tư, dưới các hình thức: BOT, PPP… nhằm bù đắp phần giảm đầu tư theo tỷ trọng của ngân sách nhà nước.
Đồng thời, tập trung bố trí vốn cho các dự án về giao thông trọng điểm quốc gia, thủy lợi quan trọng cấp bách, mang tính đột phá như: đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 1A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kênh Chợ Gạo, quốc lộ 51 đoạn Tp.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu…
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị mạnh mẽ đổi mới đầu tư công, rà soát, đánh giá các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên các dự án hoàn thành, bố trí vốn đầu tư dứt điểm trong 2 năm 2012-2013 để đưa các công trình vào sử dụng có hiệu quả.
Trong các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2012, Chính phủ cho biết, sẽ xây dựng cơ chế cân đối vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015 cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án thay vì bố trí kế hoạch vốn từng năm như hiện nay.
Với nguồn vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách sẽ rà soát loại bỏ danh mục ưu tiên đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực như xi măng, sắt thép, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, các chính sách xã hội có khả năng huy động từ các nguồn vốn khác và nguồn vốn xã hội hóa của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.
Các quy chế phân cấp quản lý đầu tư công cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi ngay trong năm sau, đảm bảo nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ về nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách, báo cáo nêu rõ.