Thủ tướng: Cân nhắc thời điểm cho Uber hoạt động
Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp này
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về loại hình hoạt động taxi Uber, vốn đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND Tp.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Tp.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành hoạt động tại Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ, cho biết thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành, mà Uber là điển hình. Hiện nay, loại hình dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM, trong đó phần lớn khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để đặt xe taxi.
Việc ứng dụng công nghệ mạng để điều hành của Uber là hoạt động hoàn toàn mới so với hoạt động của các hãng taxi truyền thống. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp này, trong đó có việc xem xét vi phạm nếu có.
Bên cạnh một số ý kiến phản đối, trong đó phần lớn là các hãng taxi truyền thống, số còn lại đều bày tỏ ý kiến ủng hộ cho phép và phát triển loại hình taxi này vì lợi ích của số đông khách hàng, người dân.
Tại một số quốc gia, trước sức ép của các hang taxi truyền thống, cơ quan chức năng cũng đã phải “cấm cửa” loại hình taxi này ở một số thành phố nhất định.
Trong khi đó, tại Việt Nam, người đứng đầu ngành giao thông vận tải - Bộ trưởng Đinh La Thăng lại bày tỏ quan điểm ủng hộ loại hình taxi này.
Theo Bộ trưởng Thăng, taxi Uber là loại hình kinh doanh có giá thấp hơn so với taxi thông thường, người dân thấy lợi nhờ sử dụng dịch vụ này. Trên thế giới đã có nhiều nước ứng dụng nên Việt Nam cũng cần triển khai.
Đặc biệt, theo ông Thăng, trong quản lý cần phải loại bỏ tư tưởng “không quản được thì cấm”, do đó các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu để hợp pháp hoá loại hình kinh doanh này.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND Tp.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Tp.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành hoạt động tại Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ, cho biết thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành, mà Uber là điển hình. Hiện nay, loại hình dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM, trong đó phần lớn khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để đặt xe taxi.
Việc ứng dụng công nghệ mạng để điều hành của Uber là hoạt động hoàn toàn mới so với hoạt động của các hãng taxi truyền thống. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu để có giải pháp quản lý loại hình doanh nghiệp này, trong đó có việc xem xét vi phạm nếu có.
Bên cạnh một số ý kiến phản đối, trong đó phần lớn là các hãng taxi truyền thống, số còn lại đều bày tỏ ý kiến ủng hộ cho phép và phát triển loại hình taxi này vì lợi ích của số đông khách hàng, người dân.
Tại một số quốc gia, trước sức ép của các hang taxi truyền thống, cơ quan chức năng cũng đã phải “cấm cửa” loại hình taxi này ở một số thành phố nhất định.
Trong khi đó, tại Việt Nam, người đứng đầu ngành giao thông vận tải - Bộ trưởng Đinh La Thăng lại bày tỏ quan điểm ủng hộ loại hình taxi này.
Theo Bộ trưởng Thăng, taxi Uber là loại hình kinh doanh có giá thấp hơn so với taxi thông thường, người dân thấy lợi nhờ sử dụng dịch vụ này. Trên thế giới đã có nhiều nước ứng dụng nên Việt Nam cũng cần triển khai.
Đặc biệt, theo ông Thăng, trong quản lý cần phải loại bỏ tư tưởng “không quản được thì cấm”, do đó các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu để hợp pháp hoá loại hình kinh doanh này.