"VFA chưa công khai minh bạch trong điều hành xuất khẩu gạo"
Hiệp hội Lương thực Việt Nam lại tiếp tục bị "phê" xung quanh việc điều hành xuất khẩu gạo
Ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang đề xuất nên giao chỉ tiêu cho các tỉnh, để các tỉnh chủ động lượng gạo xuất khẩu hàng năm và đồng thời gắn với an ninh lương thực quốc gia.
Bởi, theo ông công tác điều hành trong xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là chưa công khai minh bạch, còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Là lãnh đạo của một tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất nước, ông nhận định thế nào về công tác điều hành xuất khẩu gạo của VFA năm nay?
Từ trước tới nay công tác xuất khẩu gạo luôn gắn với an ninh lương thực quốc gia. Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra khoảng 10 triệu tấn lúa hàng hoá. Tỷ lệ của 10 triệu tấn lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long tương đương với 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, điều đó ai cũng biết.
Điều quan trọng ở đây là nhiệm vụ của VFA, họ phải điều hành tiêu thụ lúa, gạo như thế nào cho xứng đáng với trọng trách mà Chính phủ giao, là giúp cho nông dân trồng lúa vừa trúng mùa trúng giá, có làm được như vậy mới không phụ lòng mong đợi của bà con chịu cực, chịu khổ làm ra hạt lúa.
Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo Nghị định 12 là cho xuất khẩu gạo tự do, tôi thấy còn nhiều việc phải bàn. Tôi cho rằng, cần sửa Nghị định 12, theo hướng nên giao chỉ tiêu định hướng cho các tỉnh có sản lượng lương thực lớn.
Hàng năm sản lượng lương thực của An Giang khoảng 3,1 triệu tấn, tương đương với 1,55 triệu tấn gạo, năng lực đăng ký xuất khẩu gạo của An Giang từ 500 -700 nghìn tấn gạo. Tôi nghĩ chủ trương xuất khẩu gạo Chính phủ nên giao cho Bộ Công thương và chỉ tiêu định hướng cho các tỉnh, An Giang xuất khẩu 700 ngàn tấn gạo/năm, thì phải cho cơ chế tham gia, Kiên Giang cũng thế.
Vừa qua công tác điều hành của VFA là không hợp lý, có những doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu, điều kiện kho tàng không đảm bảo mà vẫn được tham gia xuất khẩu, việc giao chỉ tiêu cấp quota lại càng không ổn. Do đó, nên giao chỉ tiêu cho các tỉnh, để các tỉnh chủ động lượng gạo xuất khẩu hàng năm và đồng thời gắn với an ninh lương thực quốc gia.
Có ý kiến cho rằng, an ninh lương thực của mỗi tỉnh nên để cho mỗi tỉnh lo, sau đó mới tính tới an ninh lương thực chung. Ông thấy ý kiến này thế nào?
Tôi nghĩ vấn đề an ninh lương thực quốc gia thì nên do Chính phủ tính toán và quyết định, không nên giao dự trữ an ninh lương thực cho từng tỉnh, quyền chủ động là của Thủ tướng.
An ninh lương thực quốc gia, dự trữ mỗi năm của chúng ta vài trăm ngàn tấn đã khá ổn, thời vụ ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay chưa hề xảy ra thiệt hại gì lớn lắm, nông dân vừa thu hoạch xong vụ lúa này vài tháng sau lại có vụ lúa mới.
Về chỉ tiêu xuất khẩu gạo hàng năm, nếu thấy thị trường tốt VFA cứ mạnh dạn ký xuất, tránh tình trạng, vào thời điểm xuất khẩu gạo có giá tốt không cho ký, cứ khống chế hoài để gạo xuống giá mới cho ký xuất lại, với cách điều hành “không nghệ thuật” này thì chỉ có làm nghèo nông dân, mà như vậy là VFA đang điều hành xuất khẩu gạo theo quy trình ngược.
Mỗi khi có hợp đồng tập trung của Chính phủ, VFA sẽ phân phối số lượng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp thành viên và địa phương, vậy sự phân chia này có thoả đáng và phù hợp không? Có người nói: “công tác điều hành xuất khẩu gạo đang quay về cơ chế xin cho”?
Vừa qua trong điều hành xuất khẩu gạo, chúng ta đã có tiếng nói chung và có giá sàn cho gạo xuất khẩu Việt Nam khi tham gia thị trường thế giới, nếu không có giá sàn thì mạnh ai nấy chào hàng, rồi bán phá giá nhau cuối cùng nông dân là người chịu thiệt. Quan trọng là giao cho VFA tập trung đầu mối, khi có thị trường thì phải phân chia như thế nào đảm bảo hài hoà lợi ích của từng tỉnh, từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phân phối số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng tập trung vừa qua là chưa hợp lý. Có những doanh nghiệp không có điều kiện vẫn có quota xuất. Doanh nghiệp nào thành viên của VFA, doanh nghiệp nào có khả năng và những tỉnh có sản lượng lúa lớn thì nên có sự ưu tiên.
Vì VFA chưa công khai minh bạch và dân chủ về vấn đề này, nên có nhiều ý kiến cho là chúng ta đang quay về cơ chế “xin - cho” trong điều hành xuất khẩu gạo. Nhưng cũng cần nói lại là cũng không nên hoàn toàn đổ lỗi cho VFA, vì vừa qua có những doanh nghiệp cố tình xin cho được quota rồi bán lại dưới giá sàn, những trường hợp này cần phải xử lý. Còn những hợp đồng mà VFA phân chia không công bằng, không công khai, thì đó là trách nhiệm của VFA.
