VCBS: “Thông tư 08 sẽ đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu”
VCBS đánh giá tích cực các quy định của Thông tư 08 trong việc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu nói riêng và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nói chung
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Thông tư 08 - có hiệu lực từ ngày 1/8/2016, là hiện thực hóa các chủ trương của Nghị định 18/2016/NĐ-CP ban hành tháng 3/2016.
Các nội dung thay đổi quan trọng của Thông tư 08 bao gồm:
Thứ nhất, gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt cho hai nhóm tổ chức tín dụng, gồm tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm đề nghị gia hạn bị âm.
Thứ hai, bổ sung các quy định về mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường.
Thứ ba, nhiều điều khoản sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 08 hướng đến việc trao quyền và tăng tính chủ động cho VAMC trong quá trình cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Thứ tư, một số sửa đổi, bổ sung về xử lý việc tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt mà tài sản đảm bảo được bảo đảm chung cho nhiều khoản nợ xấu khác đã được bán cho VAMC, xử lý đối với trái phiếu đặc biệt đã thực hiện thanh toán mà nợ xấu chưa được thu hồi đầy đủ,…
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), điểm nhấn cơ bản của Thông tư mới là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong việc xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường và củng cố quyền hạn của VAMC.
Dù chưa hoàn toàn triệt để, việc gia tăng khả năng can thiệp nhất định đối với vấn đề mấu chốt (quan hệ sở hữu giữa các bên) cũng góp phần tăng tính chủ động cho VAMC và có thể kỳ vọng phần nào về cải thiện thời gian xử lý nợ xấu.
Việc thúc đẩy quá trình mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, nếu thành công, sẽ góp phần phát sinh dòng tiền thực để các tổ chức tín dụng tái cho vay, khơi thông hoạt động kinh doanh và giải quyết triệt để được “cục máu đông” dồn lại từ nhiều năm.
Mặc dù vậy, điều này cần đi liền với nhiều nỗ lực cố gắng từ các bên. Các điều khoản về gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt cho hai nhóm tổ chức tín dụng bao gồm: đang thực hiện tái cơ cấu; gặp khó khăn tài chính mà khi trích lập dự phòng khiến chênh lệch thu chi trước thuê dự kiến của năm đề nghị gia hạn bị âm, sẽ giúp giảm bớt áp lực trích lập dự phòng lớn và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này trong quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.
Theo đó, VCBS đánh giá tích cực các quy định của Thông tư 08 trong việc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu nói riêng và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nói chung.
Cũng theo VCBS, việc hoàn thiện khung pháp lý là bước đi quan trọng để Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy việc mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, thay vì chỉ dựa hoàn toàn xử lý nợ thông qua trái phiếu đặc biệt.
Đây cũng coi là bước đi tích cực thứ hai sau tuyên bố gần đây của đại diện VAMC về việc cơ quan này sẽ xử lý nợ xấu bằng tiền mặt trong năm nay.
Tuy nhiên, theo VCBS, để hiện thực hóa chủ trương này, sẽ còn rất nhiều việc để cả Ngân hàng Nhà nước, VAMC và các tổ chức tín dụng nỗ lực, bao gồm việc tạo ra thị trường mua bán nợ xấu, huy động vốn để mua nợ trong bối cảnh ngân sách khó khăn và quy mô vốn điều lệ của VAMC quá nhỏ so với quy mô nợ xấu toàn hệ thống,...
Thông tư 08 - có hiệu lực từ ngày 1/8/2016, là hiện thực hóa các chủ trương của Nghị định 18/2016/NĐ-CP ban hành tháng 3/2016.
Các nội dung thay đổi quan trọng của Thông tư 08 bao gồm:
Thứ nhất, gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt cho hai nhóm tổ chức tín dụng, gồm tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm đề nghị gia hạn bị âm.
Thứ hai, bổ sung các quy định về mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường.
Thứ ba, nhiều điều khoản sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 08 hướng đến việc trao quyền và tăng tính chủ động cho VAMC trong quá trình cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Thứ tư, một số sửa đổi, bổ sung về xử lý việc tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt mà tài sản đảm bảo được bảo đảm chung cho nhiều khoản nợ xấu khác đã được bán cho VAMC, xử lý đối với trái phiếu đặc biệt đã thực hiện thanh toán mà nợ xấu chưa được thu hồi đầy đủ,…
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), điểm nhấn cơ bản của Thông tư mới là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong việc xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường và củng cố quyền hạn của VAMC.
Dù chưa hoàn toàn triệt để, việc gia tăng khả năng can thiệp nhất định đối với vấn đề mấu chốt (quan hệ sở hữu giữa các bên) cũng góp phần tăng tính chủ động cho VAMC và có thể kỳ vọng phần nào về cải thiện thời gian xử lý nợ xấu.
Việc thúc đẩy quá trình mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, nếu thành công, sẽ góp phần phát sinh dòng tiền thực để các tổ chức tín dụng tái cho vay, khơi thông hoạt động kinh doanh và giải quyết triệt để được “cục máu đông” dồn lại từ nhiều năm.
Mặc dù vậy, điều này cần đi liền với nhiều nỗ lực cố gắng từ các bên. Các điều khoản về gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt cho hai nhóm tổ chức tín dụng bao gồm: đang thực hiện tái cơ cấu; gặp khó khăn tài chính mà khi trích lập dự phòng khiến chênh lệch thu chi trước thuê dự kiến của năm đề nghị gia hạn bị âm, sẽ giúp giảm bớt áp lực trích lập dự phòng lớn và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này trong quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.
Theo đó, VCBS đánh giá tích cực các quy định của Thông tư 08 trong việc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu nói riêng và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nói chung.
Cũng theo VCBS, việc hoàn thiện khung pháp lý là bước đi quan trọng để Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy việc mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, thay vì chỉ dựa hoàn toàn xử lý nợ thông qua trái phiếu đặc biệt.
Đây cũng coi là bước đi tích cực thứ hai sau tuyên bố gần đây của đại diện VAMC về việc cơ quan này sẽ xử lý nợ xấu bằng tiền mặt trong năm nay.
Tuy nhiên, theo VCBS, để hiện thực hóa chủ trương này, sẽ còn rất nhiều việc để cả Ngân hàng Nhà nước, VAMC và các tổ chức tín dụng nỗ lực, bao gồm việc tạo ra thị trường mua bán nợ xấu, huy động vốn để mua nợ trong bối cảnh ngân sách khó khăn và quy mô vốn điều lệ của VAMC quá nhỏ so với quy mô nợ xấu toàn hệ thống,...