VFA sẽ không để xảy ra “sốt” gạo
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói về những khó khăn, thuận lợi trong xuất khẩu gạo
Thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra trên thế giới đã tạo nên những bất ổn cho an ninh lương thực thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, có điều kiện chủ động về giá nhưng cần có chính sách giữ bình ổn, không để xảy ra sốt gạo trong nước, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ông Trương Thanh Phong trao đổi với báo chí.
Ông Phong cũng khẳng định: "Chúng tôi đảm bảo từ nay về sau sẽ không xảy ra việc thiếu gạo hay sốt gạo".
Dự báo của ông về những biến động có thể xảy ra trên thị trường xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm?
Tình hình thị trường lúa gạo thế giới các tháng cuối năm rất khó lường vì diễn biến thời tiết hiện nay rất phức tạp. Tuy nhiên, đối với khả năng cung cầu gạo và về cân đối trên tổng thể chung là đủ, nhưng về từng khu vực sẽ thiếu cục bộ. Ngoài ra, một số nước cũng lo ngại nếu xảy ra thiên tai thì sẽ gặp khó khăn nên họ hạn chế xuất khẩu.
Như vậy, nhu cầu gạo thế giới là khá lớn, đặc biệt là khu vực châu Á, nếu chúng ta xúc tiến tốt vào các thị trường truyền thống thì tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam cũng sẽ tốt và giá cũng tốt. Khả năng từ nay đến quý 1/2012, tình hình tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam sẽ thuận lợi, ngoài ra giá mua lúa của người nông dân cũng sẽ ở mức cao. Chúng ta sẽ cố gắng điều tiết thị trường từ nay đến quý 1/2012 với nhịp độ ổn định bình thường, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.
Để đảm bảo giá lúa cho người nông dân, hiện chưa có quy chế cụ thể ngoài biện pháp kích cầu theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện như vậy, VFA làm gì để ổn định giá lúa, mang lại lợi nhuận cho người nông dân?
Chính phủ yêu cầu VFA thu mua lúa của người nông dân sao cho họ có lợi nhuận trên 30%. Trong nhiệm kỳ VII, VFA cũng đã đưa vào Nghị quyết của Hiệp hội là không để mức lãi của người nông dân xuống dưới 30%. Nếu giá lúa gạo trên thị trường có xuống thì VFA sẽ điều hành bằng cách là mua vào để tạm trữ. Trường hợp giá lúa gạo lên cao quá thì VFA sẽ can thiệp bằng cách bán gạo tạm trữ để giữ ổn định thị trường, vì chúng ta không chỉ tính cho người nông dân, mà phải tính tới người tiêu thụ, nhất là đối với những người có thu nhập thấp.
VFA sẽ có những chính sách điều hành sao cho hài hòa lợi ích chung. Ví dụ như hiện nay ở Tp.HCM, chúng tôi bán gạo thấp hơn thị trường từ 10 – 15%. Đây chính là động thái hỗ trợ trong lúc giá lương thực lên cao. Chúng tôi đảm bảo từ nay về sau sẽ không xảy ra việc thiếu gạo hay sốt gạo.
Từ nay đến cuối năm, diễn biến thị trường gạo tập trung và thị trường thương mại của Việt Nam sẽ như thế nào, thưa ông?
Đối với thị trường gạo tập trung, chúng ta vẫn có một số thị trường sẽ giúp cho chúng ta ổn định, còn thị trường thương mại thì vẫn bán tốt. Vừa qua, Hiệp hội có khuyến cáo các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm và đầu năm 2012, khi bán gạo phải có đầy đủ lượng gạo trong kho thì hãy bán.
