“Vẫn chưa thể cấm quảng cáo rượu”
Việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, thuốc lá liệu có mâu thuẫn với những mục tiêu mà chính nhà quản lý đặt ra?
Việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, thuốc lá liệu có mâu thuẫn với những mục tiêu mà chính nhà quản lý đặt ra?
Xung quanh câu hỏi này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấm quảng cáo rượu, thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không được cung cấp những thông tin về các sản phẩm này, thưa Thứ trưởng?
Rượu, thuốc lá là những mặt hàng có hại cho sức khỏe nên hiện nay, thế giới đang khuyến cáo hạn chế tiêu dùng và tiến tới sẽ loại bỏ. Do đó, việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là những lĩnh vực đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh.
Chính vì thế, nên mọi hoạt động quảng cáo của hai sản phẩm này cũng không được khuyến khích, thậm chí là cấm đối với thuốc lá. Tuy nhiên, theo tôi, việc cấm quảng cáo là cần thiết nhưng việc giới thiệu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ… thì vẫn cần được phổ biến đến người tiêu dùng, bởi đơn giản là những sản phẩm này vẫn có tiêu chuẩn chất lượng.
Nhưng nếu được phép cung cấp thông tin theo hướng này sẽ dễ dẫn đến việc lợi dụng vào đó để quảng cáo, thưa Thứ trưởng?
Theo tôi, nếu cung cấp thông tin theo hướng này thì hầu như các nhà sản xuất phải cung cấp theo hướng cảnh báo đối với người tiêu dùng vì thực chất những sản phẩm này đều có hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu có “lạm dụng” để quảng cáo theo hướng này thì đó cũng là những quảng cáo… có lợi.
Vậy, việc treo logo trong các chương trình tài trợ, viện trợ nhân đạo của những sản phẩm này thì có phải là một hình thức quảng cáo trá hình không?
Thông thường, nếu tài trợ thì doanh nghiệp chỉ được treo logo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng đối với sản phẩm rượu thì các doanh nghiệp vẫn có thể được treo logo sản phẩm, thậm chí vẫn được quảng cáo nhưng không khuyến khích vì những sản phẩm rượu vẫn có tiêu chuẩn chất lượng.
Hơn nữa, chúng ta vẫn đang cố gắng xây dựng một thương hiệu rượu tầm cỡ quốc gia nên vẫn chưa thể cấm quảng cáo rượu. Chỉ mới cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức.
Thưa Thứ trưởng, chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá nhưng trên thực tế tỷ lệ người sử dụng vẫn tương đối cao. Vậy, thực chất là do năng lực quản lý yếu kém hay do đóng góp về kinh tế của những mặt hàng này khá cao?
Đúng là trên thực tế, vẫn có một bộ phận khá lớn người tiêu dùng sử dụng hai sản phẩm này. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý rất chặt chẽ việc sản xuất, vận chuyển, kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm hai mặt hàng này để hạn chế tối đa những tác hại của nó gây ra.
Nhưng mặt trái của việc quản lý chặt này, mà cụ thể là việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hai mặt hàng này đã làm gia tăng các hành vi nhập lậu, trốn thuế.
Trong khi đó, đặc điểm của người tiêu dùng là lại luôn luôn muốn mua được giá rẻ nên lại càng tạo điều kiện tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, trốn thuế. Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi đang tính đến phương án sẽ xử phạt cả người tiêu dùng nếu sử dụng những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn, những sản phẩm nhập lậu, gây hại cho bản thân cũng như cho nhà nước.
Thứ trưởng vừa nói, hai mặt hàng này Nhà nước quản lý rất chặt chẽ, nhưng tại sao trên thị trường lại có đến hơn 90% rượu nhập khẩu là rượu giả, rượu lậu?
Điều này cũng xuất phát từ hai vấn đề, đó là lợi nhuận từ kinh doanh rượu và nhu cầu sử dụng rượu ngoại của người dân khá cao. Với việc đánh thuế cao, trong khi lực lượng kiểm soát lại mỏng nên tất yếu sẽ nảy sinh những hoạt động tiêu cực trên.
Do đó, để giải quyết tình trạng này thì cần thiết phải có những chế tài đủ mạnh, phải nâng từ phạt hành chính lên thành hình sự đối với các hành vi gian lận. Ngoài ra, cũng do nguyên nhân từ việc chúng ta không có nhiều những sản phẩm rượu trong nước sản xuất có chất lượng, uy tín cao nên nhu cầu sử dụng rượu ngoại là vẫn rất lớn. Đây chính là điều mà ngành sản xuất công nghiệp rượu cần phải xem lại.
Thực tế thì Chính phủ cũng đã tính đến việc xây dựng một thương hiệu rượu nổi tiếng giống như “quốc tửu” của các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc… nhưng quá trình này cũng đã gặp phải khó khăn do năng lực còn hạn chế.
Là những mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất, kinh doanh nhưng tại sao chúng ta vấn tiếp tục cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, thưa Thứ trưởng?
Như đã nói, dù là mặt hàng hạn chế kinh doanh nhưng tỷ lệ người sử dụng vẫn khá cao, trong khi trình độ công nghệ sản xuất của mình còn nhiều hạn chế. Vì vậy, mục tiêu trước mắt của mình vẫn phải là có các sản phẩm chất lượng cao, vừa “ngon”, vừa ít độc hại.
Ví dụ như đối với sản phẩm thuốc lá, Nhà nước chủ trương không tăng sản lượng nhưng phải tăng số lượng sản phẩm có chất lượng cao, ít nicotin để hạn chế gây hại cho người sử dụng. Do đó, để có được những sản phẩm phục vụ người tiêu dùng theo hướng ít độc hại nhất, vẫn cần đến những sự liên kết của nước ngoài với công nghệ và trình độ tiến tiến, để tiến tới thay thế nhập khẩu.
