Vì đâu thế giới ngày càng "kết" cà phê robusta?
Các hãng chế biến cà phê trên thế giới âm thầm gia tăng hàm lượng cà phê robusta, đồng thời giảm hàm lượng cà phê arabica trong sản phẩm
Các hãng chế biến cà phê trên thế giới âm thầm gia tăng hàm lượng cà phê robusta, đồng thời giảm hàm lượng cà phê arabica trong sản phẩm. Đây là một chiến thuật dễ hiểu khi mà giá cà phê arabica, loại cà phê cao cấp và đắt tiền hơn cà phê robusta, tăng mạnh trong năm ngoái.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, những dữ liệu được công bố gần đây đã cho thấy mức độ thay thế cao tới mức đáng ngạc nhiên giữa hai loại cà phê nói trên. Hàm lượng cà phê arabica đã bị đẩy lên mức cao hơn nhiều so với nhận định của các chuyên gia. Hiện nay, giá cà phê arabica loại cao cấp đã trở lại mức bình thường, nhưng ít có khả năng các hãng chế biến sẽ sớm đưa hàm lượng hai loại cà phê trong sản phẩm về mức cũ trước đây.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (IFC), trong quý đầu tiên của năm nay, nhập khẩu cà phê robusta vào Mỹ đã tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, lượng nhập khẩu cà phê arabica vào nước này giảm còn chưa đầy 1/3 so với cùng kỳ.
“Điều mà chúng tôi nhận thấy là mọi người đã đánh giá quá thấp nhu cầu cà phê robusta, vì ai cũng cho rằng, chỉ có một lượng cà phê robusta nhận định được đưa vào các sản phẩm cà phê chế biến”, ông Ernesto Alvarez, Giám đốc điều hành của hãng giao dịch cà phê COEX Coffee International của Mỹ, cho biết.
Sự gia tăng của nhu cầu cà phê robusta một phần xuất phát từ việc nhiều người tiêu dùng Mỹ tìm đến với những thương hiệu cà phê có giá phải chăng hơn trong bối cảnh giá cà phê tăng cao mà kinh tế lại đi xuống. Người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm hơn về giá cả hơn là hương vị cà phê. Nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu cà phê giá bình dân như Folgers của nhà rang xay J.M. Smucker và Maxwell House của Kraft Foods đều đã tăng thị phần trong năm ngoái.
Các dữ liệu nói trên cho thấy bằng chứng đáng tin cậy cho những đồn đoán bấy lâu trên thị trường rằng một số hãng rang xay cà phê của Mỹ đã tăng hàm lượng cà phê robusta lên mức cao so với mọi người vẫn nghĩ trong công thức chế biến bí mật của họ. Bằng cách làm này, các nhà rang xay đã hy sinh chất lượng cà phê để đảm bảo vấn đề lợi nhuận.
Xu hướng này bắt đầu từ năm ngoái, với lượng nhập khẩu cà phê robusta từ Mỹ và Brazil, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ nhì thế giới, tăng gấp 3 lần lên mức 813.000 bao loại 60 kg. Trong khi đó, lượng nhập khẩu cà phê arabica vào Mỹ chỉ tăng 3%, lên mức 5,84 triệu bao.
Vào tháng 5 năm ngoái, giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 34 năm, với hơn 3 USD/pound. Hiện nay, mức chênh lệch giữa giá cà phê arabica so với robusta đã giảm khoảng 70% so với đỉnh cao của năm 2011, còn khoảng 0,6 USD/pound từ mức 1,9 USD/pound. Bởi vậy, lợi thế của việc tăng hàm lượng robusta, giảm arabica đã không còn nhiều.
Theo các chuyên gia, các nhà rang xay có thể đã đạt mức giới hạn về tỷ trọng cà phê robusta và arabica mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bởi thế, họ có thể duy trì hàm lượng cà phê hiện tại nếu hàm lượng này đảm bảo được tính kinh tế và không vấp phải sự phản đối của người tiêu dùng.
