Vàng nữ trang tại Việt Nam chuẩn bị vào khuôn khổ
Khuôn khổ mới là cơ hội để loại bỏ sự nhập nhèm trên thị trường vàng nữ trang hiện nay
Còn ít ngày nữa, Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về bắt đầu có hiệu lực (từ 1/6/2014). Miếng ghép còn lại của thị trường vàng Việt Nam chính thức đi vào khuôn khổ.
Thông tư này quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng, cũng như các tổ chức kiểm định, đo lường…
Theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ về đo lường, tiêu chuẩn về chất lượng và hàm lượng sản phẩm.
Đặc biệt, thông tư yêu cầu các đầu mối phải tuân thủ một loạt thông tin như một cam kết tuyệt đối về trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang, gắn với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ, kiểu dáng kích cỡ… theo nhãn mác và niêm yết công khai.
Những quy định trong Thông tư 22 của Bộ Khoa học và Công nghệ nếu được thực thi nghiêm trên thực tế sẽ là một cơ sở pháp lý để tăng cường bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cũng như góp phần đưa thị trường vàng nữ trang từng bước vào khuôn khổ, hạn chế tình trạng nhập nhèm chất lượng thời gian qua.
Thế nhưng, trước thềm thực hiện những quy định của Thông tư 22, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ lẻ quan ngại về thực tế triển khai sẽ khiến họ khó khăn, thậm chí thua lỗ và phải “đóng cửa”.
Bởi lẽ, hàng triệu sản phẩm nữ trang trên thị trường hiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành theo quy định tại Thông tư 22. Nguồn hàng tồn trước chính sách này đang là trở ngại lớn nhất. Nói cách khác, việc thay đổi quán tính kinh doanh và giao dịch đối với lượng hàng này không dễ.
Các doanh nghiệp sở hữu lượng nữ trang trên phải điều chỉnh lại hàm lượng cho đúng tuổi vàng. Việc điều chỉnh này được cho là sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, khi buộc phải “nấu” lại hoặc lùi tuổi và lùi giá… để đảm bảo quy định mới.
Đó cũng là di sản của một thị trường tự do, trôi nổi trước đây để lại, hay sự nhập nhèm trong chất lượng vàng nữ trang trước đây. Một sự chuẩn hóa sẽ dẫn đến sự cắt bỏ, dĩ nhiên có cả sự cắt bỏ về lợi ích.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một thành viên từng được tham vấn trong quá trình xây dựng Thông tư 22 nói rằng: mục tiêu tối thương của chính sách này là chuẩn hóa được một thị trường có ảnh hưởng rộng lớn tới người tiêu dùng; chất lượng sản phẩm được chuẩn hóa cũng là để đảm bảo tối đa lợi ích người tiêu dùng và chặt chẽ hơn trong trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp.
Về lượng hàng tồn nói trên, hay để khắc phục sự nhập nhèm về tuổi vàng trên thị trường vàng nữ trang hiện nay, thành viên trên cho rằng, doanh nghiệp phải sòng phẳng kiểm định sản phẩm của mình, gắn đúng tuổi - cam kết của mình đối với sản phẩm đó. Hơn nữa, Thông tư 22 cũng đã cho một độ trễ từ khi ban hành đến thời điểm có hiệu lực là hơn 7 tháng, một khoảng thời gian cần thiết cho sự chuẩn bị.
“Việc chuẩn hóa này có thể ảnh hưởng lợi ích của họ, nhưng không vì thế mà đánh đổi với lợi ích của hàng chục triệu người tiêu dùng. Trong tương lai, khi thực hiện Thông tư 22, thị trường vàng Việt Nam sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn về chất lượng, cũng như sự minh bạch”, ý kiến trên nêu quan điểm, cũng như lưu ý rằng, qua tìm hiểu của ông, hầu hết các doanh nghiệp đầu mối lớn, thương hiệu lớn đều đã sớm thực hiện các tiêu chuẩn trên như một cách để khẳng định uy tín của mình.
Tất nhiên, về kỹ thuật, Thông tư 22 vẫn còn một số điểm hạn chế như VnEconomy từng đề cập. Nhưng lần đầu tiên thị trường vàng nữ trang Việt Nam có một khung pháp lý quy định khá toàn diện các quy chuẩn, tạo cơ sở để tăng cường bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và sự minh bạch trên thị trường.
