Mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo: “Rất khó”
Từ nay đến hết quý 2, giá lúa gạo trong nước được dự báo là vẫn sẽ vẫn giữ ở mức cao và khó có khả năng giảm
Tiến độ ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo quý 1/2011 tăng 14,73% so với cùng kỳ 2010. Số lượng hợp đồng đã ký còn chưa giao hàng trên 1,5 triệu tấn, cao hơn mức tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện giữ được tiến độ xuất khẩu ổn định trong quý 2 và tăng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân.
Tuy nhiên, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo là rất khó khăn.
Thưa ông, có gì mới trong điều hành xuất khẩu gạo năm nay của VFA?
Đối với tình hình lúa gạo trên thế giới, số lượng thu hoạch và tồn kho khá tốt, nhưng cục bộ có nơi được mùa, có nơi cũng khó khăn. Năm nay tồn kho ở Ấn Độ và Trung Quốc là nhiều, và ngược lại một số quốc gia lại thiếu hụt như Indonesia, Philippines và Bangladesh... Các nước này cũng đang tăng cường nhập khẩu.
Sản lượng gạo trên thế giới quý 1 năm nay có giảm so với cùng kỳ năm 2010 khoảng 3%, nhưng các quý sau vẫn chưa thể dự báo chính xác được. Trong quý 2 chúng ta đã chủ động được số lượng hợp đồng tương đối tốt. Vì vậy, từ nay đến hết quý 2 giá lúa gạo trong nước sẽ vẫn giữ ở mức cao và khó có khả năng giảm. Hiện giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan có loại bằng nhau có loại Việt Nam cao hơn, do chúng ta đã chủ động được các hợp đồng cho quý 2.
Đối với quý 3, thời điểm thu hoạch cao điểm vụ hè thu, chúng ta sẽ xem xét tình hình diễn biến thị trường gạo trên thế giới và trong nước để có giải pháp chủ động nhưng phải bảo đảm không để giá lúa hè thu xuống dưới 5.000 đồng/kg. Mức giá này nông dân sẽ không có lời nhiều, nhưng đối với chất lượng lúa hè thu mà mua với giá như vậy đã là một nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp.
Trong trường hợp, nếu tiêu thụ lúa hè thu chậm thì VFA sẽ chủ động ngay kế hoạch mua tạm trữ cho các doanh nghiệp thành viên. Đây là giải pháp xử lý để giúp người nông dân an tâm sản xuất trong tình hình biến động tài chính tiền tệ giá cả. Cùng với cam kết này là cam kết giữ ổn định thị trường gạo trong nước, không để giá gạo tăng đột biến làm cho người có thu nhập thấp gặp khó khăn, hoặc gây bất ổn như năm 2008. Hiện các doanh nghiệp đều có lượng tồn kho nhất định và có biện pháp chủ động xây dựng các cửa hàng bán gạo tham gia ổn định thị trường.
Theo ông đâu là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả xuất khẩu gạo khả quan trong quý 1/2011?
Kết quả khá tốt trong xuất khẩu gạo quý 1 là do chuỗi điều hành xuất khẩu gạo thành công của năm 2010. Năm 2010 chúng ta xuất khẩu gạo với số lượng rất cao. Từ chỗ chủ động cơ chế linh hoạt trong điều hành xuất khẩu gạo về mặt giá cả và thu mua... trong năm 2010, VFA đã chủ động mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Nhờ đó, chúng ta đã chủ động được nguồn cung cho xuất khẩu trong quý 4/2010 và cả quý 1/2011.
Bên cạnh đó, chúng ta còn chủ động về cả thị trường xuất khẩu: khi chúng ta khó khăn ở thị trường Philippines thì được bù đắp bằng thị trường Indonesia. Năm nay Indonesia nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo, thì chỉ riêng Việt Nam đã cung cấp được 1,3 triệu tấn cho thị trường này. Ngoài ra, chúng ta cũng dành được thị trường Bangladesh từ Ấn Độ, Pakistan và Thái lan, nhờ vậy đã bù đắp sự sụt giảm của thị trường Philippines, châu Phi và Bắc phi.