Xung quanh câu hỏi này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấm quảng cáo rượu, thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không được cung cấp những thông tin về các sản phẩm này, thưa Thứ trưởng?
Rượu, thuốc lá là những mặt hàng có hại cho sức khỏe nên hiện nay, thế giới đang khuyến cáo hạn chế tiêu dùng và tiến tới sẽ loại bỏ. Do đó, việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là những lĩnh vực đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh.
Chính vì thế, nên mọi hoạt động quảng cáo của hai sản phẩm này cũng không được khuyến khích, thậm chí là cấm đối với thuốc lá. Tuy nhiên, theo tôi, việc cấm quảng cáo là cần thiết nhưng việc giới thiệu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ… thì vẫn cần được phổ biến đến người tiêu dùng, bởi đơn giản là những sản phẩm này vẫn có tiêu chuẩn chất lượng.
Nhưng nếu được phép cung cấp thông tin theo hướng này sẽ dễ dẫn đến việc lợi dụng vào đó để quảng cáo, thưa Thứ trưởng?
Theo tôi, nếu cung cấp thông tin theo hướng này thì hầu như các nhà sản xuất phải cung cấp theo hướng cảnh báo đối với người tiêu dùng vì thực chất những sản phẩm này đều có hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu có “lạm dụng” để quảng cáo theo hướng này thì đó cũng là những quảng cáo… có lợi.
Vậy, việc treo logo trong các chương trình tài trợ, viện trợ nhân đạo của những sản phẩm này thì có phải là một hình thức quảng cáo trá hình không?
Thông thường, nếu tài trợ thì doanh nghiệp chỉ được treo logo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng đối với sản phẩm rượu thì các doanh nghiệp vẫn có thể được treo logo sản phẩm, thậm chí vẫn được quảng cáo nhưng không khuyến khích vì những sản phẩm rượu vẫn có tiêu chuẩn chất lượng.
Hơn nữa, chúng ta vẫn đang cố gắng xây dựng một thương hiệu rượu tầm cỡ quốc gia nên vẫn chưa thể cấm quảng cáo rượu. Chỉ mới cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức.
Thưa Thứ trưởng, chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá nhưng trên thực tế tỷ lệ người sử dụng vẫn tương đối cao. Vậy, thực chất là do năng lực quản lý yếu kém hay do đóng góp về kinh tế của những mặt hàng này khá cao?
Đúng là trên thực tế, vẫn có một bộ phận khá lớn người tiêu dùng sử dụng hai sản phẩm này. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý rất chặt chẽ việc sản xuất, vận chuyển, kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm hai mặt hàng này để hạn chế tối đa những tác hại của nó gây ra.
Nhưng mặt trái của việc quản lý chặt này, mà cụ thể là việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hai mặt hàng này đã làm gia tăng các hành vi nhập lậu, trốn thuế.
Trong khi đó, đặc điểm của người tiêu dùng là lại luôn luôn muốn mua được giá rẻ nên lại càng tạo điều kiện tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, trốn thuế. Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi đang tính đến phương án sẽ xử phạt cả người tiêu dùng nếu sử dụng những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn, những sản phẩm nhập lậu, gây hại cho bản thân cũng như cho nhà nước.
Thứ trưởng vừa nói, hai mặt hàng này Nhà nước quản lý rất chặt chẽ, nhưng tại sao trên thị trường lại có đến hơn 90% rượu nhập khẩu là rượu giả, rượu lậu?
Điều này cũng xuất phát từ hai vấn đề, đó là lợi nhuận từ kinh doanh rượu và nhu cầu sử dụng rượu ngoại của người dân khá cao. Với việc đánh thuế cao, trong khi lực lượng kiểm soát lại mỏng nên tất yếu sẽ nảy sinh những hoạt động tiêu cực trên.
Do đó, để giải quyết tình trạng này thì cần thiết phải có những chế tài đủ mạnh, phải nâng từ phạt hành chính lên thành hình sự đối với các hành vi gian lận. Ngoài ra, cũng do nguyên nhân từ việc chúng ta không có nhiều những sản phẩm rượu trong nước sản xuất có chất lượng, uy tín cao nên nhu cầu sử dụng rượu ngoại là vẫn rất lớn. Đây chính là điều mà ngành sản xuất công nghiệp rượu cần phải xem lại.
Thực tế thì Chính phủ cũng đã tính đến việc xây dựng một thương hiệu rượu nổi tiếng giống như “quốc tửu” của các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc… nhưng quá trình này cũng đã gặp phải khó khăn do năng lực còn hạn chế.
Là những mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất, kinh doanh nhưng tại sao chúng ta vấn tiếp tục cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, thưa Thứ trưởng?
Như đã nói, dù là mặt hàng hạn chế kinh doanh nhưng tỷ lệ người sử dụng vẫn khá cao, trong khi trình độ công nghệ sản xuất của mình còn nhiều hạn chế. Vì vậy, mục tiêu trước mắt của mình vẫn phải là có các sản phẩm chất lượng cao, vừa “ngon”, vừa ít độc hại.
Ví dụ như đối với sản phẩm thuốc lá, Nhà nước chủ trương không tăng sản lượng nhưng phải tăng số lượng sản phẩm có chất lượng cao, ít nicotin để hạn chế gây hại cho người sử dụng. Do đó, để có được những sản phẩm phục vụ người tiêu dùng theo hướng ít độc hại nhất, vẫn cần đến những sự liên kết của nước ngoài với công nghệ và trình độ tiến tiến, để tiến tới thay thế nhập khẩu.