Bởi, theo ông công tác điều hành trong xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là chưa công khai minh bạch, còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Là lãnh đạo của một tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất nước, ông nhận định thế nào về công tác điều hành xuất khẩu gạo của VFA năm nay?
Từ trước tới nay công tác xuất khẩu gạo luôn gắn với an ninh lương thực quốc gia. Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra khoảng 10 triệu tấn lúa hàng hoá. Tỷ lệ của 10 triệu tấn lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long tương đương với 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, điều đó ai cũng biết.
Điều quan trọng ở đây là nhiệm vụ của VFA, họ phải điều hành tiêu thụ lúa, gạo như thế nào cho xứng đáng với trọng trách mà Chính phủ giao, là giúp cho nông dân trồng lúa vừa trúng mùa trúng giá, có làm được như vậy mới không phụ lòng mong đợi của bà con chịu cực, chịu khổ làm ra hạt lúa.
Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo Nghị định 12 là cho xuất khẩu gạo tự do, tôi thấy còn nhiều việc phải bàn. Tôi cho rằng, cần sửa Nghị định 12, theo hướng nên giao chỉ tiêu định hướng cho các tỉnh có sản lượng lương thực lớn.
Hàng năm sản lượng lương thực của An Giang khoảng 3,1 triệu tấn, tương đương với 1,55 triệu tấn gạo, năng lực đăng ký xuất khẩu gạo của An Giang từ 500 -700 nghìn tấn gạo. Tôi nghĩ chủ trương xuất khẩu gạo Chính phủ nên giao cho Bộ Công thương và chỉ tiêu định hướng cho các tỉnh, An Giang xuất khẩu 700 ngàn tấn gạo/năm, thì phải cho cơ chế tham gia, Kiên Giang cũng thế.
Vừa qua công tác điều hành của VFA là không hợp lý, có những doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu, điều kiện kho tàng không đảm bảo mà vẫn được tham gia xuất khẩu, việc giao chỉ tiêu cấp quota lại càng không ổn. Do đó, nên giao chỉ tiêu cho các tỉnh, để các tỉnh chủ động lượng gạo xuất khẩu hàng năm và đồng thời gắn với an ninh lương thực quốc gia.
Có ý kiến cho rằng, an ninh lương thực của mỗi tỉnh nên để cho mỗi tỉnh lo, sau đó mới tính tới an ninh lương thực chung. Ông thấy ý kiến này thế nào?
Tôi nghĩ vấn đề an ninh lương thực quốc gia thì nên do Chính phủ tính toán và quyết định, không nên giao dự trữ an ninh lương thực cho từng tỉnh, quyền chủ động là của Thủ tướng.
An ninh lương thực quốc gia, dự trữ mỗi năm của chúng ta vài trăm ngàn tấn đã khá ổn, thời vụ ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay chưa hề xảy ra thiệt hại gì lớn lắm, nông dân vừa thu hoạch xong vụ lúa này vài tháng sau lại có vụ lúa mới.
Về chỉ tiêu xuất khẩu gạo hàng năm, nếu thấy thị trường tốt VFA cứ mạnh dạn ký xuất, tránh tình trạng, vào thời điểm xuất khẩu gạo có giá tốt không cho ký, cứ khống chế hoài để gạo xuống giá mới cho ký xuất lại, với cách điều hành “không nghệ thuật” này thì chỉ có làm nghèo nông dân, mà như vậy là VFA đang điều hành xuất khẩu gạo theo quy trình ngược.
Mỗi khi có hợp đồng tập trung của Chính phủ, VFA sẽ phân phối số lượng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp thành viên và địa phương, vậy sự phân chia này có thoả đáng và phù hợp không? Có người nói: “công tác điều hành xuất khẩu gạo đang quay về cơ chế xin cho”?
Vừa qua trong điều hành xuất khẩu gạo, chúng ta đã có tiếng nói chung và có giá sàn cho gạo xuất khẩu Việt Nam khi tham gia thị trường thế giới, nếu không có giá sàn thì mạnh ai nấy chào hàng, rồi bán phá giá nhau cuối cùng nông dân là người chịu thiệt. Quan trọng là giao cho VFA tập trung đầu mối, khi có thị trường thì phải phân chia như thế nào đảm bảo hài hoà lợi ích của từng tỉnh, từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phân phối số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng tập trung vừa qua là chưa hợp lý. Có những doanh nghiệp không có điều kiện vẫn có quota xuất. Doanh nghiệp nào thành viên của VFA, doanh nghiệp nào có khả năng và những tỉnh có sản lượng lúa lớn thì nên có sự ưu tiên.
Vì VFA chưa công khai minh bạch và dân chủ về vấn đề này, nên có nhiều ý kiến cho là chúng ta đang quay về cơ chế “xin - cho” trong điều hành xuất khẩu gạo. Nhưng cũng cần nói lại là cũng không nên hoàn toàn đổ lỗi cho VFA, vì vừa qua có những doanh nghiệp cố tình xin cho được quota rồi bán lại dưới giá sàn, những trường hợp này cần phải xử lý. Còn những hợp đồng mà VFA phân chia không công bằng, không công khai, thì đó là trách nhiệm của VFA.