Vì sao Australia từ chối bán mạng lưới điện cho Trung Quốc?
Australia không phải là quốc gia duy nhất lo ngại vấn đề an ninh quốc gia
Australia đã ra quyết định sơ bộ từ chối lời chào mua mạng lưới điện Ausgrid của nước này từ tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành và tập đoàn điện lưới quốc doanh Trung Quốc State Grid of China.
Theo hãng tin Bloomberg, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh sự phản đối gia tăng của dư luận Australia đối với việc bán tài sản cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Lo an ninh quốc gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Scott Morrison nói sẽ là đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia nếu cho phép thương vụ được diễn ra dưới dạng như hiện nay. Ông Morrison cũng nói các nhà đầu tư chào mua Ausgrid có một tuần để phản hồi.
“Tôi đã báo tin cho các nhà đầu tư chào mua về quan điểm sơ bộ của tôi cho rằng đề xuất đầu tư nước ngoài mà họ đưa ra đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Australia”, ông Morrison nói tại một cuộc họp báo ở Brisbane ngày 11/8. “Việc này đòi hỏi phải có một quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi tôi nhận được sự phản hồi của họ”.
Động thái trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy chủ nghĩa bảo hộ đang có chiều hướng gia tăng ở Australia. Đầu năm nay, ông Morrison cũng đã chặn vụ bán bãi chăn thả gia súc lớn nhất Australia cho một nhóm nhà đầu tư do Trung Quốc dẫn đầu, với lý do thương vụ có thể đi ngược lại lợi ích quốc gia của Australia.
Bloomberg cho rằng nếu lời chào mua mạng điện Ausgrid từ State Grid of China rốt cục cũng bị khước từ, thì Australia có nguy cơ phải chứng kiến mối quan hệ giảm sút với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này.
Công ty Cheung Kong Infrastructure của Lý Gia Thành và State Grid đã ở vào thế cạnh tranh khi mỗi bên cùng đưa ra lời chào mua Ausgrid vào tháng 7 vừa qua, nguồn tin thân cận cho biết.
Triển vọng Australia bán lưới điện cho nhà đầu tư Trung Quốc đã giảm sút sau cuộc bầu cử hôm 2/7 ở Australia. Với kết quả cuộc bầu cử này, Đảng Dân tộc của Australia, một đảng theo chủ trương bảo hộ và chỉ trích mạnh hoạt động đầu tư của các công ty quốc doanh Trung Quốc ở Australia, giành được tiếng nói lớn hơn trong Thượng viện và Chính phủ.
“Có nhiều yếu tố chính trị được trộn lẫn trong quyết định này”, ông Paul William, nhà phân tích chính trị cấp cao thuộc Đại học Griffith, nhận xét. “Chính phủ Australia đang chật vật ứng phó với cử tri và đang nỗ lực phục hồi một phần vốn liếng chính trị. Một chút chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế không bao giờ là sai lầm”.
Bang New South Wales của Australia, địa phương muốn bán Ausgrid để có ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện và đường xá, nói rằng quyết định của Bộ Tài chính Australia sẽ không khiến bang trì hoãn các kế hoạch đầu tư.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục việc bán Ausgrid và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư đối với tài sản này”, người đứng đầu ngành tài chính bang New South Wales, ông Gladys Berejiklian, nói trong một tuyên bố.
Nhiều rào cản hơn
Việc Australia từ chối bán Ausgrid cho Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Australia phải cân bằng giữa một bên là nhu cầu đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với một bên là sự phản đối ngày càng lớn của dư luận đối với việc bán đất nông nghiệp, bất động sản, và các cơ sở hạ tầng chiến lược, đặc biệt là bán cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tương lai của Australia, nhưng chính phủ nước này đang đặt ra nhiều rào cản hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Australia đã tăng cường giám sát việc bán đất nông nghiệp cho nhà đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ quan giám sát đầu tư thuộc Chính phủ Australia hiện bao gồm một thành viên là cựu giám đốc tình báo nước này.
Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ quan ngại khi một công ty Trung Quốc mua lại một cảng biển ở thành phố Darwin phía Bắc Australia, nơi có một căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ. Sau vụ này, ông Morrison đã tăng cường giám sát việc bán tài sản quốc gia cho nước ngoài. Chính ông Morrison là người đã chặn đứng vụ bán bãi chăn thả gia súc lớn nhất Australia là S. Kidman & Co. cho Trung Quốc.
“Mạng lưới của Ausgrid bao gồm các dịch vụ điện lực và liên lạc quan trọng đối với các doanh nghiệp và Chính phủ”, ông Morrison nói với các nhà báo. “Những lo ngại về an ninh quốc gia không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào, mà liên quan tới cấu trúc của giao dịch và bản chất của tài sản được bán”.
State Grid giữ vai trò truyền dẫn điện đến 1,1 tỷ người dân Trung Quốc. Tập đoàn này đã chào mua nhiều tài sản năng lượng trên toàn cầu trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, kém hiệu quả.
Đầu năm nay, State Grid đã mua lại công ty phân phối điện CPFL Energia SA của Brazil với giá 1,8 tỷ USD. State Grid cũng đã sở hữu một phần mạng lưới điện ở các bang South Australia và Victoria của Australia.
Năm ngoái, State Grid đã bỏ lỡ mất một cơ hội lới khi hệ thống truyền tải điện TransGrid của bang New South Wales được bán cho một nhóm nhà đầu tư từ Canada và Trung Đông với giá 10,3 tỷ Đôla Australia.
Về phần mình, công ty Cheung Kong Infrastructure đã nắm cổ phần trong các mạng lưới điện ở Melbourne, Wellington và London.
Australia không phải là quốc gia duy nhất lo ngại vấn đề an ninh quốc gia khi để nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Thủ tướng Anh Theresa May đã hoãn việc thông qua kế hoạch xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới mà Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc sẽ nắm một cổ phần nhỏ.
Năm ngoái, một cố vấn lâu năm của bà May cảnh báo rằng sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án điện hạt nhân có thể cho phép họ “tùy ý ngắt hoạt động sản xuất năng lượng của Anh”.
Lo an ninh quốc gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Scott Morrison nói sẽ là đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia nếu cho phép thương vụ được diễn ra dưới dạng như hiện nay. Ông Morrison cũng nói các nhà đầu tư chào mua Ausgrid có một tuần để phản hồi.
“Tôi đã báo tin cho các nhà đầu tư chào mua về quan điểm sơ bộ của tôi cho rằng đề xuất đầu tư nước ngoài mà họ đưa ra đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Australia”, ông Morrison nói tại một cuộc họp báo ở Brisbane ngày 11/8. “Việc này đòi hỏi phải có một quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi tôi nhận được sự phản hồi của họ”.
Động thái trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy chủ nghĩa bảo hộ đang có chiều hướng gia tăng ở Australia. Đầu năm nay, ông Morrison cũng đã chặn vụ bán bãi chăn thả gia súc lớn nhất Australia cho một nhóm nhà đầu tư do Trung Quốc dẫn đầu, với lý do thương vụ có thể đi ngược lại lợi ích quốc gia của Australia.
Bloomberg cho rằng nếu lời chào mua mạng điện Ausgrid từ State Grid of China rốt cục cũng bị khước từ, thì Australia có nguy cơ phải chứng kiến mối quan hệ giảm sút với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này.
Công ty Cheung Kong Infrastructure của Lý Gia Thành và State Grid đã ở vào thế cạnh tranh khi mỗi bên cùng đưa ra lời chào mua Ausgrid vào tháng 7 vừa qua, nguồn tin thân cận cho biết.
