Uber xin bổ sung khung pháp lý về mạng lưới giao thông
Uber Việt Nam cho rằng khung pháp lý hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ
Uber Việt Nam cho biết, công ty này vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung khung pháp lý mới cho dịch vụ mạng lưới vận tải tại Việt Nam.
Theo Uber Việt Nam, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế số, khung pháp lý hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Cụ thể, với lĩnh vực giao thông vận tải, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra nhu cầu cho những điều chỉnh phù hợp trong khung pháp lý hiện hành áp dụng cho những dịch vụ mạng lưới vận tải (gọi tắt là TNS) có nền tảng dựa trên công nghệ thông tin như Uber.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, Philippines... đã xây dựng khung pháp lý mới quy định việc quản lý vận hành của các TNS.
Vì thế, Uber đề xuất thử nghiệm dự kiến kéo dài hơn 36 tháng, gồm: một nghiên cứu tổng quát về những ứng dụng của TNS trong và ngoài nước, bao gồm cả những nghiên cứu tại các nước đã thành công trong việc phát triển quy định mới cho TNS; tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ cho việc cập nhật khung pháp lý cho TNS, bao gồm việc xem xét và chỉnh sửa các điều luật hiện hành, cũng như soạn thảo những quy định mới cho TNS; thử nghiệm các quy định mới; và đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
“Uber mong muốn có cơ hội và cam kết hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ trong các dự án hợp tác công-tư có tính chất đột phá như đề xuất trên”, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber tại Việt Nam nói.
Theo Uber Việt Nam, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế số, khung pháp lý hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Cụ thể, với lĩnh vực giao thông vận tải, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra nhu cầu cho những điều chỉnh phù hợp trong khung pháp lý hiện hành áp dụng cho những dịch vụ mạng lưới vận tải (gọi tắt là TNS) có nền tảng dựa trên công nghệ thông tin như Uber.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, Philippines... đã xây dựng khung pháp lý mới quy định việc quản lý vận hành của các TNS.
Vì thế, Uber đề xuất thử nghiệm dự kiến kéo dài hơn 36 tháng, gồm: một nghiên cứu tổng quát về những ứng dụng của TNS trong và ngoài nước, bao gồm cả những nghiên cứu tại các nước đã thành công trong việc phát triển quy định mới cho TNS; tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ cho việc cập nhật khung pháp lý cho TNS, bao gồm việc xem xét và chỉnh sửa các điều luật hiện hành, cũng như soạn thảo những quy định mới cho TNS; thử nghiệm các quy định mới; và đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
“Uber mong muốn có cơ hội và cam kết hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ trong các dự án hợp tác công-tư có tính chất đột phá như đề xuất trên”, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber tại Việt Nam nói.