Vì sao đường bay “vàng” vẫn bỏ lửng?
Một đường bay thẳng từ Hà Nội đi Tp.HCM và ngược lại theo kinh tuyến 106° đông liệu có thể trở thành hiện thực?
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 11/5/2009, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, nếu bay trên đường bay “vàng” dọc theo kinh tuyến 106° đông, hành trình bay sẽ rút ngắn được 142km với 9 phút, không phải đốt thêm 0,52 tấn nhiên liệu/chuyến.
Tuy nhiên, với lý do sẽ gây khó khăn nhiều cho công tác quản lý điều hành, Cục đã quyết định “chưa thể thực hiện vào thời điểm này”.
Nhiều thuận lợi
Hiện tại, các hãng hàng không nội địa đang khai thác với tần suất khoảng 50 chuyến cả đi và về trên đường bay Hà Nội - Tp.HCM và ngược lại mỗi ngày. Trong phương án của mình, tác giả, ông Mai Trọng Tuấn - nguyên phi công quân sự khóa 1 - đã nhấn mạnh nên lập một đường bay thẳng từ Hà Nội đi Tp.HCM và ngược lại theo kinh tuyến 106° đông, bởi cả 2 thành phố đều nằm ở vị trí này và thiết lập một xa lộ trên không trung cho cả 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Xét về góc độ kinh tế, ông Tuấn lập luận rằng, nếu bay thẳng theo kinh tuyến 106° đông, đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM sẽ rút ngắn cự ly từ 1.200 km hiện nay xuống còn 1.000 km, thời gian bay cũng sẽ rút ngắn xuống còn 1h20 phút, giảm được 25 phút so với hiện tại. Về nhiên liệu, một chiều bay của máy bay có sức chở 200 hành khách trên đường bay cũ sử dụng hết 17,5 tấn dầu, tương đương với 25 ngàn lít; khi bay theo kinh tuyến 106° , sẽ giảm được 3,5 tấn nhiên liệu, tương đương 5.000 lít dầu/chuyến.
Với tần suất bay mỗi ngày 50 chuyến như hiện nay, một năm sẽ có tổng cộng 3.650 chuyến bay được tiết kiệm. Với số chuyến bay tiết kiệm được này, chỉ cần khai thác được 70% số chỗ, năng lực vận chuyển của các hãng đang khai thác trên tuyến sẽ tăng thêm 620 ngàn hành khách. Mặt khác, ngoài thời gian hành khách bớt phải ngồi trên máy bay, giá vé có thể giảm xuống khoảng 16% và các nước Lào, Campuchia cũng được hưởng lợi khi khai thác xa lộ hàng không quốc tế của 3 nước trên bán đảo Đông Dương.
Theo ông Mai Trọng Tuấn, nếu mở đường bay 106° đông, đường bay hoàn toàn nằm trên đất liền, nơi có nhiều sân bay có thể cho phép hạ cánh nếu gặp trường hợp khẩn cấp, trong khi sử dụng đường bay cũ, đoạn từ Ninh Bình tới Đà Nẵng có nơi cách bờ biển đến hàng trăm km. Đường bay theo kinh tuyến 106° đông cũng sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến các đường bay nội địa của cả 3 quốc gia Đông Dương.
Vì các tuyến bay nội địa chủ yếu là đường bay ngắn, độ cao dưới 6.000 m, không ảnh hưởng đến đường bay quốc tế qua Đà Nẵng vì máy bay tầm xa của nước ngoài bay được cao hơn lại được sự hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đà Nẵng và trong khu vực FIR Tp.HCM do Việt Nam quản lý.
Ngành hàng không chưa sẵn sàng
Trong Công văn số 1704 của Cục Hàng không Việt Nam trả lời ông Mai Trọng Tuấn, ông Bùi Văn Võ, Trưởng ban Quản lý hoạt động bay, cho biết: “Việc mở đường hàng không thẳng giữa Hà Nội - Tp.HCM dọc theo kinh tuyến 106° đông tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp về kỹ thuật và chưa có hiệu quả kinh tế”, nên từ chối việc triển khai áp dụng, mặc dù ông Võ đã đánh giá phương án của ông Tuấn là “rất chi tiết và tỉ mỉ”.
Theo ông Võ, để thực hiện được đường bay này, phải có phương án đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đường dọc theo đường hàng không đã đề xuất. Việc này theo ông đòi hỏi đầu tư rất lớn về kinh phí, mất nhiều thời gian và nỗ lực của nhiều quốc gia, nên chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để triển khai.
Tuy nhiên, chuyên gia Lê Thành Chơn, nguyên phi công khóa 1, đã khẳng định: “Hoàn toàn bay được nếu có một hành lang mở”.
Hiện tại các máy bay chở khách trên tuyến đường dài Bắc - Nam đa phần đều là loại phản lực, buồng kín, bay được ở tầng bình lưu khoảng 10.000m và chở được nhiều hành khách hơn trước, trên dưới 200 người. Lấy độ cao hoặc giảm độ cao cũng dễ hơn và nhanh hơn. Định vị của máy bay được thông qua hệ thống vệ tinh và nối mạng toàn cầu với hàng không quốc tế (ICAO). Vì thế chỉ trong tích tắc, phi công đã biết được đích xác vị trí, độ cao, hướng bay, cự ly bay, hướng gió, tốc độ gió bất vị trí nào máy bay đang hiện hữu.