Triển vọng Australia bán lưới điện cho nhà đầu tư Trung Quốc đã giảm sút sau cuộc bầu cử hôm 2/7 ở Australia. Với kết quả cuộc bầu cử này, Đảng Dân tộc của Australia, một đảng theo chủ trương bảo hộ và chỉ trích mạnh hoạt động đầu tư của các công ty quốc doanh Trung Quốc ở Australia, giành được tiếng nói lớn hơn trong Thượng viện và Chính phủ.
“Có nhiều yếu tố chính trị được trộn lẫn trong quyết định này”, ông Paul William, nhà phân tích chính trị cấp cao thuộc Đại học Griffith, nhận xét. “Chính phủ Australia đang chật vật ứng phó với cử tri và đang nỗ lực phục hồi một phần vốn liếng chính trị. Một chút chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế không bao giờ là sai lầm”.
Bang New South Wales của Australia, địa phương muốn bán Ausgrid để có ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện và đường xá, nói rằng quyết định của Bộ Tài chính Australia sẽ không khiến bang trì hoãn các kế hoạch đầu tư.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục việc bán Ausgrid và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư đối với tài sản này”, người đứng đầu ngành tài chính bang New South Wales, ông Gladys Berejiklian, nói trong một tuyên bố.
Nhiều rào cản hơn
Việc Australia từ chối bán Ausgrid cho Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Australia phải cân bằng giữa một bên là nhu cầu đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với một bên là sự phản đối ngày càng lớn của dư luận đối với việc bán đất nông nghiệp, bất động sản, và các cơ sở hạ tầng chiến lược, đặc biệt là bán cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tương lai của Australia, nhưng chính phủ nước này đang đặt ra nhiều rào cản hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Australia đã tăng cường giám sát việc bán đất nông nghiệp cho nhà đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ quan giám sát đầu tư thuộc Chính phủ Australia hiện bao gồm một thành viên là cựu giám đốc tình báo nước này.
Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ quan ngại khi một công ty Trung Quốc mua lại một cảng biển ở thành phố Darwin phía Bắc Australia, nơi có một căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ. Sau vụ này, ông Morrison đã tăng cường giám sát việc bán tài sản quốc gia cho nước ngoài. Chính ông Morrison là người đã chặn đứng vụ bán bãi chăn thả gia súc lớn nhất Australia là S. Kidman & Co. cho Trung Quốc.
“Mạng lưới của Ausgrid bao gồm các dịch vụ điện lực và liên lạc quan trọng đối với các doanh nghiệp và Chính phủ”, ông Morrison nói với các nhà báo. “Những lo ngại về an ninh quốc gia không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào, mà liên quan tới cấu trúc của giao dịch và bản chất của tài sản được bán”.
State Grid giữ vai trò truyền dẫn điện đến 1,1 tỷ người dân Trung Quốc. Tập đoàn này đã chào mua nhiều tài sản năng lượng trên toàn cầu trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, kém hiệu quả.
Đầu năm nay, State Grid đã mua lại công ty phân phối điện CPFL Energia SA của Brazil với giá 1,8 tỷ USD. State Grid cũng đã sở hữu một phần mạng lưới điện ở các bang South Australia và Victoria của Australia.
Năm ngoái, State Grid đã bỏ lỡ mất một cơ hội lới khi hệ thống truyền tải điện TransGrid của bang New South Wales được bán cho một nhóm nhà đầu tư từ Canada và Trung Đông với giá 10,3 tỷ Đôla Australia.
Về phần mình, công ty Cheung Kong Infrastructure đã nắm cổ phần trong các mạng lưới điện ở Melbourne, Wellington và London.
Australia không phải là quốc gia duy nhất lo ngại vấn đề an ninh quốc gia khi để nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Thủ tướng Anh Theresa May đã hoãn việc thông qua kế hoạch xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới mà Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc sẽ nắm một cổ phần nhỏ.
Năm ngoái, một cố vấn lâu năm của bà May cảnh báo rằng sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án điện hạt nhân có thể cho phép họ “tùy ý ngắt hoạt động sản xuất năng lượng của Anh”.