Trung Quốc được đánh giá như môt thị trường xuất khẩu gạo đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng vẫn là một ẩn số lớn. Vậy để giải mã ẩn số này VFA có biện pháp gì?
Thông tin từ phía thị trường Trung Quốc rất khó xác định. Do vậy, VFA đang cho nhiều chuyên gia nghiên cứu và theo dõi sát sao thị trường này. Theo tôi, đến giờ phút này động thái của phía Trung Quốc sẽ cho nhập khẩu tiểu ngạch là chính, nhưng nhập tiểu ngạch thì chúng ta rất khó kiểm soát và nếu doanh nghiệp của ta thiếu chủ động sẽ gây ra biến động thị trường gạo trong nước.
Bởi vậy, VFA đã đề ra giải pháp là các doanh nghiệp phải chủ động can thiệp thị trường, để giá không tăng quá mức, làm ảnh hưởng đến đời sống của người thu nhập thấp.
Ngoài các thị trường truyền thống, trong thời gian tới VFA sẽ tìm kiếm thị trường mới như thế nào để bảo đảm xuất khẩu gạo bền vững?
Mở thêm thị trường mới hiện nay là rất khó. Sắp tới, VFA sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung nâng cao chất lượng gạo, muốn vậy thì các doanh nghiệp phải phối hợp với các ngành chức năng. Còn nếu nói về thương hiệu thì hiện nay chúng ta vẫn chưa có bộ giống lúa nào có chất lượng đảm bảo để xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam. Mặc dù chúng ta có nhiều giống lúa thơm cho chất lượng cao, nhưng sản xuất ra hàng hóa lớn thì không có.
Hiện chúng ta đang có hướng mở rộng sang thị trường xuất khẩu gạo đồ, và qua năm 2012 có khả năng tham gia thị trường gạo đồ từ 300 – 400 ngàn tấn/năm. Sản xuất gạo đồ là dùng lúa tươi, như vậy không những giải quyết được lượng lúa ướt trong vụ hè thu mà còn nâng cao được giá trị hạt gạo, vì gạo này có giá xuất khẩu tốt hơn gạo trắng.
Tuy nhiên, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo là rất khó khăn.
Thưa ông, có gì mới trong điều hành xuất khẩu gạo năm nay của VFA?
Đối với tình hình lúa gạo trên thế giới, số lượng thu hoạch và tồn kho khá tốt, nhưng cục bộ có nơi được mùa, có nơi cũng khó khăn. Năm nay tồn kho ở Ấn Độ và Trung Quốc là nhiều, và ngược lại một số quốc gia lại thiếu hụt như Indonesia, Philippines và Bangladesh... Các nước này cũng đang tăng cường nhập khẩu.
Sản lượng gạo trên thế giới quý 1 năm nay có giảm so với cùng kỳ năm 2010 khoảng 3%, nhưng các quý sau vẫn chưa thể dự báo chính xác được. Trong quý 2 chúng ta đã chủ động được số lượng hợp đồng tương đối tốt. Vì vậy, từ nay đến hết quý 2 giá lúa gạo trong nước sẽ vẫn giữ ở mức cao và khó có khả năng giảm. Hiện giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan có loại bằng nhau có loại Việt Nam cao hơn, do chúng ta đã chủ động được các hợp đồng cho quý 2.
Đối với quý 3, thời điểm thu hoạch cao điểm vụ hè thu, chúng ta sẽ xem xét tình hình diễn biến thị trường gạo trên thế giới và trong nước để có giải pháp chủ động nhưng phải bảo đảm không để giá lúa hè thu xuống dưới 5.000 đồng/kg. Mức giá này nông dân sẽ không có lời nhiều, nhưng đối với chất lượng lúa hè thu mà mua với giá như vậy đã là một nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp.