“Nếu người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm và hàng bán chạy, thì các hãng chế biến cà phê chắc sẽ không tăng hàm lượng cà phê arabica lại mức cũ, trừ phi họ bắt buộc phải làm vậy”, ông Carlos DeAldecoa, Chủ tịch hãng Maximus Coffee Group ở Houston, nhà cung cấp dịch vụ rang cà phê cho 11 hãng chế biến, cho biết.
Tuy nhiên, không phải nhà rang xay nào cũng có thể đưa cà phê chất lượng kém hơn vào sản phẩm của họ. Các nhà sản xuất cà phê chất lượng cao và có mùi thơm đặc trưng không có nhiều cơ hội sử dụng thêm cà phê robusta, loại cà phê có mùi vị kém hấp dẫn hơn. Hầu hết các nhà chế biến cà phê thực hiện chiến lược tăng hàm lượng cà phê robusta trong sản phẩm đều là các thương hiệu cà phê bán lẻ trong siêu thị.
Tính đến phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước, giá cà phê arabica giao sau tại Mỹ đã giảm gần 50% từ mức đỉnh vào tháng 5 năm ngoái, còn 1,561 USD/pound, mức thấp nhất trong 2 năm. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao sau trên sàn Liffe tăng lên mức 2.269 USD/tấn vào cuối tháng 5 vừa qua, mức cao nhất trong 8 tháng rưỡi. Đến nay, giá cà phê robusta đã giảm trở lại về mức 2.100 USD/tấn.
Theo ông Victor Garcez, Giám đốc điều hàng công ty Cafeco của Italy chuyên hấp hạt cà phê robusta cho các nhà rang xay nhằm tăng chất lượng, cho biết, nhu cầu cà phê robusta đã được hấp tại nhà máy của Cafeco ở Việt nam đã tăng gấp đôi.
Một số công ty giao dịch cà phê đã chuẩn bị cho sự thay đổi hàm lượng cà phê trong dài hạn. COEX, công ty giao dịch khoảng 3,5 triệu bao cà phê mỗi năm, mới đây đã mở văn phòng ở Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, và Hà Lan, quốc gia được coi là trạm trung chuyển cà phê robusta từ châu Phi.
“Khoảng 5-6 năm trước, chúng tôi chỉ giao dịch cà phê arabica. Nay thì cà phê robusta đã chiếm 40% lượng giao dịch của chúng tôi”, ông Alvarez, Giám đốc COEX cho hay.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, những dữ liệu được công bố gần đây đã cho thấy mức độ thay thế cao tới mức đáng ngạc nhiên giữa hai loại cà phê nói trên. Hàm lượng cà phê arabica đã bị đẩy lên mức cao hơn nhiều so với nhận định của các chuyên gia. Hiện nay, giá cà phê arabica loại cao cấp đã trở lại mức bình thường, nhưng ít có khả năng các hãng chế biến sẽ sớm đưa hàm lượng hai loại cà phê trong sản phẩm về mức cũ trước đây.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (IFC), trong quý đầu tiên của năm nay, nhập khẩu cà phê robusta vào Mỹ đã tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, lượng nhập khẩu cà phê arabica vào nước này giảm còn chưa đầy 1/3 so với cùng kỳ.
“Điều mà chúng tôi nhận thấy là mọi người đã đánh giá quá thấp nhu cầu cà phê robusta, vì ai cũng cho rằng, chỉ có một lượng cà phê robusta nhận định được đưa vào các sản phẩm cà phê chế biến”, ông Ernesto Alvarez, Giám đốc điều hành của hãng giao dịch cà phê COEX Coffee International của Mỹ, cho biết.
Sự gia tăng của nhu cầu cà phê robusta một phần xuất phát từ việc nhiều người tiêu dùng Mỹ tìm đến với những thương hiệu cà phê có giá phải chăng hơn trong bối cảnh giá cà phê tăng cao mà kinh tế lại đi xuống. Người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm hơn về giá cả hơn là hương vị cà phê. Nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu cà phê giá bình dân như Folgers của nhà rang xay J.M. Smucker và Maxwell House của Kraft Foods đều đã tăng thị phần trong năm ngoái.
