Venezuela dẫn đầu OPEC về trữ lượng dầu lửa
Trong năm 2010, trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của các quốc gia thành viên OPEC tăng 12,1%, đạt 1,19 nghìn tỷ thùng
Trong năm 2010, trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tăng 12,1%, đạt 1,19 nghìn tỷ thùng. Trong đó, Venezuela đã vượt Saudi Arabia trở thành nước sở hữu nhiều dầu nhất trong OPEC, theo Reuters.
Dẫn báo cáo thống kê thường niên Annual Statistical Bulletin mà OPEC vừa công bố, hãng tin này cho biết, trữ lượng dầu lửa tìm thấy của Venezuela đã tăng lên mức 296,5 tỷ thùng từ mức 211,2 tỷ thùng trong năm 2009. Nước xuất khẩu nhiều dầu nhất của khối này Saudi Arabia có trữ lượng dầu là 264,5 tỷ thùng, hầu như không thay đổi so với năm 2009.
Iran và Iraq là hai thành viên nữa của OPEC có trữ lượng dầu tăng trong năm ngoái. Trữ lượng dầu của Iran được công bố ở mức 150 tỷ thùng, cao hơn mức 143 tỷ thùng của Iraq. So với năm 2009, trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% nhờ các công ty dầu lửa quốc tế bắt đầu phát hiện được những mỏ dầu mới.
Trong số các thành viên của OPEC, giờ đây Iran và Iraq xếp vị trí thứ 3 và 4 về trữ lượng dầu, sau Venezuela và Saudi Arabia. Tuy nhiên, bình luận về thống kê của OPEC, một quan chức của Iran tuyên bố, nước này vẫn là nước sản xuất nhiều dầu thứ hai trong khối, sau Saudi Arabia.
Hồi đầu năm nay, Chính phủ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố nước này đã vượt Saudi Arabia để trở thành nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. Các mỏ dầu mới của Venezuela đã được phát hiện ở khu vực nhiều dầu nặng Orinoco.
Với trữ lượng mới của Venezuela, OPEC giờ nắm giữ 81,3% trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của thế giới, báo cáo của khối này cho biết. Năm 2009, tỷ lệ này là 79,6%.
Tuy nhiên, nước xuất khẩu nhiều dầu nhất OPEC hiện nay là Saudi Arabia có ưu thế do sở hữu phần lớn trữ lượng là dầu nhẹ và dễ khai thác. Dầu nặng của Venezuela đòi hỏi phải được chế biến để “nâng cấp” trước khi xuất khẩu.
12 thành viên của OPEC hiện chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới. Tuy nhiên, trong số các thành viên này, Iraq hiện không chịu mức hạn ngạch do OPEC áp đặt do nước này cần xuất khẩu nhiều dầu để có tiền phục vụ cho công tác tái thiết.
Trữ lượng là một trong những tiêu chí mà OPEC xem xét để phân bổ hạn ngạch và đặt ra mục tiêu sản lượng. Nhiều nhà phân tích tỏ ý nghi ngờ các con số về trữ lượng mà OPEC công bố, cho rằng những con số này đã được thổi phồng.
Dẫn báo cáo thống kê thường niên Annual Statistical Bulletin mà OPEC vừa công bố, hãng tin này cho biết, trữ lượng dầu lửa tìm thấy của Venezuela đã tăng lên mức 296,5 tỷ thùng từ mức 211,2 tỷ thùng trong năm 2009. Nước xuất khẩu nhiều dầu nhất của khối này Saudi Arabia có trữ lượng dầu là 264,5 tỷ thùng, hầu như không thay đổi so với năm 2009.
Iran và Iraq là hai thành viên nữa của OPEC có trữ lượng dầu tăng trong năm ngoái. Trữ lượng dầu của Iran được công bố ở mức 150 tỷ thùng, cao hơn mức 143 tỷ thùng của Iraq. So với năm 2009, trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% nhờ các công ty dầu lửa quốc tế bắt đầu phát hiện được những mỏ dầu mới.
Trong số các thành viên của OPEC, giờ đây Iran và Iraq xếp vị trí thứ 3 và 4 về trữ lượng dầu, sau Venezuela và Saudi Arabia. Tuy nhiên, bình luận về thống kê của OPEC, một quan chức của Iran tuyên bố, nước này vẫn là nước sản xuất nhiều dầu thứ hai trong khối, sau Saudi Arabia.
Hồi đầu năm nay, Chính phủ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố nước này đã vượt Saudi Arabia để trở thành nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. Các mỏ dầu mới của Venezuela đã được phát hiện ở khu vực nhiều dầu nặng Orinoco.
Với trữ lượng mới của Venezuela, OPEC giờ nắm giữ 81,3% trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của thế giới, báo cáo của khối này cho biết. Năm 2009, tỷ lệ này là 79,6%.
Tuy nhiên, nước xuất khẩu nhiều dầu nhất OPEC hiện nay là Saudi Arabia có ưu thế do sở hữu phần lớn trữ lượng là dầu nhẹ và dễ khai thác. Dầu nặng của Venezuela đòi hỏi phải được chế biến để “nâng cấp” trước khi xuất khẩu.
12 thành viên của OPEC hiện chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới. Tuy nhiên, trong số các thành viên này, Iraq hiện không chịu mức hạn ngạch do OPEC áp đặt do nước này cần xuất khẩu nhiều dầu để có tiền phục vụ cho công tác tái thiết.
Trữ lượng là một trong những tiêu chí mà OPEC xem xét để phân bổ hạn ngạch và đặt ra mục tiêu sản lượng. Nhiều nhà phân tích tỏ ý nghi ngờ các con số về trữ lượng mà OPEC công bố, cho rằng những con số này đã được thổi phồng.