Trong trường hợp, nếu tiêu thụ lúa hè thu chậm thì VFA sẽ chủ động ngay kế hoạch mua tạm trữ cho các doanh nghiệp thành viên. Đây là giải pháp xử lý để giúp người nông dân an tâm sản xuất trong tình hình biến động tài chính tiền tệ giá cả. Cùng với cam kết này là cam kết giữ ổn định thị trường gạo trong nước, không để giá gạo tăng đột biến làm cho người có thu nhập thấp gặp khó khăn, hoặc gây bất ổn như năm 2008. Hiện các doanh nghiệp đều có lượng tồn kho nhất định và có biện pháp chủ động xây dựng các cửa hàng bán gạo tham gia ổn định thị trường.
Theo ông đâu là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả xuất khẩu gạo khả quan trong quý 1/2011?
Kết quả khá tốt trong xuất khẩu gạo quý 1 là do chuỗi điều hành xuất khẩu gạo thành công của năm 2010. Năm 2010 chúng ta xuất khẩu gạo với số lượng rất cao. Từ chỗ chủ động cơ chế linh hoạt trong điều hành xuất khẩu gạo về mặt giá cả và thu mua... trong năm 2010, VFA đã chủ động mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Nhờ đó, chúng ta đã chủ động được nguồn cung cho xuất khẩu trong quý 4/2010 và cả quý 1/2011.
Bên cạnh đó, chúng ta còn chủ động về cả thị trường xuất khẩu: khi chúng ta khó khăn ở thị trường Philippines thì được bù đắp bằng thị trường Indonesia. Năm nay Indonesia nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo, thì chỉ riêng Việt Nam đã cung cấp được 1,3 triệu tấn cho thị trường này. Ngoài ra, chúng ta cũng dành được thị trường Bangladesh từ Ấn Độ, Pakistan và Thái lan, nhờ vậy đã bù đắp sự sụt giảm của thị trường Philippines, châu Phi và Bắc phi.
Trung Quốc được đánh giá như môt thị trường xuất khẩu gạo đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng vẫn là một ẩn số lớn. Vậy để giải mã ẩn số này VFA có biện pháp gì?
Thông tin từ phía thị trường Trung Quốc rất khó xác định. Do vậy, VFA đang cho nhiều chuyên gia nghiên cứu và theo dõi sát sao thị trường này. Theo tôi, đến giờ phút này động thái của phía Trung Quốc sẽ cho nhập khẩu tiểu ngạch là chính, nhưng nhập tiểu ngạch thì chúng ta rất khó kiểm soát và nếu doanh nghiệp của ta thiếu chủ động sẽ gây ra biến động thị trường gạo trong nước.
Bởi vậy, VFA đã đề ra giải pháp là các doanh nghiệp phải chủ động can thiệp thị trường, để giá không tăng quá mức, làm ảnh hưởng đến đời sống của người thu nhập thấp.
Ngoài các thị trường truyền thống, trong thời gian tới VFA sẽ tìm kiếm thị trường mới như thế nào để bảo đảm xuất khẩu gạo bền vững?
Mở thêm thị trường mới hiện nay là rất khó. Sắp tới, VFA sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung nâng cao chất lượng gạo, muốn vậy thì các doanh nghiệp phải phối hợp với các ngành chức năng. Còn nếu nói về thương hiệu thì hiện nay chúng ta vẫn chưa có bộ giống lúa nào có chất lượng đảm bảo để xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam. Mặc dù chúng ta có nhiều giống lúa thơm cho chất lượng cao, nhưng sản xuất ra hàng hóa lớn thì không có.
Hiện chúng ta đang có hướng mở rộng sang thị trường xuất khẩu gạo đồ, và qua năm 2012 có khả năng tham gia thị trường gạo đồ từ 300 – 400 ngàn tấn/năm. Sản xuất gạo đồ là dùng lúa tươi, như vậy không những giải quyết được lượng lúa ướt trong vụ hè thu mà còn nâng cao được giá trị hạt gạo, vì gạo này có giá xuất khẩu tốt hơn gạo trắng.