Các dữ liệu nói trên cho thấy bằng chứng đáng tin cậy cho những đồn đoán bấy lâu trên thị trường rằng một số hãng rang xay cà phê của Mỹ đã tăng hàm lượng cà phê robusta lên mức cao so với mọi người vẫn nghĩ trong công thức chế biến bí mật của họ. Bằng cách làm này, các nhà rang xay đã hy sinh chất lượng cà phê để đảm bảo vấn đề lợi nhuận.
Xu hướng này bắt đầu từ năm ngoái, với lượng nhập khẩu cà phê robusta từ Mỹ và Brazil, nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ nhì thế giới, tăng gấp 3 lần lên mức 813.000 bao loại 60 kg. Trong khi đó, lượng nhập khẩu cà phê arabica vào Mỹ chỉ tăng 3%, lên mức 5,84 triệu bao.
Vào tháng 5 năm ngoái, giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 34 năm, với hơn 3 USD/pound. Hiện nay, mức chênh lệch giữa giá cà phê arabica so với robusta đã giảm khoảng 70% so với đỉnh cao của năm 2011, còn khoảng 0,6 USD/pound từ mức 1,9 USD/pound. Bởi vậy, lợi thế của việc tăng hàm lượng robusta, giảm arabica đã không còn nhiều.
Theo các chuyên gia, các nhà rang xay có thể đã đạt mức giới hạn về tỷ trọng cà phê robusta và arabica mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bởi thế, họ có thể duy trì hàm lượng cà phê hiện tại nếu hàm lượng này đảm bảo được tính kinh tế và không vấp phải sự phản đối của người tiêu dùng.
“Nếu người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm và hàng bán chạy, thì các hãng chế biến cà phê chắc sẽ không tăng hàm lượng cà phê arabica lại mức cũ, trừ phi họ bắt buộc phải làm vậy”, ông Carlos DeAldecoa, Chủ tịch hãng Maximus Coffee Group ở Houston, nhà cung cấp dịch vụ rang cà phê cho 11 hãng chế biến, cho biết.
Tuy nhiên, không phải nhà rang xay nào cũng có thể đưa cà phê chất lượng kém hơn vào sản phẩm của họ. Các nhà sản xuất cà phê chất lượng cao và có mùi thơm đặc trưng không có nhiều cơ hội sử dụng thêm cà phê robusta, loại cà phê có mùi vị kém hấp dẫn hơn. Hầu hết các nhà chế biến cà phê thực hiện chiến lược tăng hàm lượng cà phê robusta trong sản phẩm đều là các thương hiệu cà phê bán lẻ trong siêu thị.
Tính đến phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước, giá cà phê arabica giao sau tại Mỹ đã giảm gần 50% từ mức đỉnh vào tháng 5 năm ngoái, còn 1,561 USD/pound, mức thấp nhất trong 2 năm. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao sau trên sàn Liffe tăng lên mức 2.269 USD/tấn vào cuối tháng 5 vừa qua, mức cao nhất trong 8 tháng rưỡi. Đến nay, giá cà phê robusta đã giảm trở lại về mức 2.100 USD/tấn.
Theo ông Victor Garcez, Giám đốc điều hàng công ty Cafeco của Italy chuyên hấp hạt cà phê robusta cho các nhà rang xay nhằm tăng chất lượng, cho biết, nhu cầu cà phê robusta đã được hấp tại nhà máy của Cafeco ở Việt nam đã tăng gấp đôi.
Một số công ty giao dịch cà phê đã chuẩn bị cho sự thay đổi hàm lượng cà phê trong dài hạn. COEX, công ty giao dịch khoảng 3,5 triệu bao cà phê mỗi năm, mới đây đã mở văn phòng ở Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, và Hà Lan, quốc gia được coi là trạm trung chuyển cà phê robusta từ châu Phi.
“Khoảng 5-6 năm trước, chúng tôi chỉ giao dịch cà phê arabica. Nay thì cà phê robusta đã chiếm 40% lượng giao dịch của chúng tôi”, ông Alvarez, Giám đốc COEX cho hay.