Lúc trước chúng tôi có kiến nghị chỉ cần có tối thiểu 50% lượng gạo tồn kho, nhưng theo tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo như hiện nay thì tồn kho 50% mà ký hợp đồng thì rủi ro rất lớn. Do vậy, VFA khuyến cáo các doanh nghiệp khi nào có đủ gạo trong kho mới bán và cũng không nên vội vã bán. Hiện nay, chúng ta có nhiều thị trường trung lập, ví dụ như Indonesia, Cuba... chúng ta vẫn giao hàng bình thường, riêng thị trường Malaysia thì đến cuối năm họ mới mua
Ông có thể cho biết giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Tình hình sắp tới chúng ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Nếu như Thái Lan đưa giá mua lúa lên cao như Chính phủ mới quy định thì giá bán gạo sẽ cao, đây chính là cơ hội cho Việt Nam nâng giá xuất khẩu gạo lên. Nhưng nếu chúng ta bán quá cao thì sẽ gây nên tình hình căng thẳng đối với an ninh lương thực thế giới, điều này cũng không tốt.
Tuy nhiên, việc thiếu gạo cục bộ chắc chắn sẽ có, hiện một số nước ở châu Phi đang thiếu gạo rất lớn, châu Á cũng đang tiềm ẩn nguy cơ thiếu lương thực. Hiện trong G20 có quy định, những nước xuất khẩu gạo lớn không được quyền ngừng xuất khẩu gạo đột xuất để gây nên tình trạng khủng hoảng lương thực.
Từ nay đến cuối năm giá gạo nội địa liệu có biến động nhất là khi Thái Lan tăng giá thu mua gấp đôi, thưa ông?
Thái Lan tăng giá thu mua gạo thì sẽ tăng giá bán, nhưng đây còn là lộ trình chứ họ không thể đưa liền một lần, có thể họ sẽ bắt đầu vào tháng 11/2011.
Chúng ta cũng đã chủ động trong vấn đề này nên không để sốt gạo trong nước, nếu doanh nghiệp được hưởng lợi thì phải cho nông dân hưởng lợi. Còn bình ổn giúp hỗ trợ cho người tiêu dùng thì chúng ta sẽ có những chính sách không để giá gạo nội địa lên cao quá. Tuy nhiên, chưa thể nói trước được vì mọi chuyện còn chưa xảy ra.
VFA cũng đã họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, thống nhất chưa đưa chính sách gì trong lúc này. Nếu Thái Lan đưa giá gạo đột biến lên cao quá, lúc đó trong nước mình tình hình diễn biến như thế nào sẽ có những chính sách cụ thể để can thiệp. Can thiệp đây không có nghĩa là để cho nông dân thua thiệt, nhưng cũng không để người tiêu dùng phải chịu thiệt hại. Đó là quan điểm chung của Chính phủ.
Ông Phong cũng khẳng định: "Chúng tôi đảm bảo từ nay về sau sẽ không xảy ra việc thiếu gạo hay sốt gạo".
Dự báo của ông về những biến động có thể xảy ra trên thị trường xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm?
Tình hình thị trường lúa gạo thế giới các tháng cuối năm rất khó lường vì diễn biến thời tiết hiện nay rất phức tạp. Tuy nhiên, đối với khả năng cung cầu gạo và về cân đối trên tổng thể chung là đủ, nhưng về từng khu vực sẽ thiếu cục bộ. Ngoài ra, một số nước cũng lo ngại nếu xảy ra thiên tai thì sẽ gặp khó khăn nên họ hạn chế xuất khẩu.
Như vậy, nhu cầu gạo thế giới là khá lớn, đặc biệt là khu vực châu Á, nếu chúng ta xúc tiến tốt vào các thị trường truyền thống thì tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam cũng sẽ tốt và giá cũng tốt. Khả năng từ nay đến quý 1/2012, tình hình tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam sẽ thuận lợi, ngoài ra giá mua lúa của người nông dân cũng sẽ ở mức cao. Chúng ta sẽ cố gắng điều tiết thị trường từ nay đến quý 1/2012 với nhịp độ ổn định bình thường, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.
Để đảm bảo giá lúa cho người nông dân, hiện chưa có quy chế cụ thể ngoài biện pháp kích cầu theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện như vậy, VFA làm gì để ổn định giá lúa, mang lại lợi nhuận cho người nông dân?