Từ điểm xuất phát này, có thể cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác định những hạn chế hoặc chưa phù hợp của chính sách với thực tế để hoàn thiện. Như trên, giá trị lúc này là một khung pháp lý để chuẩn hóa thị trường vàng nữ trang Việt Nam.
Thông tư này quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng, cũng như các tổ chức kiểm định, đo lường…
Theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ về đo lường, tiêu chuẩn về chất lượng và hàm lượng sản phẩm.
Đặc biệt, thông tư yêu cầu các đầu mối phải tuân thủ một loạt thông tin như một cam kết tuyệt đối về trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang, gắn với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ, kiểu dáng kích cỡ… theo nhãn mác và niêm yết công khai.
Những quy định trong Thông tư 22 của Bộ Khoa học và Công nghệ nếu được thực thi nghiêm trên thực tế sẽ là một cơ sở pháp lý để tăng cường bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cũng như góp phần đưa thị trường vàng nữ trang từng bước vào khuôn khổ, hạn chế tình trạng nhập nhèm chất lượng thời gian qua.
Thế nhưng, trước thềm thực hiện những quy định của Thông tư 22, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ lẻ quan ngại về thực tế triển khai sẽ khiến họ khó khăn, thậm chí thua lỗ và phải “đóng cửa”.
Bởi lẽ, hàng triệu sản phẩm nữ trang trên thị trường hiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành theo quy định tại Thông tư 22. Nguồn hàng tồn trước chính sách này đang là trở ngại lớn nhất. Nói cách khác, việc thay đổi quán tính kinh doanh và giao dịch đối với lượng hàng này không dễ.
Các doanh nghiệp sở hữu lượng nữ trang trên phải điều chỉnh lại hàm lượng cho đúng tuổi vàng. Việc điều chỉnh này được cho là sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, khi buộc phải “nấu” lại hoặc lùi tuổi và lùi giá… để đảm bảo quy định mới.
Đó cũng là di sản của một thị trường tự do, trôi nổi trước đây để lại, hay sự nhập nhèm trong chất lượng vàng nữ trang trước đây. Một sự chuẩn hóa sẽ dẫn đến sự cắt bỏ, dĩ nhiên có cả sự cắt bỏ về lợi ích.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một thành viên từng được tham vấn trong quá trình xây dựng Thông tư 22 nói rằng: mục tiêu tối thương của chính sách này là chuẩn hóa được một thị trường có ảnh hưởng rộng lớn tới người tiêu dùng; chất lượng sản phẩm được chuẩn hóa cũng là để đảm bảo tối đa lợi ích người tiêu dùng và chặt chẽ hơn trong trách nhiệm của nhà sản xuất, doanh nghiệp.
Về lượng hàng tồn nói trên, hay để khắc phục sự nhập nhèm về tuổi vàng trên thị trường vàng nữ trang hiện nay, thành viên trên cho rằng, doanh nghiệp phải sòng phẳng kiểm định sản phẩm của mình, gắn đúng tuổi - cam kết của mình đối với sản phẩm đó. Hơn nữa, Thông tư 22 cũng đã cho một độ trễ từ khi ban hành đến thời điểm có hiệu lực là hơn 7 tháng, một khoảng thời gian cần thiết cho sự chuẩn bị.
“Việc chuẩn hóa này có thể ảnh hưởng lợi ích của họ, nhưng không vì thế mà đánh đổi với lợi ích của hàng chục triệu người tiêu dùng. Trong tương lai, khi thực hiện Thông tư 22, thị trường vàng Việt Nam sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn về chất lượng, cũng như sự minh bạch”, ý kiến trên nêu quan điểm, cũng như lưu ý rằng, qua tìm hiểu của ông, hầu hết các doanh nghiệp đầu mối lớn, thương hiệu lớn đều đã sớm thực hiện các tiêu chuẩn trên như một cách để khẳng định uy tín của mình.
Tất nhiên, về kỹ thuật, Thông tư 22 vẫn còn một số điểm hạn chế như VnEconomy từng đề cập. Nhưng lần đầu tiên thị trường vàng nữ trang Việt Nam có một khung pháp lý quy định khá toàn diện các quy chuẩn, tạo cơ sở để tăng cường bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và sự minh bạch trên thị trường.
Từ điểm xuất phát này, có thể cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác định những hạn chế hoặc chưa phù hợp của chính sách với thực tế để hoàn thiện. Như trên, giá trị lúc này là một khung pháp lý để chuẩn hóa thị trường vàng nữ trang Việt Nam.