Ông Mai Trọng Tuấn cho rằng: “Chỉ cần rời mặt đất ở cao độ 500m, máy bay hoàn toàn bay với chế độ tự động theo lập trình. Bất kỳ vị trí nào cách xa hàng ngàn km, phi công và kiểm soát không lưu ở mặt đất vẫn có thể liên lạc thông báo thẳng cho nhau, không chỉ với quản lý không lưu của quốc gia mình, mà cả với các quốc gia khác trong khu vực”.
Tuy nhiên, với lý do sẽ gây khó khăn nhiều cho công tác quản lý điều hành, Cục đã quyết định “chưa thể thực hiện vào thời điểm này”.
Nhiều thuận lợi
Hiện tại, các hãng hàng không nội địa đang khai thác với tần suất khoảng 50 chuyến cả đi và về trên đường bay Hà Nội - Tp.HCM và ngược lại mỗi ngày. Trong phương án của mình, tác giả, ông Mai Trọng Tuấn - nguyên phi công quân sự khóa 1 - đã nhấn mạnh nên lập một đường bay thẳng từ Hà Nội đi Tp.HCM và ngược lại theo kinh tuyến 106° đông, bởi cả 2 thành phố đều nằm ở vị trí này và thiết lập một xa lộ trên không trung cho cả 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Xét về góc độ kinh tế, ông Tuấn lập luận rằng, nếu bay thẳng theo kinh tuyến 106° đông, đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM sẽ rút ngắn cự ly từ 1.200 km hiện nay xuống còn 1.000 km, thời gian bay cũng sẽ rút ngắn xuống còn 1h20 phút, giảm được 25 phút so với hiện tại. Về nhiên liệu, một chiều bay của máy bay có sức chở 200 hành khách trên đường bay cũ sử dụng hết 17,5 tấn dầu, tương đương với 25 ngàn lít; khi bay theo kinh tuyến 106° , sẽ giảm được 3,5 tấn nhiên liệu, tương đương 5.000 lít dầu/chuyến.
Với tần suất bay mỗi ngày 50 chuyến như hiện nay, một năm sẽ có tổng cộng 3.650 chuyến bay được tiết kiệm. Với số chuyến bay tiết kiệm được này, chỉ cần khai thác được 70% số chỗ, năng lực vận chuyển của các hãng đang khai thác trên tuyến sẽ tăng thêm 620 ngàn hành khách. Mặt khác, ngoài thời gian hành khách bớt phải ngồi trên máy bay, giá vé có thể giảm xuống khoảng 16% và các nước Lào, Campuchia cũng được hưởng lợi khi khai thác xa lộ hàng không quốc tế của 3 nước trên bán đảo Đông Dương.
Theo ông Mai Trọng Tuấn, nếu mở đường bay 106° đông, đường bay hoàn toàn nằm trên đất liền, nơi có nhiều sân bay có thể cho phép hạ cánh nếu gặp trường hợp khẩn cấp, trong khi sử dụng đường bay cũ, đoạn từ Ninh Bình tới Đà Nẵng có nơi cách bờ biển đến hàng trăm km. Đường bay theo kinh tuyến 106° đông cũng sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến các đường bay nội địa của cả 3 quốc gia Đông Dương.
Vì các tuyến bay nội địa chủ yếu là đường bay ngắn, độ cao dưới 6.000 m, không ảnh hưởng đến đường bay quốc tế qua Đà Nẵng vì máy bay tầm xa của nước ngoài bay được cao hơn lại được sự hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đà Nẵng và trong khu vực FIR Tp.HCM do Việt Nam quản lý.
Ngành hàng không chưa sẵn sàng
Trong Công văn số 1704 của Cục Hàng không Việt Nam trả lời ông Mai Trọng Tuấn, ông Bùi Văn Võ, Trưởng ban Quản lý hoạt động bay, cho biết: “Việc mở đường hàng không thẳng giữa Hà Nội - Tp.HCM dọc theo kinh tuyến 106° đông tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp về kỹ thuật và chưa có hiệu quả kinh tế”, nên từ chối việc triển khai áp dụng, mặc dù ông Võ đã đánh giá phương án của ông Tuấn là “rất chi tiết và tỉ mỉ”.
Theo ông Võ, để thực hiện được đường bay này, phải có phương án đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đường dọc theo đường hàng không đã đề xuất. Việc này theo ông đòi hỏi đầu tư rất lớn về kinh phí, mất nhiều thời gian và nỗ lực của nhiều quốc gia, nên chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để triển khai.
Tuy nhiên, chuyên gia Lê Thành Chơn, nguyên phi công khóa 1, đã khẳng định: “Hoàn toàn bay được nếu có một hành lang mở”.
Hiện tại các máy bay chở khách trên tuyến đường dài Bắc - Nam đa phần đều là loại phản lực, buồng kín, bay được ở tầng bình lưu khoảng 10.000m và chở được nhiều hành khách hơn trước, trên dưới 200 người. Lấy độ cao hoặc giảm độ cao cũng dễ hơn và nhanh hơn. Định vị của máy bay được thông qua hệ thống vệ tinh và nối mạng toàn cầu với hàng không quốc tế (ICAO). Vì thế chỉ trong tích tắc, phi công đã biết được đích xác vị trí, độ cao, hướng bay, cự ly bay, hướng gió, tốc độ gió bất vị trí nào máy bay đang hiện hữu.
Ông Mai Trọng Tuấn cho rằng: “Chỉ cần rời mặt đất ở cao độ 500m, máy bay hoàn toàn bay với chế độ tự động theo lập trình. Bất kỳ vị trí nào cách xa hàng ngàn km, phi công và kiểm soát không lưu ở mặt đất vẫn có thể liên lạc thông báo thẳng cho nhau, không chỉ với quản lý không lưu của quốc gia mình, mà cả với các quốc gia khác trong khu vực”.