Chính phủ yêu cầu VFA thu mua lúa của người nông dân sao cho họ có lợi nhuận trên 30%. Trong nhiệm kỳ VII, VFA cũng đã đưa vào Nghị quyết của Hiệp hội là không để mức lãi của người nông dân xuống dưới 30%. Nếu giá lúa gạo trên thị trường có xuống thì VFA sẽ điều hành bằng cách là mua vào để tạm trữ. Trường hợp giá lúa gạo lên cao quá thì VFA sẽ can thiệp bằng cách bán gạo tạm trữ để giữ ổn định thị trường, vì chúng ta không chỉ tính cho người nông dân, mà phải tính tới người tiêu thụ, nhất là đối với những người có thu nhập thấp.
VFA sẽ có những chính sách điều hành sao cho hài hòa lợi ích chung. Ví dụ như hiện nay ở Tp.HCM, chúng tôi bán gạo thấp hơn thị trường từ 10 – 15%. Đây chính là động thái hỗ trợ trong lúc giá lương thực lên cao. Chúng tôi đảm bảo từ nay về sau sẽ không xảy ra việc thiếu gạo hay sốt gạo.
Từ nay đến cuối năm, diễn biến thị trường gạo tập trung và thị trường thương mại của Việt Nam sẽ như thế nào, thưa ông?
Đối với thị trường gạo tập trung, chúng ta vẫn có một số thị trường sẽ giúp cho chúng ta ổn định, còn thị trường thương mại thì vẫn bán tốt. Vừa qua, Hiệp hội có khuyến cáo các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm và đầu năm 2012, khi bán gạo phải có đầy đủ lượng gạo trong kho thì hãy bán.
Lúc trước chúng tôi có kiến nghị chỉ cần có tối thiểu 50% lượng gạo tồn kho, nhưng theo tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo như hiện nay thì tồn kho 50% mà ký hợp đồng thì rủi ro rất lớn. Do vậy, VFA khuyến cáo các doanh nghiệp khi nào có đủ gạo trong kho mới bán và cũng không nên vội vã bán. Hiện nay, chúng ta có nhiều thị trường trung lập, ví dụ như Indonesia, Cuba... chúng ta vẫn giao hàng bình thường, riêng thị trường Malaysia thì đến cuối năm họ mới mua
Ông có thể cho biết giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Tình hình sắp tới chúng ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Nếu như Thái Lan đưa giá mua lúa lên cao như Chính phủ mới quy định thì giá bán gạo sẽ cao, đây chính là cơ hội cho Việt Nam nâng giá xuất khẩu gạo lên. Nhưng nếu chúng ta bán quá cao thì sẽ gây nên tình hình căng thẳng đối với an ninh lương thực thế giới, điều này cũng không tốt.
Tuy nhiên, việc thiếu gạo cục bộ chắc chắn sẽ có, hiện một số nước ở châu Phi đang thiếu gạo rất lớn, châu Á cũng đang tiềm ẩn nguy cơ thiếu lương thực. Hiện trong G20 có quy định, những nước xuất khẩu gạo lớn không được quyền ngừng xuất khẩu gạo đột xuất để gây nên tình trạng khủng hoảng lương thực.
Từ nay đến cuối năm giá gạo nội địa liệu có biến động nhất là khi Thái Lan tăng giá thu mua gấp đôi, thưa ông?
Thái Lan tăng giá thu mua gạo thì sẽ tăng giá bán, nhưng đây còn là lộ trình chứ họ không thể đưa liền một lần, có thể họ sẽ bắt đầu vào tháng 11/2011.
Chúng ta cũng đã chủ động trong vấn đề này nên không để sốt gạo trong nước, nếu doanh nghiệp được hưởng lợi thì phải cho nông dân hưởng lợi. Còn bình ổn giúp hỗ trợ cho người tiêu dùng thì chúng ta sẽ có những chính sách không để giá gạo nội địa lên cao quá. Tuy nhiên, chưa thể nói trước được vì mọi chuyện còn chưa xảy ra.
VFA cũng đã họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, thống nhất chưa đưa chính sách gì trong lúc này. Nếu Thái Lan đưa giá gạo đột biến lên cao quá, lúc đó trong nước mình tình hình diễn biến như thế nào sẽ có những chính sách cụ thể để can thiệp. Can thiệp đây không có nghĩa là để cho nông dân thua thiệt, nhưng cũng không để người tiêu dùng phải chịu thiệt hại. Đó là quan điểm chung của Chính phủ.